Mẹ Chỉ Là Người Trọng Nam Khinh Nữ - 7
Cập nhật lúc: 2024-12-09 08:36:44
Lượt xem: 355
8
Mẹ tôi tự tin rằng trước khi em trai tôi kết hôn, bà nhất định sẽ tìm cách khiến tôi chuyển nhượng căn nhà cho cậu ấy.
Nhưng khi mẹ phát hiện ra chìa khóa của mình không còn mở được cửa nhà, và sau khi hỏi bên quản lý bất động sản mới biết căn nhà đã đổi chủ, bà lập tức không ngồi yên.
Mẹ tôi bắt xe khách suốt sáu tiếng đồng hồ đến nhà tôi.
Khuôn mặt bà vì tức giận mà méo mó.
“Ai cho mày bán căn nhà đó? Mày bảo em trai mày làm sao đây? Ở ngoài đường à?
“Vệ Tiểu Phong, mày không có lương tâm! Bố mẹ vất vả nuôi mày lớn, vậy mà mày đối xử với chúng tao như thế này?
“Mày cướp căn nhà của em trai mày, đồ vô ơn. Chúng tao đúng là phí công nuôi mày!
“Em trai mày đã bàn chuyện cưới hỏi xong cả rồi, ngày cưới cũng định rồi, chỉ vì mày bán căn nhà đó mà người ta không đồng ý nữa.
“Tất cả là tại mày! Đồ phá hoại!”
Bà gào khóc om sòm, gọi điện cho chồng tôi, gọi cả cho mẹ chồng tôi, tuyên bố muốn 1 triệu. Nếu không, bà sẽ c.h.ế.t ngay trước cửa nhà tôi.
Tôi giao con cho bảo mẫu trông, tự mình đứng trước cửa, nhìn mẹ khóc lóc, nhìn mẹ làm loạn.
Tôi quay video lại toàn bộ hành động buồn cười của bà, đăng vào nhóm chat gia đình, rồi nghiêm túc hỏi:
“Căn nhà của tôi, nếu không cho em trai tôi, thì tôi đáng tội c.h.ế.t sao?”
Nhóm chat im phăng phắc.
Không một ai muốn dính vào chuyện này.
Đến ngày thứ ba, không biết vì mẹ tôi không còn tiền ở khách sạn hay vì bà nhận ra tiếp tục làm loạn chỉ khiến mất mặt mà không đạt được gì, bà lặng lẽ quay về quê.
Tất nhiên, bà không cam tâm.
Điều này thể hiện rõ qua những đoạn tin nhắn dài dòng bà gửi để mắng tôi.
Nhất Phiến Băng Tâm
Điều kỳ lạ là, khi đọc những câu chữ lộn xộn đầy lỗi sai chính tả ấy, tôi chẳng còn cảm giác buồn hay tổn thương nữa.
Chỉ còn lại sự tê liệt, chán ghét và căm hận.
Lúc này tôi mới nhận ra, khi tôi dùng sự tỉnh táo và lý trí để đối phó với bà, hóa ra bà chẳng hề đáng sợ như tôi nghĩ.
Toàn bộ nỗi đau những năm qua của tôi, đều xuất phát từ sự ràng buộc cảm xúc của chính mình.
Tôi yêu bà, nên tôi bị bà kiểm soát.
Còn bà không yêu tôi, nên bà luôn chiến thắng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/me-chi-la-nguoi-trong-nam-khinh-nu/7.html.]
Con người trước tiên phải biết yêu bản thân, rồi mới yêu người khác.
Tối hôm đó, bố tôi gọi điện.
Khung cảnh này, khiến tôi cảm thấy quen thuộc đến mức bật cười.
Tôi nghe ông vụng về giải thích cho mình và em trai, mắng mẹ tôi nào là vô lý, nào là kỳ quái.
Lần đầu tiên, tôi không nhịn được mà hỏi:
“Bố, mẹ chưa bao giờ dám tự đi xa vì bà không biết mua vé xe. Vậy vé xe lần này ai mua cho bà?”
Đầu dây bên kia im lặng.
Như thể điện thoại bị mất sóng, sự tĩnh lặng từ từ lan tỏa.
Tôi cúi xuống nhìn màn hình điện thoại vẫn hiển thị cuộc gọi, cười đến mức nước mắt cũng rơi.
Hóa ra, chỉ cần không tự lừa dối bản thân, sự thật lại đơn giản và rõ ràng đến vậy.
Hóa ra, từ trước đến nay, tôi mới chính là kẻ tiếp tay cho bố mẹ chèn ép, ràng buộc tôi bằng đạo đức và tình cảm.
Ba tháng sau.
Quê nhà có tin đồn sắp quy hoạch giải tỏa.
Mẹ tôi vội vã gọi điện, giục tôi về ký giấy từ bỏ quyền nhận tiền bồi thường.
Tôi về, nhưng mang theo luật sư.
Luật sư cầm bản thỏa thuận mẹ tôi chuẩn bị trước, ngạc nhiên nói:
“Bản thỏa thuận này rất chuẩn chỉnh, chắc là do người trong ngành soạn thảo.”
Anh ấy gật đầu với tôi:
“Văn bản này có hiệu lực pháp lý.”
Sau đó, luật sư quay sang mỉm cười với bố mẹ tôi, thay mặt tôi truyền đạt:
“Thân chủ của tôi đồng ý ký, nhưng cần bổ sung một điều khoản.
“Thân chủ của tôi sau khi từ bỏ khoản bồi thường giải tỏa, cô ấy chỉ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng tối thiểu theo quy định pháp luật. Nghĩa là, từ 60 tuổi trở đi, khoản tiền chu cấp theo quy định nhà nước thế nào thì cô ấy sẽ chu cấp thế ấy, không hơn một xu.
“Các chi phí khác như chữa bệnh hay tang lễ, cô ấy không chịu trách nhiệm.”
Mẹ tôi tức tối trừng mắt nhìn tôi:
“Chúng tôi cũng chẳng trông mong gì nó. Có khoản tiền giải tỏa rồi, ai thèm mấy đồng lẻ của nó chứ!”