Kiếp Nợ Ân Tình - Phiên ngoại 1
Cập nhật lúc: 2024-10-11 21:36:50
Lượt xem: 92
Phiên ngoại Chu Thừa Dực
Sử ký, năm Cảnh Thọ thứ hai mươi mốt, rét đậm, Cảnh Đế qua đời, truyền ngôi cho Hoàng thái tôn Chu Thừa Dực.
Võ Chiêu Đế Chu Thừa Dực, là hoàng đế thứ bảy của Đại Nghiệp, đăng cơ năm Thành Đức thứ nhất.
Chiêu Đế là con trai trưởng của phế thái tử Chu Dung, năm chào đời, Cảnh đế vừa đoạt được ngôi từ huynh đệ, cho rằng đây là đứa cháu đích tôn trời chọn, nên sắc phong làm Hoàng thái tôn.
Năm Cảnh Thọ thứ mười sáu, phế thái tử Chu Dung bởi vì mưu nghịch mà bị ban chết, Hoàng thái tôn Chu Thừa Dực đốt cháy Trọng Hoa cung, sau đó không rõ tung tích.
Năm Cảnh Thọ thứ hai mươi mốt, con trai thứ ba của Cảnh đế Tấn Vương đăng vị ở Thái Cực điện, Hoàng thái tôn Chu Thừa Dực, cầm di chiếu của tổ phụ trong tay, điều cấm quân và hơn năm vạn vệ quân của sở chỉ huy kinh thành, tiến hành chính biến, truất Tấn Vương thoái vị.
Sau khi lên ngôi, Hoàng thái tôn đổi niên hiệu thành Thành Đức, xưng là Võ Chiêu Đế.
Võ Chiêu Đế cả đời, cần chính yêu dân, chăm lo việc nước, từ khi lên ngôi thức khuy dậy sớm, không ngày nào bỏ bê triều chính.
Nhưng một vị Hoàng đế như vậy, hậu thế lại ghi chép khen chê khác nhau, có hai nguyên nhân.
Năm Thành Đức thứ ba, Võ Chiêu Đế lo ngoại thích chuyên quyền, đã phế Hoàng hậu Trần thị, giam ở lãnh cung, sau lại ra lệnh xử tử.
Hoàng hậu mẫu tộc, chu di tam tộc, Trần quốc cữu lăng trì xử tử, treo đầu ở cửa thành phía nam.
Từ đó, Võ Chiêu Đế chuyên quyền.
Trần gia vốn là một nhánh của ngoại tổ nhà Võ Chiêu Đế nhưng lại ra tay tàn sát dã man, khiến nhiều người lên án.
Sau đó Võ Chiêu Đế cả đời không lập hậu, chuyên tâm triều chính.
Hai người con trai dưới gối, Hoàng trưởng tử Chu Lộc Minh, năm Thành Đức thứ năm sắc phong làm Hoàng thái tử.
Hoàng thứ tử Chu Hạc Minh, năm Thành Đức thứ bảy, phong làm Thành Vương.
Năm Thành Đức thứ chín, Võ Chiêu Đế bệnh qua đời.
Trong lúc tại vị, cắt giảm phiên vương, chỉnh lại trị, trọng dụng hiền thần, chấn hưng khoa cử, đặt nền móng cho hậu thế hưng thịnh.
Nhưng vào năm lâm bệnh nặng, tính tình thay đổi thất thường, hay nghi kỵ, đã bãi miễn và giáng chức nhiều trọng thần.
Mãi đến khi Hoàng thái tử Chu Lộc Minh lên ngôi, các đại thần mới được phục chức.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/kiep-no-an-tinh/phien-ngoai-1.html.]
Năm tân đế lên ngôi, tức là năm Hưng Hoằng thứ nhất.
Bài vị Võ Chiêu Đế được đưa vào đạo quán hoàng gia Đại Nghiệp Huyền điện, trời âm u, mưa rả rích, tân đế chắp tay đứng trên đài cao ở chùa thật lâu, nghe tiếng chuông vang ba hồi, nói với hoàng đệ Thành Vương đang che ô: “Cuối cùng cũng thành công rồi rồi, như nguyện ý của ông ấy.”
Thành công rồi...
Sử sách sẽ không ghi lại, cũng sẽ không biết rằng, cả đời Võ Chiêu Đế, như một giấc mộng Nam Kha.
Hoàng thái tôn Chu Thừa Dực, ba tuổi mất mẹ, được nuôi dưỡng ở Đông cung.
Năm tuổi bị nhũ mẫu đầu độc, suýt nữa mất mạng.
Sau đó được Hiếu Văn hoàng hậu đón đến bên cạnh chăm sóc.
Năm tám tuổi, theo đế hậu đi nam tuần, Dự Châu gặp chuyện, Cảnh đế bị thương, Hiếu Văn hoàng hậu qua đời.
Thiên tử nổi giận, như sấm sét vang dội, quan lại lớn nhỏ ở Dự Châu đều bị giáng chức lưu đày.
Hoàng thái tôn tám tuổi nhìn bọn họ khoác gông đeo xiềng, than khóc thảm thiết.
Rồi, hắn nhìn thấy một cô bé đang ngồi trên mặt đất.
Nét đẹp như tạc, như búp bê trong tranh vẽ, mở to đôi mắt nhìn chằm chằm vào chiếc gông xiềng trên người.
Cô bé quá nhỏ, gông xiềng kia căn bản không che được cổ của cô bé, lỏng lẻo tuột xuống vai, siết chặt hai cánh tay.
Gông xiềng quá nặng, cô bé không thể đứng dậy, đành ngồi bệt xuống đất.
Có người đang khóc lóc gọi tên cô bé:
“Văn Sanh! Văn Sanh!”
Cô bé muốn đứng lên, luôn miệng đáp: “Đây! Đây!”
Nhưng cô bé không đứng dậy nổi, ngã xuống đất hết lần này tới lần khác.
Khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ bừng vì gắng sức, liên tục thử mấy chục lần, vẫn tiếp tục thử.
Giống như một người ngốc.
Cảnh tượng lặp đi lặp lại không ngừng, đột nhiên khiến Hoàng thái tôn vô cùng khó chịu, hắn nhíu mày, chỉ vào đám người, nói với đại thái giám Phúc công công bên cạnh Hoàng tổ phụ: “Mấy tiểu nhân kia, áp giải vào cung làm nô lệ.”