Lưu Phương Cảnh - Chương 5
Cập nhật lúc: 2024-10-30 10:13:39
Lượt xem: 6,235
Ta chợt nghĩ ra một ý, quay sang nói với đại tẩu: “Đại tẩu, trong viện phía Nam có một thư các, sách mà tẩu mang theo đều để ở tầng một, không biết tẩu đã lên tầng hai bao giờ chưa?”
Đại ca thoáng sững người, vừa hiểu ra thì đã gửi cho ta một ánh mắt đằng đằng sát khí: “Viện phía Nam âm u lạnh lẽo, muội đừng có mà dẫn đại tẩu của muội đến đó.”
Huynh ấy nghiến răng, nói tiếp: “Đừng để phu nhân của tanhiễm lạnh, nếu không, ta sẽ không bỏ qua cho muội.”
Ta chớp chớp mắt, giả vờ ngây thơ đáp: “Đại tẩu cứ lên xem thử, sau tấm bình phong vẽ sơn thủy trên tầng hai có hai chiếc bình hoa men trắng khắc hình hoa mai. Kỳ lạ thay, bình hoa chẳng có hoa mà lại sinh ra bạc.”
Để xem huynh còn dám cười ta nữa không, ta sẽ phơi bày ra hết số tiền riêng của huynh.
Đại tẩu lập tức hiểu ý, mỉm cười nhìn đại ca, rồi gắp vài món ta thích vào bát ta: “Phủ đệ này truyền lại từ tổ tiên, qua mấy đời, các lầu gác đình viện nhiều không kể xiết, hành lang lối đi cũng vô số, ta mới đến chưa lâu, vẫn phải nhờ muội muội dẫn đi nhiều nơi mới được.”
Đại ca liền sốt ruột, cáu kỉnh mỉa mai, bảo ta cũng có tâm sự riêng, là muốn gả cho Trình Tam Lang.
“Không khéo chưa dẫn phu nhân của ta đi hết phủ, muội đã bị gả đi mất rồi.”
Không đợi ta phản bác, mẫu thân đã ngắt lời: “Hai đứa nó từ nhỏ đã ầm ĩ quen rồi, nhưng giờ Tùng Nguyệt đã đến tuổi xuất giá, Tùng Tuyền, con cũng phải để ý lời ăn tiếng nói, kẻo bên ngoài nghe thấy lại thành lời không hay.”
“Vâng, mẫu thân nói phải, con không dám nói vậy nữa.” Đại ca im lặng, bực bội đặt đũa xuống, bảo là mình đã ăn no.
Ta cố tình với tay lấy đĩa đồ ăn trước mặt huynh ấy: “Đại ca không ăn thì để ta ăn hết.”
Vì chuyện này, ta còn cố ý xin thêm nửa bát cơm, để đối đầu với huynh ấy.
Phụ mẫu đã quen với cảnh này, nhưng đại tẩu thì thấy mới lạ, ngồi cạnh ta không nhịn được mà cười nói: “Hai người thật đúng là cặp bảo bối, một nhà vui vẻ thế này mới đúng.”
Từ nhỏ đến lớn, phần lớn những lúc đại ca không vui lại chính là niềm vui của ta.
Đêm đó, khi ta luyện chữ xong, định đi nghỉ, đại tẩu mang theo một chiếc khăn tay tự tay thêu đến tìm ta.
Hóa ra nàng để tâm tới lời trêu ghẹo của đại ca, bèn hỏi ta có thực sự luôn nhớ nhung Trình Tam Lang hay không.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/luu-phuong-canh/chuong-5.html.]
Ta lưỡng lự, nhớ lại những lời khuyên răn của mẫu thân, nhưng cuối cùng vẫn không nhịn được mà khẽ gật đầu.
Trình Tam Lang tên là Trình Tụng, là người mang phong thái rồng bay phượng múa mà ta gặp từ thuở thiếu thời.
Hướng đến quan trường thì có gì sai? Đàn ông có chút chí hướng ai mà không mong muốn công thành danh toại?
Thế nhưng, trong số bao công tử quyền quý ấy, chỉ có Trình Tụng và đại tẩu là những người thấy được tấm lòng của ta, không chỉ nói ta ngoan ngoãn nghe lời mà còn khen ta hiểu chuyện.
Chuyện đó đã xảy ra ba năm về trước.
Ngày ấy vào cuối xuân, khi chúng ta hội tụ ở Lan Đình để ngâm thơ thưởng rượu, Trình Tụng và Nhị công tử của tam thúc tranh tài đối thơ, câu từ sắc bén đối lập.
Cả hai đều đang độ trẻ trung, đầy nhiệt huyết, chẳng hiểu sao viết một hồi lại lôi cả quyền quý đương triều vào.
Chuyện này do tiểu thư nhà họ Trương phát hiện ra. Nàng vốn nổi tiếng là tài nữ, để khoe khoang học vấn sâu rộng của mình, bèn nói trước mặt mọi người: “Văn của Trình Tam công tử là mượn chuyện xưa để phê phán thời nay, nếu Đào Nhị công tử muốn thắng thì e là phải châm biếm sắc sảo hơn nữa mới được.”
Thời đó, thiên hạ thường nói về chuyện Thái sư đương triều nắm quyền, che lấp tai mắt của Hoàng thượng, nhưng với bọn bách tính tầm thường như chúng ta, cũng chỉ là câu chuyện trà dư tửu hậu.
Đám công tử, tiểu thư đều là những người thích náo nhiệt, ai nấy ủng hộ, nhị đường ca suy nghĩ một lát rồi cúi đầu dốc sức viết.
Ta cảm thấy không ổn, bước lên vài bước, xé nát bài thơ của nhị đường ca và Trình Tụng.
Ta vờ giả đ.i.ê.n giả dại, nói tránh đi rằng: “Văn chương của Trình Tam công tử quả thật xuất chúng, đến Tuần phủ đại nhân cũng khen không thua kém văn sĩ kinh thành. Ta thấy nhị đường ca thà nhận thua để còn giữ được mặt mũi.”
Ta liếc về phía Trình Tụng, ngụ ý nhắc nhở: “Nên bớt chuyện rắc rối.”
May mắn là hắn đã hiểu.
Vì thế, từ sau hôm đó, tiếng đồn ngốc nghếch của ta lan khắp Giang Châu, chỉ có Trình Tụng đối với ta ngày càng tốt, mỗi lần gặp đều mỉm cười hỏi thăm: “Tùng Nguyệt tiểu thư có khỏe không?”
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Từ Đào nhị tiểu thư đến Tùng Nguyệt tiểu thư, từ thầm thươngtrộm nhớ đến công khai tặng hoa, ta cũng chỉ mong hắn hiểu lòng mình.
Giống như nay, ta cảm thấy gần gũi với đại tẩu cũng là vì một lý do như vậy.