Không Thể Cứu Vãn - Chương 1,2,3,4:
Cập nhật lúc: 2024-11-11 20:51:32
Lượt xem: 467
Tôi chưa từng nghe thấy bất kỳ âm thanh nào của hàng xóm bao giờ. Thế là trong phòng mình, tôi tự do thoải mái la hét, chửi mắng sếp, đ.ấ.m không khí, học tiếng ngựa kêu...
Rồi một ngày nọ, tôi nghe thấy tiếng hàng xóm đang gọi điện thoại, giọng rất nhỏ:
"Nhà thì tốt đấy, còn hàng xóm à? Rất vui tính."
1.
Sau khi rời khỏi nhà, tôi thuê một căn hộ ở khu dân cư truyền thống trong thành phố. Người môi giới giới thiệu nơi này vô cùng hoa mỹ, tôi yên tâm xách vali vào ở.
Sau khi ở một thời gian, tôi nhận ra căn hộ này có cách âm rất tốt, chưa bao giờ nghe thấy tiếng nói của hàng xóm.
Thế là trong phòng mình, tôi thoải mái la hét, chửi mắng sếp xấu xa, đ.ấ.m vào không khí, học tiếng hát Tây Tạng.
Đến một ngày nọ, tôi nghe thấy tiếng nói nhỏ từ căn hộ bên cạnh. Tiếng rất nhỏ, nhưng tôi vẫn nghe rõ mồn một.
"Nhà thì tốt, hàng xóm à? Rất vui tính."
"Phàn nàn à? Khởi kiện ngay."
Đầu tôi ong ong, âm thanh bên cạnh đột nhiên ngừng lại.
Hóa ra căn hộ bên cạnh không phải là không có người, mà là người hàng xóm ít nói, hơn nữa bây giờ anh ta còn định kiện tôi. Tôi dở khóc dở cười đi đi lại lại trong phòng khách. Năm phút trước tôi còn đang học tiếng ngựa kêu, bây giờ cổ họng như bị kim châm, không nói nổi một câu.
Năm phút sau, tôi buộc tóc cao, mặc chiếc váy ôm quyến rũ nhất của mình, đi đôi giày cao gót 5cm, gõ cửa căn hộ bên cạnh.
Cánh cửa gỗ trầm độc đáo của căn hộ bên cạnh khác xa với cửa sắt cũ kỹ của khu chung cư. Trên tay nắm cửa treo một tấm bảng viết "Xin đừng làm phiền".
Anh bạn à, đây là khu chung cư chứ không phải khách sạn đâu.
Gõ một lúc vẫn không có ai trả lời, rõ ràng vừa nãy còn có người nói chuyện. Đã lâu không đi giày cao gót, gót chân bị cọ xát khiến tôi không chịu nổi, cúi xuống xoa mắt cá chân thì phát hiện ra một đôi giày da trước mắt.
Tôi ngẩng đầu nhìn chủ nhân của đôi giày. Là một người đàn ông đeo khẩu trang lẫn mũ, chỉ lộ ra đôi mắt đào hoa dịu dàng, anh ta đưa cho tôi một miếng băng cá nhân.
Trên người anh còn mang theo hơi thở mát lành của mưa xuân.
Tôi vừa định hỏi anh có phải là chủ nhân của căn hộ này không thì mới chú ý đến máy trợ thính trong tai anh. Tôi nhận lấy miếng băng cá nhân, lặng lẽ chỉ vào tai mình.
Người đàn ông khẽ mỉm cười, tháo khẩu trang: "Cô là nhân viên xã hội mới đến phải không? Xin lỗi, tôi vừa đi đổ rác nên về muộn."
Khóe môi anh hơi nhếch lên, sống mũi cao thanh thoát được ánh đèn hành lang chiếu sáng. Chiếc áo sơ mi trắng của anh thật lạc lõng giữa sự bụi bẩn của khu chung cư.
Tỉnh táo lại, tôi lắc đầu: "À, tôi là hàng..."
"Hàng xóm bên khu khác phải không? Vất vả rồi, mời vào."
Anh nhanh nhẹn tra chìa khóa vào ổ khóa, cánh cửa vừa mở, mùi thuốc nồng nặc xộc thẳng vào mũi tôi. Tôi nhăn mặt.
Dường như anh ta không nhận thấy mùi thuốc nặng đến mức nào, lấy ra một đôi dép màu hồng từ kệ, vẫn chưa bóc tem.
"Cô đi đôi này nhé, vừa mua đấy. À, tôi tên là Văn Dương. Bác Hứa có giới thiệu tình trạng của tôi với cô chưa? Là mẹ tôi lo lắng cho tôi vì điều này..." Văn Dương lè lưỡi, ngón trỏ nhẹ nhàng chỉ vào máy trợ thính bên tai.
"Bà ấy sợ tôi gặp nguy hiểm, nhưng thật ra tôi quen rồi."
Văn Dương cúi xuống xé bỏ nhãn mác trên đôi dép, đẩy nó đến bên chân tôi. Tôi lùi một bước, cánh tay chạm vào chiếc chuông gió treo trên cửa. Văn Dương thấy vậy, treo chuông gió cao hơn một chút.
"Tôi sợ có người gõ cửa mà tôi không nghe thấy nên treo cái này, làm cô sợ rồi. À, tôi nên gọi cô là gì?"
"Anh Văn, thật ra tôi..."
Điện thoại của Văn Dương kêu ù ù, anh ta xoay người nghe máy:
"Thứ Sáu tuần sau phải không? Được, bên tòa án thông báo chưa?"
Tôi căng tai nghe, chỉ nghe rõ được mấy từ "Thứ Sáu" và "tòa án".
Văn Dương bỗng quay lại, tay phải chỉnh máy trợ thính, ánh mắt của anh dịu dàng như có một hồ nước trong vắt: "Xin lỗi, cô vừa nói gì?"
Tôi cắn răng, chống tay vào kệ giày để tháo dây giày cao gót, vừa mỉm cười nói với Văn Dương: "Tôi tên là Kiều Vi."
2.
Văn Dương nói nhỏ với điện thoại một lúc rồi vào bếp: "Cô Kiều, tôi pha trà cho cô."
Tôi xua tay từ chối, nhưng Văn Dương đã khuất tầm mắt tôi. Tôi thất vọng đ.ấ.m ngực. Tại sao tôi lại thừa nhận mình là nhân viên xã hội cơ chứ? Tôi chỉ là một nhân viên văn phòng làm công ăn lương thôi mà.
Chỉ cần trước thứ Sáu, tôi thuyết phục Văn Dương hủy kiện ở tòa, sau đó thông báo cho cộng đồng là anh ấy không cần dịch vụ nhân viên xã hội nữa, thế là tôi không phải mang cảm giác tội lỗi.
Tôi hít sâu, bắt đầu quan sát cách bài trí trong nhà Văn Dương. Văn Dương là người cực kỳ giản dị, trong nhà chỉ có một màu sắc đơn điệu, ngoại trừ đôi dép màu hồng trên chân tôi.
"Nhãn còn chưa tháo, chắc là nữ chủ nhân của ngôi nhà chưa đến ở."
"Cô Kiều, sao còn đứng thế, ngồi đi."Văn Dương cầm ấm trà, niềm nở mời tôi ngồi xuống sofa.
"Anh Văn, anh khách sáo quá rồi, tôi chỉ muốn làm một cuộc khảo sát nho nhỏ." Tôi ngồi nghiêm túc, mở ghi chú điện thoại và bắt đầu ghi chép.
Ngón tay mảnh khảnh của Văn Dương đặt chiếc cốc trà trước mặt tôi, anh ngồi xuống, ngón tay đan vào nhau đặt lên đầu gối. Chiếc áo sơ mi trắng được sơ vin trong quần Tây làm nổi bật lên cơ bụng của anh.
"Vậy cô cứ hỏi đi, tôi nghe đây."
Tôi vội thu ánh mắt lại, hắng giọng: "Xin hỏi, mối quan hệ với hàng xóm của anh có hòa hợp không?"
Văn Dương không chớp mắt: "Rất hòa hợp."
Thén kìu cả nhà đã đọc truyện từ nhà dịch Cẩm Mộ Mạt Đào, bấm theo dõi mình để nhận được tbao triện mới nhe :333 (tui có phây búc á :> trùng avt, gõ đúng Cẩm Mộ Mạt Đào là ra nhe)
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/khong-the-cuu-van/chuong-1234.html.]
Nếu hòa hợp thì tại sao lại kiện tôi, chẳng lẽ vì tôi quyến rũ sao?
Tôi nghiến răng hỏi tiếp: "Anh có nhận xét gì về hàng xóm không?"
Văn Dương liếc nhẹ qua bức tường phía sau tôi: "Rất cởi mở."
Tôi gõ vài chữ trên điện thoại: "Nếu hàng xóm của anh phạm sai lầm, anh có chọn tha thứ không?"
Văn Dương không ngần ngại gật đầu: "Có."
Tôi hít một hơi lạnh, bên ngoài là hàng xóm bị điếc vô hại, nhưng trong lòng anh lại âm thầm muốn đưa tôi ra tòa, chắc chắn anh có bằng chứng trong tay.
"Anh có giữ bằng chứng tội lỗi của hàng xóm không?"
Văn Dương nhíu mày, cúi đầu như đang nghiêm túc suy nghĩ.
Trong lúc tôi đang suy nghĩ về cách xây dựng mối quan hệ hàng xóm tốt đẹp, chuông gió trên cửa vang lên.
"Cô Kiều, cô Kiều?"
“Gì cơ? Có chuyện gì vậy?” Tôi ngẩng đầu lên.
“Có người gõ cửa.”
Máy trợ thính của Văn Dương bắt đầu nhấp nháy đèn đỏ, anh nhăn mặt đẩy máy sâu vào tai. Tôi lập tức đứng dậy.
“Để tôi ra mở.”
Cửa vừa mở, một người phụ nữ mập mặc áo ghi-lê xanh nở nụ cười dịu dàng với tôi: “Là cô gọi người chăm sóc phải không?”
Tôi lập tức đóng sầm cửa lại, mồ hôi lạnh chảy dọc sống lưng.
“Ai vậy?” Văn Dương vẫn cúi đầu sửa máy trợ thính, không ngẩng lên.
Tôi nói to hơn: “Là người giao đồ ăn, nhưng giao nhầm chỗ, để tôi đi xem lại.”
Nói xong, tôi mở cửa ra lần nữa, kéo người phụ nữ ra trước cửa nhà mình và hạ giọng: “Chào cô, phiền cô nhắn với bác Hứa là chúng tôi không cần người chăm sóc trong thời gian này nữa.”
“Có phải là chủ nhiệm Hứa không?”
Tôi nắm lấy tay người phụ nữ: “Đúng rồi, là bà ấy.”
Sau khi người phụ nữ rời đi, tôi cố gắng kiềm chế, cất giọng lớn như lúc phát điên, đứng trước cửa nhà Văn Dương gọi to: “Đồ ăn đặt trước cửa nhé.”
3.
Văn Dương tháo máy trợ thính ra, những ngón tay mảnh khảnh của anh cầm máy, cúi người tìm gì đó trong ngăn kéo. Tôi quay lại ghế sofa, cầm tách trà nhấp một ngụm, vị đắng ngắt.
Trán Văn Dương vã mồ hôi lấm tấm vì lo lắng. “Cô Kiều, cô giúp tôi một chuyện được không? Máy trợ thính của tôi hết pin rồi, cô có thể giúp tôi mua pin mới không?”
Anh cúi đầu, nói từng câu ngắt quãng như một đứa trẻ làm sai chuyện khiến tôi không khỏi cảm thấy có lỗi. Lúc này, tôi chính là tia sáng của người thanh niên khiếm thính ấy.
“Tôi sẽ đi mua ngay!”
Vừa bước ra cửa, Văn Dương chặn tôi lại, giơ điện thoại cho tôi xem màn hình, trên đó có ghi mã pin. Tôi gật đầu, thay giày rồi đi ra ngoài. Mùi thuốc bắc từ nhà Văn Dương cứ lẩn quẩn quanh tôi, khiến tôi hắt xì liên tục.
Gần khu nhà có một siêu thị, trên TV của siêu thị đang phát một bản tin: “Cặp đôi trẻ hẹn hò ra biển, nam thanh niên cứu bạn gái ngã nước nhưng không may tử vong.”
Tôi ngửi ngửi rồi bảo: “Chủ tiệm, tin cũ này từ mấy năm trước rồi.”
Ông chủ già mỉm cười: “Loại pin cô cần là của máy trợ thính đời cũ, cũng cũ như bản tin này, mấy năm trước rồi.”
Vỏ ngoài pin bám đầy bụi, nhìn như đã để lâu lắm. Ngày sản xuất là ba năm trước.
Lúc thanh toán, ông chủ nhìn tôi, hỏi: “Nhà cháu có chuyện gì à?”
Tay tôi hơi khựng lại: “Giữa ban ngày ban mặt, bác đừng làm cháu sợ.”
Nói xong, tôi nhanh chóng cất pin rồi chạy khỏi siêu thị. Ông chủ siêu thị đúng là thần bí.
Quay lại khu nhà, tôi gõ cửa nhà Văn Dương nhưng không có ai đáp. Máy trợ thính hết pin rồi, chắc Văn Dương lo lắng lắm. Tôi gõ cửa mạnh hơn, cánh cửa gỗ rung lên, bụi bám đầy rơi xuống.
Văn Dương không nghe thấy nên tôi đặt pin trên thảm trước cửa, nhưng lại vô tình làm viên pin lăn vào khe cửa. Tôi về nhà mà không nhận ra cửa bên cạnh đã mở ra.
Tôi nằm vật xuống sofa, bắt đầu tìm kiếm trên mạng chiếc áo ghi-lê mà người phụ nữ lúc nãy mặc. Tin nhắn từ nhóm làm việc cứ liên tục hiện lên.
Tôi mắng một câu rồi bấm vào xem. Tạp chí thời trang đang tìm một nam người mẫu để chụp ảnh cùng một nữ minh tinh mới nổi. Cô ấy kén chọn đến mức từ chối nhiều người mẫu hàng đầu khiến sếp của tôi đau đầu, than phiền liên tục trong nhóm chat.
“Cô Kiều đâu? Sao không trả lời?”
“Vậy thì để cô ấy đi vậy.”
Tôi ngồi bật dậy, chuẩn bị trả lời theo nhóm thì thấy một thông báo hiện lên: “Nhóm này đã bị nhóm trưởng "gã tư bản đen tối" giải tán.”
...
Đúng là thời thế suy đồi, sếp chẳng có đạo đức gì.
Tôi thoát khỏi ứng dụng mua sắm, chuyển qua các trang tin tức tìm kiếm thông tin về nữ minh tinh mới nổi này, từ chấn thương thời thơ ấu cho đến những tin đồn tình ái. Cuối cùng ngón tay dừng lại ở một bức ảnh chụp lén mờ mờ vào ngày Valentine, là ảnh hẹn hò của cô ấy.
Nhân vật nam trong bức ảnh có đến bảy phần giống Văn Dương.
Tôi phóng to ảnh, tim đập ngày càng nhanh. Bỗng một cửa sổ bật lên: “Để biết thêm về các tin tức giải trí, hãy đăng ký thành viên.”
Tôi quyết định nạp một tháng thành viên và bắt đầu “bơi lội” trong hàng loạt tin đồn của giới giải trí.