LÒNG HIẾU THẢO ĐỂ DÀNH CHO BÁC - CHƯƠNG 4
Cập nhật lúc: 2024-10-27 22:57:21
Lượt xem: 1,545
4
Hồi nhỏ, dù giáo dục phổ cập đã đến nhưng vẫn phải nộp học phí để đi học.
Khi đến tuổi đến trường, bố mẹ tôi không hề có động tĩnh gì.
Sau đó là bí thư thôn và hiệu trưởng đã tìm đến tận nhà, nghiêm khắc phê bình và yêu cầu bố mẹ tôi phải đưa tôi đến trường.
Bố tôi dắt tôi sang nhà bác cả, than nghèo kể khổ, nói không có tiền đóng học phí, nhờ bác cho vay ít tiền.
Bác trầm ngâm hút thuốc rất lâu, sau đó kéo theo mấy bao lúa mang đi bán, rồi đưa những tờ tiền nhàu nhĩ cho bố tôi.
Bố tôi vui mừng nhận tiền rồi đi về.
Vừa rời khỏi cổng nhà bác, tôi đã nghe thấy tiếng bác gái và bác cãi nhau.
Thì ra, mấy bao lúa đó là để gia đình bác ăn, là nguồn lương thực cho cả nhà trong một năm.
Bác gái bảo rằng, bán lúa đi rồi, thì trong năm tới họ phải tốn tiền mua gạo về ăn.
Bác cả đáp: "Không thể để đứa trẻ không đi học được, việc gì cũng có cái nặng cái nhẹ."
Nói là vay tiền, nhưng một khi đã cầm tiền trong tay, bố mẹ tôi không bao giờ nhắc đến chuyện trả lại.
Vì điều đó, tôi luôn cảm thấy áy náy, không dám ngẩng mặt khi gặp bác và bác gái, cảm thấy vì tôi mà gia đình mình đã lừa họ mất tiền.
Tôi biết số tiền học phí đó thật quý giá, nên rất chú tâm vào học.
Tôi nghĩ rằng, chỉ có học hành chăm chỉ mới không phụ lòng bác tôi đã giúp mình.
Kỳ thi cuối học kỳ một lớp Một, tôi xếp hạng ba trong lớp.
Phần thưởng rất phong phú, gồm mười chiếc bút chì, hai cục tẩy và một hộp bút.
Tôi vui mừng đem phần thưởng về nhà, định nói với bố mẹ rằng tôi không hề lãng phí khoản học phí đó, rằng tôi đã chăm chỉ học hành.
Nào ngờ, trong mắt mẹ, bà chỉ thấy đống phần thưởng.
Bà đem phần thưởng cất đi, khóa lại trong tủ.
"Bảo Tuấn đi học sau này sẽ không cần mua mới nữa, xem ra mày cũng có chút hữu dụng đó."
"Mẹ ơi, cái hộp bút kia đẹp quá, cho con đi mà!" Lý Bảo Châu bám vào tay mẹ nũng nịu.
"Không được, con không phải đã có hộp bút rồi sao? Cái này để cho em con dùng," mẹ tôi thẳng thừng từ chối.
"Mẹ quên rồi à, Bảo Tuấn ghét những thứ kiểu con gái này mà. Hộp bút này màu hồng, lại còn có hình tiên hoa nữa, em dùng chắc chắn lại bị bạn bè chọc ghẹo."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/long-hieu-thao-de-danh-cho-bac/chuong-4.html.]
Mẹ tôi lưỡng lự một chút rồi cũng lấy hộp bút ra đưa cho chị, dặn dò: "Giữ gìn cẩn thận, dùng cho tới hết tiểu học đấy."
"Vâng ạ, cảm ơn mẹ!" Lý Bảo Châu mỉm cười sung sướng, "À, bút chì của con cũng hết rồi."
Mẹ tôi nhìn chị một cái đầy bực mình: "Cái gì cũng muốn."
Dù vậy, bà vẫn rút ra hai cây bút chì đưa cho chị.
"Còn lại đều để dành cho em trai, không được đòi thêm nữa."
Lý Bảo Châu ôm hộp bút mới một cách đầy hả hê.
Còn tôi, chỉ có thể mở to mắt nhìn họ chia chác hết phần thưởng của mình mà không dám nói lời nào.
Từ nhỏ tôi đã hiểu vị trí của mình trong nhà.
Tôi không có quyền đưa ra bất cứ yêu cầu nào.
—--------
Nếu không phải do chính sách bắt buộc, tôi nghĩ bố mẹ sẽ chẳng bao giờ cho tôi đi học.
Nhưng đến khi em trai đi học, bố mẹ lại vội vã lo lắng chuẩn bị từ sớm.
Trong làng, đa số trẻ con đều bảy tuổi mới vào lớp Một.
Lý Bảo Tuấn vừa tròn sáu tuổi, bố mẹ đã muốn cho em vào lớp Một rồi.
Họ muốn em được học sớm, để sớm tiếp thu kiến thức, sợ em sẽ bị tụt hậu.
"Học sớm cũng tốt, sau này lỡ Bảo Tuấn thi đại học không tốt, thì có thể học lại một năm, mà vẫn cùng tuổi với bạn cùng lớp," bố tôi nói.
Lý Bảo Tuấn mới chỉ sáu tuổi thôi, vậy mà họ đã nghĩ xa tới tận kỳ thi đại học của em.
Tuy nhiên, làng tôi không có trường tiểu học.
Trẻ con trong làng phải đi sang làng bên cạnh để học tiểu học.
Mỗi sáng, chúng tôi phải đi bộ ba cây số để tới làng bên, rồi lại đi bộ về nhà để ăn trưa, sau đó lại tới trường và cuối ngày lại trở về.
Mỗi ngày chúng tôi phải đi lại bốn lần, tổng cộng hơn mười cây số.
Bố mẹ xót xa Bảo Tuấn, không đành lòng để em chịu khổ như vậy.
Nhà tôi lại nghèo, chẳng có phương tiện đi lại, mà bố mẹ cũng bận công việc đồng áng nên không thể đón đưa em mỗi ngày.
Vậy là để giải quyết vấn đề đi học của Lý Bảo Tuấn, bố mẹ đưa ra quyết định quan trọng: chuyển lên thị trấn sống.
Ngoài việc giảm khoảng cách tới trường, họ còn cân nhắc rằng điều kiện học tập ở trường trên thị trấn tốt hơn, có thể cho Bảo Tuấn một nền giáo dục tốt hơn.