Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Lương Sử: Mạnh Ngọc - Chương 33

Cập nhật lúc: 2024-07-06 09:24:56
Lượt xem: 2,510

Năm thứ ba ta lên ngôi, để bù đắp sự thiếu hụt quan viên, ta đặc biệt mở kỳ thi tuyển chọn quan lại ở các châu phủ. Bất kỳ ai là người đọc sách đều có thể đến dự thi, chọn người tài giỏi để bổ nhiệm. Học sĩ khen ngợi không ngớt.

Sau kỳ thi, có một nữ tử từ xa lặn lội đến, gõ trống đăng văn ở Đại Lý Tự, cáo buộc các quan chủ khảo thiên vị, cố ý chèn ép.

Vì đây là đại án tuyển chọn quan lại đầu tiên của triều đại này, ta đích thân đến Đại Lý Tự, để nghe xem nữ tử này muốn nói gì.

Đó là một nữ tử tốt, không quá xinh đẹp, nhưng rất trầm tĩnh, tự nhiên, một mình đi ngàn dặm đường, để cầu một câu công đạo.

Ta hỏi: "Ngươi vì ai mà cầu xin?"

Nàng quỳ xuống bái ta: "Vì chính bản thân mình."

Ta hỏi: "Ngươi vì sao mà cầu xin?"

Nàng đáp: "Bệ hạ từng nói sẽ chọn người tài, tiểu dân tự nhận kiến thức không thua kém ai, nhưng quan chủ khảo lại nói rằng nữ tử như tiểu dân được tham gia kỳ thi đã là ân huệ, nay đã hoàn thành tâm nguyện, nên về nhà nghe theo lời dạy bảo của phụ mẫu, sớm ngày xuất giá. Tiểu dân không cam lòng, nên mạo muội đến đây gặp bệ hạ. Bệ hạ là nữ tử, tiểu dân muốn biết, nay quan viên trong triều có thể có nữ tử hay không?"

Ta nói: "Quan viên đương nhiên có thể có nữ tử. Trước kia, khi ta còn là thiếu niên, đã từng đảm nhận chức vụ trong quân đội, dưới trướng ta cũng có nữ quân sư. Trong triều có nữ quan, nhưng phần lớn là ở nội đình, quản lý việc trong cung, còn ở triều đình thì chưa từng có nữ quan."

Ta hỏi: "Ngươi tên là gì?"

Nàng cúi đầu: "Tiểu nữ đến từ Lư Dương, họ Phương, tên Thuần Thanh, khấu kiến bệ hạ."

Ta ra lệnh lấy bài thi của nàng, tự mình đọc những bài luận của nàng trước đây, đọc xong không nói gì, đưa lại cho các quan viên xem xét. Người thì ngạc nhiên, người thì khen ngợi, người thì coi thường.

Bài luận của Phương Thuần Thanh có những quan điểm độc đáo, có thể thấy nàng đã đọc rất nhiều sách, nhưng nàng không phải là kỳ tài xuất chúng, quan điểm và luận cứ còn hơi nông cạn, những phương pháp đề xuất có phần ngây thơ. Nhưng ở tuổi nàng, có được những hiểu biết như vậy đã vượt xa nhiều người rồi.

Nếu không nhìn nàng là nữ tử, bài luận như vậy không thể giúp nàng đạt giải nhất, nhưng cũng đủ để nàng có tên trên bảng vàng.

So với tài năng, ta càng đánh giá cao tính kiên cường của nàng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/luong-su-manh-ngoc/chuong-33.html.]

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Có thể chống lại gia tộc, ngược ý bề trên, hủy bỏ hôn ước, đối đầu với cả thế giới, không biết đã phải chịu bao nhiêu khổ sở mới đi đến được kinh thành, chỉ vì một vị trí nữ quan gần như không thể.

Ta bước xuống bậc thang, nhìn nàng từ trên cao, hỏi: "Ngươi cam lòng không?"

Nàng ngẩng đầu, ánh mắt sáng rực: "Nếu có thể một lần như vậy, dù c.h.ế.t cũng không hối tiếc."

Cuối cùng, các quan viên trên bục đọc xong quyển ghi chép, thấy ta đứng đó, họ không dám ngồi, đồng loạt bước xuống bái ta: "Bệ hạ, bài luận của Phương thị tuy có phần nông cạn, nhưng thực sự có tài. Nếu bệ hạ yêu thích, có thể tuyển nàng làm quan, cho vào nội đình."

Ta nói: "Nội đình có quy tắc tuyển người riêng, ta muốn chọn nữ quan ở triều đình."

"Nhưng bệ hạ, nàng ta là nữ tử."

"Nữ tử thì sao?"

"Nam đối ngoại, nữ đối nội, đó là quy tắc thời xa xưa. Nữ tử địa vị thấp kém, nên thờ phu quân, hiếu thuận với phụ mẫu, dạy dỗ con cái, chăm sóc gia đình, mới là đức hạnh. Nữ tử vào triều làm quan chưa từng có tiền lệ, nếu cứ tiếp tục như vậy, nữ tử trong thiên hạ không nghĩ đến bổn phận, quốc gia sẽ suy vong."

Hôm nay ta bổ nhiệm một nữ quan, ngày mai Đại Lương sẽ diệt vong sao?

Ta cười lạnh, đặt tay sau lưng bước lên vị trí chủ tọa, ngồi xuống, nhìn những kẻ dưới kia mặt đỏ tía tai nhưng vẫn ngang nhiên lý lẽ, cảm thấy thật nực cười: "Vậy thì, trẫm cũng nên sớm lập Hoàng phu, giao hết việc triều chính cho hắn, hắn làm Hoàng đế, trẫm lui về làm phía sau, lo chuyện hậu cung, sinh con đẻ cái, đó mới là nữ nhân tốt, đúng không?"

Người đó đổ mồ hôi lạnh, quỳ sụp xuống đất, mặt mày tái mét.

Có người nói: "Nữ nhân sinh đẻ rất khổ, gây tổn hại lớn đến cơ thể, nếu giao cho trọng trách, sẽ làm chậm trễ quốc sự!"

Ta hỏi: "Nếu nhà vua có tang, ba năm để tang, chẳng phải cũng làm chậm trễ quốc sự sao? Nữ nhân mang thai mười tháng sinh con, tính trọn là một năm. Cũng có những nữ nhân siêng năng, mang thai vẫn lo toan việc nhà, nếu vậy, lo việc công chẳng lẽ không thể dành chút thời gian?"

Họ còn muốn nói thêm, nhưng ta đã nổi giận: "Các khanh muốn trẫm thất tín với thiên hạ sao?"

Cả triều đều quỳ xuống, ta phất tay áo rời đi.

Loading...