Nấu Cao Nhầm Xác Người - C1
Cập nhật lúc: 2025-01-01 10:39:59
Lượt xem: 137
Cuối thế kỷ 20, Phú Thọ đang trong quá trình chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ. Sau đổi mới, tỉnh tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sản xuất nông nghiệp và khuyến khích các ngành công nghiệp nhẹ. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống dân cư được chú trọng. Lịch sử văn hóa địa phương, đặc biệt là các di tích Đền Hùng, vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ngoài ra bên cạnh đó lại có một vụ việc đã xôn xao người dân Phú Thọ, hơn thế nữa là cả nước Việt Nam vào những cuối thế kỷ 20. Ngày hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe lại câu chuyện đấy, tường thuật lại bằng giọng văn của tôi và chuyện sẽ viết theo một hướng khác.
Ở sâu thẳm giữa thung lũng trùng điệp, xung quanh là cây cối xum xuê, có một thôn mang cái tên là Đá Cốc. Thôn này hẻo lánh hoang sơ ở Phú Thọ từ những cuối thế kỷ 20, người dân nơi đây còn khó khăn trăm bề. Tính ra vẫn có một vài nhà là khá giả một chút.
Ông Khê người nổi tiếng với công việc nấu cao để phục vụ cho việc bán, cũng như để chữa bệnh cho mình luôn. Thi thoảng có những người từ xa biết, mà lặn lội tới đây lấy cao về chữa bệnh. Giường như gia đình nhà ông đôi phần cuộc sống không khó khăn mấy.
Những cái thành phần chính nấu lên cao là từ những động vật, thực vật, có thể một số khác cũng nấu được thành cao. Đây là việc pháp luật cấm thời điểm đó, cho đến nay vẫn vậy, nhưng ông Khê vẫn bất chấp mà làm càn. Đã bao lần bị chính quyền Ủy ban nhân dân phạt ông rồi, nghe chừng đó vẫn chưa đủ là bao.
Ngày hôm ấy Ông Khê đang nấu cao ở trong nhà, bên ngoài có tiếng gọi:
– Ông Khê ơi? Đây phải nhà ông Khê không ạ? Nay cháu được người ta mách đến đây để ông xem bệnh, xong lấy thuốc cho cháu với?
Nồi cao đang nấu dở nhanh chóng kêu vợ ông:
– Bà trông nấu hộ tôi nồi cao, tôi ra đây tiếp khách.
Một giọng nói vang lên:
– Tôi biết rồi, cứ việc để đấy, không lo đâu?
– Ừ, làm ăn tử tế nhá?
– Thôi mau nhanh lên người ta chờ? Ông Khê hấp tấp chạy ra tiếp khách, có giọng nói vang lên:
– Chào cháu? Mời cháu vào đây, ngồi uống nước.
– Dạ vâng ạ.
Người phụ nữ cũng rất là trẻ, tuổi chắc độ 21 tuổi thôi, Hai người vào ngồi ở bàn uống nước ngoài sân. Ngay khi ngồi giọng ông Khê cất lên:
– Cháu người ở đâu đấy nhỉ? Tên gì nhỉ? Cô gái đó nhẹ nhàng trả lời:
– Dạ cháu ở bên Cẩm Khê ạ? Cháu tên là Tiên.
– Thế à? Mà ai giới thiệu cháu đến đây?
– Dạ cô Ngần ạ, ở bên Tam Nông. Ông Khê chợt nhận ra gì vuốt chòm dâu dài bạc thõng thạc lên tiếng:
– Bà đấy bị U Tuyến giáp, ông lấy cho uống cũng tan khỏi rồi.
– À vâng.
– Mà cháu bị bệnh gì trình bày ông nghe?
Giọng của Tiên cất lên:
– Dạo này làm nhiều nhức nhối xương khớp quá ông ạ. Một lời nói cất lên:
– Cháu dơ tay ra cho ông bắt mạch nào?
– Đây ạ. Nói rồi cô đưa cái tay duỗi thẳng gác lên cái nệm nhỏ. Ông Khê bắt đầu bắt mạch. Những biểu cảm nhăn nhúm liên tiếp được thể hiện. Cuối cùng cũng xong rồi. Ông Khê thở dài nói:
– Con là bị gai cột sống, khớp tràn dịch, thoát vị đĩa đệm nữa. Ông sẽ kê cho cháu ít cao về nhớ uống nhé? Ngày hai lần sau ăn, cứ kiên trì sẽ khỏi. Khoảng 3 lần liệu trình lấy sẽ khỏi. Thôi cháu lấy luôn ba lộ trình để đỡ vào đây nhiều.
– Thế bao nhiêu tiền vậy ông?
– Cháu cũng lặn lội từ xa tới đây, tính ra là hết 6 triệu triệu, giờ xin 4 triệu thôi. Tiên cười roi rói xong khẽ lên tiếng:
– Úi giời, ông cứ cầm lấy không cháu ngại?
– Thôi cất đi, nếu cháu còn cố nài, ông lấy lại thuốc không bán nữa.
– Được rồi, thế cháu cảm ơn, cũng xin phép về luôn đây.
Ông Khê lên tiếng:
– Vậy chào cháu nhé?
Bóng dáng của Tiên đi khuất, ông Khê quay trở lại xem nồi cao.
– Alo chị Nga ạ? Chừng nào thì chị về? Một giọng nói đáp trả:
– Chiều chị về nhé em?
– Vậy à? Được rồi. Về gọi em ra đón nhé? Em xin gác máy ạ?
– Ừm. Chào em, hẹn gặp lại sau. Cuộc nói chuyện vừa rồi, là của chị dâu em chồng tên Khánh và Nga, chị Nga đang ở trong miền Nam, đi chơi đứa con gái lấy chồng ở trong đó.
Chị Nga chồng c.h.ế.t từ lâu, hai người trước đấy có sinh một đứa con gái, mà giờ đã lấy chồng yên bề gia thất rồi, Chị Nga có tâm sự là muốn ở vậy mà chẳng đi bước nữa. Khánh là em trai của chồng chị, đã có vợ và một đứa con trai. Bố mẹ cũng chẳng còn ai.
– Huế ơi ? Ra anh bảo?
– Có chuyện gì đấy anh?
– Chiều chị Nga về đấy, chuẩn bị cơm nước để chị kịp về ăn, đi xa chắc cũng mệt.
– Nhưng mà có gì ăn đâu anh? Hết rồi?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nau-cao-nham-xac-nguoi/c1.html.]
– Để anh sang nhà chú Thắng hỏi xem.
– Anh đi cẩn thận nhé?
– Biết rồi.
Khánh rời nhà trong bộ trang phục thổ cẩm cũ, mang phong cách dân tộc Mường, ở đây đa phần là người Mường, sau là Kinh và Dao và một số khác. Đa phần Mường chiếm nhiều hơn, những dân tộc kia chiếm số nhỏ
Tiếng bước chân chĩu nặng, giường như không thể bước nổi, một khung cảnh hiện ra trước mắt, một ngôi nhà mang tí vẻ đoan trang, mái ngói bóng lẫy, nhà xây kín cổng cao tường, nhìn vào đây mà Khánh ước:
– Chẳng biết khi nào mới được như vậy đây, sống trong cái nhà lá cọ cũng đủ ngán ngẩm rồi. Sau đó giọng anh vang lên:
– Chú Thắng có nhà không ạ? Một người đàn ông có mái tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu, chiếc áo sơ-mi, quần phụng nhìn chú toát lên vẻ hiền từ, bảnh bao phong độ. Có lời lẽ cất lên:
– Khánh hả? Định vay tí gạo hả?
– Sao chú biết hay vậy?
– Nhìn mặt con biết liền.
– Dạ chú con cho con vay chút với?
– Dạo này không ra ngoài được để mua gạo, gia đình chú ăn tạm khoai thôi.
– Vậy cũng được cho con xin ít?
– Để chú lấy cho, khoai nhà chú cả một dẫy. Nào ăn cứ lên mà đào không phải ngại.
– Thế con lại vui quá, tí nữa chắc cũng xin tí giống bác về trồng.
– Ừm. Sắn, ngô trồng ở đây không ăn thua cháu ạ, thấy khoai là năng suất thôi. Đây chú cho chút cầm về mà ăn dần.
– Cho cháu nhiều thế? Khi nào trồng được khoai cháu trả?
– Có gì đâu? Không phải lo.
– Con cảm ơn chú nhé, xin phép con về.
Hồng
Hà Văn Hồng
– Chào con.
Một lúc sau anh Khánh cầm theo cái bao tải về tới nhà, thấy vậy vợ anh sấn lại hỏi:
– Chú cho gì đấy?
– Khoai em ạ? Chắc anh phải vào rừng một chuyến rồi. Để mai vào xem có được gì không? Được để tích ăn dần. Món này em chế biến gì thì chế, miễn dễ ăn là được.
Nói xong Huế xách đi vào trong, Khánh mặc vội bộ quần áo rời ngay khỏi nhà.
Thi thoảng mấy người trong chỗ này hùa nhau vào rừng đánh bẫy gà rừng, lợn rừng đến các loài thú khác về để làm thức ăn.
Cuộc sống người nơi đây là vậy, đa phần trong ngày là làm nương trồng khoai, gia đình anh Khánh thì có chút đất ít bên kia sườn đồi, nhưng cũng không làm được. Tập trung vào công việc đi rừng tìm thức ăn là chính. Chứ làm nương kia cũng vất nhưng không được mấy.
Khánh rủ thằng bạn bè chí cốt cùng nhau đi, bóng dáng anh ấy đã đứng ở đó từ lúc nào không hay? Tiếng gọi í ới vào trong:
– Duội ơi? Đi vào rừng đánh bẫy đi? Tao Khánh đây? Bên trong có một bóng người bước ra giọng cất lên:
– Tao đây? Bẫy à? Chờ tao tí nhé vào chuẩn bị đồ ra ngay giờ.
– Mày nhanh hộ tao cái nhé?
– Giời biết rồi. Hai ba phút thôi.
Một lúc sau, Duội bước ra với nhiều thứ đồ lỉnh kỉnh trên tay, miệng cười tủm tỉm xong nói:
– Này, đi thôi mày? Nhanh chân lên nào? Vừa đi hai chàng trai có vài lời lẽ:
– À Khánh ơi? hôm nọ ở bên đỉnh kia kìa tao nghe thấy tiếng con gà rừng kêu đấy? Chuyến này anh em mình sang đó xem sao.
– Nhất trí. Mau chân lên. Tí ai mà thấy thì đi tâu bọn công an xã c.h.ế.t dở.
– Cứ bình tĩnh.
Rừng ở đây vẫn còn rậm rạp lắm, ở trong rừng rất nhiều những động thực vật sinh sống ẩn nấp. Việc săn bắt này bị chính quyền cấm, mặc dù là vậy nhưng hai chàng trai vì miếng cơm manh áo nên liều lĩnh.
Trời bỗng đổ mưa mịt mù, bầu trời trong xanh bỗng hoá đen kịt. Khánh bảo với Duội:
– Này đi nhanh đi, tí nữa mưa ướt tối lạc thì chết. Mau còn về dính nước mưa đột ngột thế này không tốt.
– Tao biết rồi.
Đường lên chỗ này không đơn giản, việc mưa khiến cho những viên đá khi bước lên bị trơn trượt, đá cũng rất là xàn xạc nhiều vô đáng kể. Địa hình hiểm trở, cây cối um tùm, mỗi bước đi là bước chắc. Cẩn thận vẫn là trên hết, để nếu mà cứ hùng hục đi, không bị ngã thì cũng bị rắn rồi các loài côn trùng cắn. Lúc này giọng của Khánh vang lên:
– Duội kìa có hai con thỏ? Lôi nỏ ra b.ắ.n mau, không hụt mất. Dưới những tán lá che phủ ánh sáng trời, từng hạt mưa dày cứ rơi, khiến cho nơi đây gần như tối thui. Nheo mắt tí nữa, Duội và Khánh cùng nhau lôi mũi tên ra bắt đầu kéo và ngắm hướng.
Một tiếng kêu nhỏ nhẹ phát ra, ngay sau phát b.ắ.n hai con thỏ c.h.ế.t tươi, kinh nghiệm săn bắt của hai chàng trai đã đầy mình, nên không thể trượt được.
Còn.