Lưu Châu Lấp Lánh - Chương 3
Cập nhật lúc: 2024-11-07 17:19:01
Lượt xem: 317
Mẹ ruột sáng sớm đã đạp xe đến.
"Con bé nghỉ hè rồi, tôi đến đón nó về nhà tôi chơi mấy hôm."
Mợ mặt nặng mày nhẹ không nói gì, cậu mỉm cười: "Vậy Lưu Châu, cháu đi thu dọn mấy bộ quần áo đi."
Mẹ ruột cười hề hề: "Không thu dọn cũng không sao, hai chị nó đều có quần áo."
Lợi dụng lúc cậu mợ không có nhà, mẹ ruột nắm tay tôi nhỏ giọng nói: "Con ở lại nhà cậu, chẳng phải phải xuống ruộng sao? Về nhà mẹ, không phải phơi nắng, tốt biết mấy."
Mợ bưng nước mát từ trong bếp ra, vừa hay nhìn thấy cảnh này.
Tôi hất tay mẹ ruột ra, nói lớn: "Con không muốn đi. Anh cả đi làm rồi, nhà thiếu người, năm nay con phải ở lại giúp."
"Đứa nhỏ này, sao lại không biết điều như vậy." Mẹ ruột vừa nói vừa đưa tay nắm chặt lấy tôi: "Mẹ còn có thể hại con hay sao!"
Mợ bước nhanh đến, kéo tôi lại: "Lưu Châu không muốn đi thì đừng ép, đợi đến kỳ nghỉ đông rồi đến nhà chị chơi."
Mùa hè năm đó, tôi cùng mợ gặt lúa.
Mọi người trong làng đều trêu chọc: "Ồ, lần đầu tiên thấy Lưu Châu xuống ruộng!"
Mợ lớn tiếng: "Nuôi nó mấy năm, giúp tôi làm chút việc chẳng phải là chuyện nên làm sao!"
Từ đó về sau, tôi không về nhà cha mẹ ruột vào kỳ nghỉ hè nữa.
Dù mợ không mấy khi cười với tôi, nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, mợ đều sắm cho tôi một bộ quần áo mới.
Ai tốt ai xấu, tôi vẫn phân biệt được.
Năm tôi tốt nghiệp tiểu học, anh hai thi đỗ vào trường Nhất Trung.
Anh cả gửi về hai nghìn tệ, nói là để làm học phí cho anh hai.
Anh ấy làm việc vất vả trong nhà máy, tiền lương cũng không cao, hai nghìn tệ không phải là số tiền nhỏ.
Năm đó anh ấy tròn hai mươi tuổi, mợ bắt đầu lo lắng chuyện cưới vợ cho anh ấy.
Anh cả luôn nói không vội.
Đêm khuya thanh vắng, mợ khóc lóc với cậu: "Nhà mình cái gì cũng không có, lại còn hai đứa đang đi học, con gái nhà ai mà thèm để mắt tôii, nó không lẽ ế vợ cả đời sao."
Cậu an ủi mợ: "Còn nhỏ mà, anh chẳng phải cũng hai mươi ba tuổi mới cưới em sao."
"Nhỏ gì mà nhỏ, bạn học của nó giờ con cái đề huề rồi."
Anh hai học cấp ba ở nội trú.
Lớn lên, anh ấy có phần trầm tính hơn.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/luu-chau-lap-lanh/chuong-3.html.]
Thời đó phong cách "phi chủ lưu" đang thịnh hành.
Cứ mỗi giờ tan học, trước cổng trường luôn có một đám con trai con gái nhuộm tóc vàng, đeo đầy khuyên tai, mắt kẻ đen sì.
Tôi thường đi đường vòng để tránh họ.
Nhưng vào ngày cuối cùng trước Quốc khánh, tôi trực nhật nên về muộn, cô gái cầm đầu chặn tôi lại.
Cô ta nhai kẹo cao su, giật tóc tôi, hỏi: "Có tiền không?"
Tôi lắc đầu nguầy nguậy.
"Vậy thì cắt cái b.í.m tóc này đi, cũng có thể đổi được chút tiền."
Cô ta kéo tôi về phía tiệm cắt tóc bên cạnh, đúng lúc này, một giọng nói sang sảng vang lên: "Các người đang làm gì đấy!"
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Anh hai đạp xe như bay đến, phanh gấp lại trước mặt tôi.
Mặt đất b.ắ.n lên một lớp bụi. Anh ấy rất hung dữ nói: "Còn không mau buông em gái tao ra?"
Trên đường về, anh ấy cứ mắng tôi mãi: "Em phải phản kháng chứ, la lên, đá, đánh, đừng để bọn họ bắt nạt..."
Mắng được một nửa, anh ấy lại thở dài: "Thôi, vẫn là đừng phản kháng, tóc còn có thể mọc lại, người quan trọng hơn."
Ngày hôm sau, anh ấy dẫn tôi đi tìm bạn học cấp hai của anh ấy.
Một gã béo ú, nhuộm tóc vàng, đầy mình hình xăm. Cũng thường xuyên lảng vảng ở cổng trường chúng tôi.
Từ hôm đó trở đi, cho dù tôi có đi ngang qua mặt bọn họ, họ cũng không làm phiền tôi nữa.
Hàng xóm thường hay nói với tôi: "Mấy năm nay cậu mợ nuôi con lớn không dễ dàng gì, sau này phải hiếu thuận với họ, biết không?"
Họ cũng nói với mợ: "Lưu Châu xinh xắn, tính tình lại ngoan ngoãn. Sang năm là có thể đi làm kiếm tiền, đến lúc đó chẳng phải là có tiền sính lễ cho con trai lớn nhà chị sao?"
Mợ lớn tiếng nói: "Mấy năm nay tôi có bạc đãi nó đâu, nó hiếu thuận với chúng tôi cũng là chuyện nên làm!"
Hồi tôi học tiểu học, việc kinh doanh máy xay xát lúa của cậu rất tốt. Nhưng bây giờ nhiều thôn đã có máy xay xát lúa điện, người dân tự dùng xe ba gác chở lúa đi xay.
Xay ngay tại chỗ, vừa rẻ vừa tiện. Xe xay xát lúa của cậu cũng đã cũ, cứ dăm ba ngày lại hỏng hóc, việc làm ăn ngày càng sa sút.
Anh hai học lớp 12 rồi, thành tích học tập tốt, có hy vọng thi vào một trường đại học tốt.
Cậu vừa mừng vừa lo, mừng vì anh hai học giỏi, lo vì tiền học phí và sinh hoạt phí của anh ấy.
Tôi nghĩ. Chắc tôi cũng sẽ giống như hai chị gái bên nhà mẹ ruột, sau khi tốt nghiệp cấp hai sẽ vào nhà máy làm việc.
Rồi sau một, hai năm, xem mắt một người đàn ông nào đó có tiền sính lễ cao, lấy chồng sinh con.
Vì mang suy nghĩ đó, nên kỳ thi giữa kỳ, điểm số của tôi bị tụt hạng.