Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Mẹ Chỉ Là Người Trọng Nam Khinh Nữ - 8

Cập nhật lúc: 2024-12-09 08:37:16
Lượt xem: 529

 

Tôi mỉm cười nhạt: 

 

“Vậy thì tốt.” 

 

Tôi ra hiệu cho luật sư lấy bản thỏa thuận đã chuẩn bị ra. 

 

Mẹ tôi vội vã cầm bút định ký, nhưng bố tôi kéo bà lại từ phía sau. 

 

Em trai tôi bước tới, ghé vào tai bà thì thầm, tự cho rằng rất nhỏ giọng: 

 

“Vẫn nên nhờ luật sư Hứa xem qua. Mình đã trả tiền cho ông ấy rồi, không dùng thì phí.” 

 

Tôi nhìn lướt qua tất cả bọn họ: 

 

“Tôi không vội. Tôi sẽ ở đây ba ngày. Khi nào ký xong thì báo tôi.” 

 

Sau đó, tôi rời đi và tìm đến Phương Quyên Quyên. 

 

Cô ấy rất vui khi gặp tôi, kéo tôi vào nhà ngay. 

 

Nhìn bộ quần áo sờn rách và khuôn mặt đầy vẻ thất vọng của cô, tôi hỏi thăm thì mới biết cô đã thất nghiệp khá lâu. 

 

Quyên Quyên cười chua chát: 

 

“Bây giờ tìm việc khó lắm, ở đâu cũng cắt giảm nhân sự. Chẳng chỗ nào em làm được quá nửa năm. 

 

Sắp c.h.ế.t vì lo rồi. Còn chị, chắc giờ đi làm lại rồi đúng không?” 

 

Tôi kể với cô ấy về tình hình của mình. 

 

Chỉ vài tuần sau khi hết cữ, tôi đã không chịu ngồi yên, mở một studio thiết kế nội thất. 

 

Dù bận rộn, nhưng tôi thấy cuộc sống rất ý nghĩa. 

 

Mẹ chồng tôi từng cho rằng tôi quá tham công tiếc việc, bởi con tôi còn nhỏ, chồng tôi lại kiếm được nhiều tiền, tôi hoàn toàn có thể ở nhà nghỉ ngơi thêm vài tháng. 

 

Nhưng tôi không thể ngồi yên. 

 

Có lẽ những tổn thương từ gia đình thân sinh đã tạo thành cái bóng trong tâm hồn tôi. 

 

Tôi luôn cảm thấy tiền không phải do chính mình kiếm ra thì cầm không yên tâm. 

 

Dù chồng tôi chưa bao giờ kiểm soát chuyện tôi tiêu tiền, thậm chí còn gửi lương đầy đủ hàng tháng. 

Nhất Phiến Băng Tâm

 

Nhưng trong lòng tôi vẫn luôn lơ lửng, không thể an ổn. 

 

Quyên Quyên nghe xong, ánh mắt vừa ngưỡng mộ vừa buồn bã: 

 

“Chị giỏi thật đấy, việc gì cũng làm hết sức, còn mạnh mẽ hơn cả đàn ông.” 

 

Tôi cười: 

 

“Em muốn làm việc với chị không? Studio của chị đang thiếu người. Em có thể bắt đầu làm trợ lý, khi quen việc rồi chị sẽ giao phần thiết kế cho em. Dù gì em cũng học thiết kế 3D ở đại học mà.” 

 

Cả người cô ấy sáng bừng lên: 

 

“Em làm được không?” 

 

Tôi khẳng định: 

 

“Nhất định được.” 

 

Quyên Quyên xúc động đến mức bật khóc: 

 

“Em sẽ cố gắng hết sức, không phụ lòng chị đâu. Em biết chị có thể thuê ai cũng được, nhưng chị chọn giúp em.” 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/me-chi-la-nguoi-trong-nam-khinh-nu/8.html.]

 

Tôi mỉm cười, không ngồi lại lâu mà đứng dậy rời đi. 

 

Ba ngày tôi ở khách sạn trong huyện, không ít lần nghe được chuyện gia đình mình qua lời bàn tán. 

 

Việc tôi và gia đình cắt đứt quan hệ từ lâu đã không còn là bí mật trong thị trấn, trong làng. 

 

Nhưng cách bố mẹ tôi kể ra ngoài thì lại khác. 

 

Họ bảo tôi là đứa vô ơn, không muốn để bố mẹ dùng tiền mình mua nhà cho em trai, nên mới làm rạn nứt tình cảm. 

 

Lần này về là để tranh giành tài sản. 

 

Họ nói rằng đã chuẩn bị thỏa thuận từ trước, ép tôi ký. 

 

Nghe đòi chia tiền giải tỏa mà phải nuôi bố mẹ dưỡng già, tôi lập tức từ chối khoản tiền đó. 

 

Phải thừa nhận, câu chuyện của họ rất hợp logic, chỉ là đảo ngược nguyên nhân và kết quả. 

 

Luật sư của tôi đùa: 

 

“Bố mẹ cô thật tài năng, kịch bản này chặt chẽ lắm. Nếu không theo sát vụ này từ đầu, tôi cũng tin đấy.” 

 

Tôi hờ hững đáp: 

 

“Họ cả đời chỉ suy nghĩ về những chuyện này, không giỏi sao được.” 

 

“Vậy cô định mang tiếng xấu mà trở về à?” 

 

Tôi cười rạng rỡ, bước vào siêu thị trong thị trấn. 

 

Mười phút sau, luật sư nhìn chằm chằm vào mấy cái loa lớn trong tay tôi, ngạc nhiên: 

 

“Cô mua nhiều loa thế này để làm gì?” 

 

Tôi bình thản nói: 

 

“Sẽ có lúc dùng đến.” 

 

Ngày thứ ba, mẹ tôi đưa bản thỏa thuận đã ký cho tôi: 

 

“Đây là văn bản pháp lý, có hiệu lực rồi. Sau này nếu thực sự giải tỏa, mày phải giữ lời, đừng quay về tranh với em trai mày.” 

 

Tôi gật đầu. 

 

Khi xe tôi rời khỏi làng, những chiếc loa treo khắp nơi bắt đầu phát âm thanh. 

 

10 

 

Đó là một đoạn hội thoại. 

 

“Tin đồn trong làng là mẹ tung ra đúng không? Đổi trắng thay đen, nói rằng con không nhận tiền đền bù vì không muốn nuôi mẹ cha? Mẹ không thấy như vậy là quá đáng sao?”

 

“Rõ ràng là mẹ sợ con quay về tranh tiền với em trai, mới gọi con về ký giấy.” 

 

“Chuyện này chưa tính, căn nhà ngày trước là bố mẹ chồng con mua bằng tiền của họ, mẹ muốn đem nó cho em trai, con không đồng ý. Vậy mà lại biến thành con không để bố mẹ dùng tiền của mình mua nhà cho em trai?” 

 

Tôi hỏi. 

 

“Con là do mẹ sinh ra, nhà của con cũng là nhà của mẹ. Mẹ nói vậy sai sao?” 

 

Mẹ tôi đáp một cách đanh thép. 

 

“Tiểu Phong, là người ngoài nói nhầm, con đừng giận mà.” 

 

Đó là giọng của ông bố “hòa giải viên” của tôi. 

 

Em trai tôi vẫn im lặng. 

Loading...