Hai năm ta ở Bùi gia, đó là lần đầu tiên ta gặp nhị lang.
Huynh ấy lớn hơn ta hai tuổi, dung mạo đoan chính, dáng vóc cao lớn.
Bạn đang đọc truyện do Lộc Phát Phát dịch hoặc sáng tác. Follow để nhận thông báo khi có truyện mới nhé! Mình sẽ lên tằng tằng tằng đó
Khi còn sống, Bùi lão gia đã đưa nhị lang nhập ngũ.
Theo lệnh triều đình Đại Sở, nam nhân đủ mười lăm có thể tòng quân, đến hai mươi thì phải vào sổ quan phủ theo chế độ "tam canh nhất trữ".
Nhiều nhà bị bắt lính, khóc trời gào đất, chỉ e chiến sự đẫm máu, mất mạng sa trường.
Nhưng nhị lang nhà họ Bùi thì khác. Huynh ấy chưa tròn mười lăm đã bị phụ thân dùng bạc lót đường, sửa tuổi lên mười bảy để đưa vào quân doanh.
Không phải Bùi lão gia nhẫn tâm. Chỉ là nhị lang khác hẳn đại lang, từ nhỏ đã không yên phận, thường tụ tập với đám lưu manh ngoại thành phía Tây, trộm gà nhà hàng xóm, hái trộm rau trong chùa, gây họa khắp nơi.
Nghe nói khi Tiểu Đào năm tuổi còn đang chơi bùn, thì nhị lang đã biết ăn trộm đồ cúng.
Năm đó, huynh ấy gây họa lớn, giữa đêm đứng bên giường phụ thân, cả người đẫm máu, nói rằng lỡ tay đánh ch//ế/t người.
Bùi lão gia kinh hãi, suốt đêm mang bạc đi chạy chọt, tán gia bại sản, mấy tháng sau mới đưa được nhị lang vào quân đội.
Khi ta và đại lang bái đường, huynh ấy mới lần đầu về nhà sau bốn năm nhập ngũ.
Tuổi trẻ khí khái, mày kiếm đuôi mắt dài, không giống vẻ thư sinh nho nhã của đại lang. Huynh ấy có sống mũi cao, môi mỏng, đôi mắt sâu thẳm sắc bén, thần sắc lạnh lùng kiêu ngạo.
Dưới sự chủ trì của thẩm thẩm, huynh ấy khoác hỉ bào, cắn chặt môi, khó xử mà cùng ta bái đường.
Kết quả, ngay trong đêm đó, đại lang không qua khỏi.
Máu huynh ấy ho ra thấm đỏ chiếc khăn tay, như những đóa hoa nở rộ.
Huynh cầm tay mẫu thân, thều thào:
"Hôn sự của con và tiểu Ngọc không tính. Sau khi con mất, hãy ký thư hòa ly, đừng để lỡ dở cuộc đời muội ấy."
Đại lang mất, thẩm thẩm khóc ngất đi.
Ta đứng lặng bên giường, bưng bát thuốc đắng, không biết làm sao, trong đầu chỉ còn vang vọng câu huynh ấy từng nói:
"Sáng là kẻ cày ruộng, tối vào điện vua. Tướng quân hay thừa tướng, đều do nam nhi tự rèn giũa."
"Đừng bảo văn chương vô dụng, thơ sách chưa từng phụ người. Khi giàu sang, hãy giúp đời. Khi nghèo khó, hãy giữ mình thanh bạch."
Nhị lang nắm tay huynh trưởng, lau đi vết m.á.u bên khóe miệng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/lang-hoai-huu-ngoc-wkfo/2.html.]
Còn ta, trong lòng bàn tay nắm chặt một viên đường, tan chảy dính nhớp.
Nửa năm sau, thẩm thẩm cũng qua đời.
Một cơn phong hàn đã lấy mạng bà, ra đi nhanh chóng, chỉ sau một giấc ngủ.
Mấy tháng sau, nhị lang lại xin phép về nhà, đến phần mộ tế bái phụ mẫu và huynh trưởng.
Cha ta nghe tin huynh ấy về, liền tìm đến cửa, xin huynh ấy thay đại lang viết thư hòa ly.
Nhị lang không nói một lời, dứt khoát đặt bút viết.
Cha ta cười hớn hở, lôi ta lên xe lừa:
"Con gái, cha bỏ cờ b.ạ.c rồi, cha đã mua xe lừa để làm phu xe. Con còn trẻ, ở đây làm gì? Mình đã tận tình tận nghĩa rồi, theo cha về nhà, sau này cha tìm cho con mối hôn nhân tốt."
Ta ngồi trên xe, đầu óc rối bời, cứ thế bị kéo đi.
Nửa đường, ta hỏi ông ta: "Cha thực sự bỏ cờ b.ạ.c rồi?"
"Thật sự bỏ rồi!"
"Vậy cha thề đi! Nếu cha lừa con, sẽ bị trời đánh, sét giáng, tay chân lở loét, ch/ế//t không ai chôn, bị chó hoang gặm xác..."
"Tiết Ngọc! Con dám nguyền rủa cha mình như thế à?!"
Ông ta nổi giận lôi đình.
Ta nhếch môi cười lạnh:
"Bỏ cờ bạc? Một con bạc già như cha mà cũng tin được à? Tìm hôn sự tốt? Chỉ sợ cha lại muốn bán con lần nữa. Khi còn nhỏ, con không có đường lui, nhưng bây giờ, cha nghĩ còn lừa được con sao?"
Dứt lời, ta nhảy khỏi xe lừa, không ngoảnh lại, xách tay nải rảo bước.
Sau một hồi suy nghĩ, ta lại đi thêm mười dặm đường, rồi quay về đại miếu thôn.
...
Khi ta quay trở về, Tiểu Đào đang khóc oa oa, ôm chặt lấy ta không buông, còn bà nội thì đứng bên cạnh, ánh mắt đầy vẻ đáng thương:
"Ta làm ướt quần rồi, vẫn chưa thay."