Kế Hoạch Cải Tạo Đại Tiểu Thư - Chương 4
Cập nhật lúc: 2024-10-29 22:13:10
Lượt xem: 754
05
"Giang tiểu thư, món này là món mới của bếp trưởng chúng tôi."
Nhân viên phục vụ nở nụ cười tiêu chuẩn, mang ra một đĩa cá ngừ nướng nấm cục đen.
Đại tiểu thư nếm thử một miếng nhỏ, cau mày: "Cá ngừ nướng rất ngon, nhưng tôi thích dùng..."
Cô ấy dừng lại, liếc nhìn tôi.
Tôi làm khẩu hình miệng ngoài tầm nhìn của nhân viên phục vụ.
"Nấm thông."
Đại tiểu thư hiểu ý, tiếp tục nói: "Dùng nấm thông thay vì nấm cục, có lẽ sẽ gần giống với truyền thống ẩm thực ở... Paris hơn."
Nhân viên phục vụ sững người, sau đó cẩn thận hơn khi giới thiệu món ăn.
Đợi nhân viên phục vụ đi rồi, Đại tiểu thư mới nhìn đồ ăn trên bàn với vẻ chán ghét.
"Không bằng cá kho của đầu bếp nhà chị."
Rồi lại nghi ngờ nhìn tôi đang chỉnh sửa ảnh: "Sao mấy món này em không đăng?"
"Chỉ có một tấm hình chụp cửa sổ?"
Tôi giải thích: "Bức ảnh này nhìn thì có vẻ như trọng tâm là cửa sổ, nhưng thực chất đã chụp được bố cục của nhà hàng."
"Điều này thể hiện địa điểm."
"Rồi bên trái bức ảnh này, chai rượu bên cạnh bàn cũng lọt vào khung hình."
"Loại rượu này chỉ có trong set ăn cao cấp mới có."
"Đây chính là điều em đã nói trước đó, let's details (chú trọng tình tiết)."
Đại tiểu thư tỏ vẻ kính nể, rồi hỏi: "Vậy caption của em có nghĩa là gì?"
Caption của tôi là một câu trong "Tứ phương ẩm thực" của Uông Tăng Kỳ.
【Khẩu vị của một người nên rộng một chút, tạp một chút, "Nam ngọt Bắc mặn Đông cay Tây chua", hãy thử hết, đối với ẩm thực như vậy, đối với văn hóa cũng nên như vậy.】
"Thông qua mạng xã hội của nam thần có thể thấy anh ấy yêu thích văn hóa đa dạng, đặc biệt là văn hóa phương Tây."
Anan
"Và thường xuyên đăng tải một số cảm nghĩ về việc đọc sách."
"Caption này không chỉ thể hiện chị yêu thích đọc sách, mà còn từ sự đa dạng của ẩm thực suy rộng ra sự đa dạng của văn hóa."
Tôi chỉnh sửa xong hình ảnh và caption, nhấn gửi.
Nửa tiếng sau, điện thoại của Đại tiểu thư hiện lên một thông báo.
【Quan tâm đặc biệt】Nam thần đã thích bài viết của bạn.
Đại tiểu thư trợn tròn mắt, đọc đi đọc lại thông báo này mấy lần.
Rồi vỗ vai tôi: "Làm tốt lắm."
"Thưởng em 10.000 tệ."
06
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ke-hoach-cai-tao-dai-tieu-thu/chuong-4.html.]
Đại tiểu thư mất ba ngày để học thuộc lòng tài liệu tôi đưa cho cô ấy.
Trong đó bao gồm tên tiếng Anh của các địa danh cần thiết, tên món ăn kinh điển và ít người biết đến của ẩm thực Pháp và Bắc Âu cũng như cách kết hợp khác nhau.
Tên tiếng Anh của các loại rượu quý hiếm ít người biết đến, cũng như xuất xứ và nhà máy rượu của chúng.
Và không thể thiếu các thuật ngữ chuyên ngành về rượu vang cũng như các mẫu câu thông dụng để bày tỏ quan điểm cá nhân.
Cái gọi là bí quyết làm màu, chính là thể hiện sự sành ăn của mình thông qua việc bắt bẻ.
Thể hiện đẳng cấp quốc tế của mình thông qua việc xen lẫn tiếng Anh.
Sau đó, thể hiện kiến thức uyên bác của mình thông qua các thuật ngữ mà người bình thường không hiểu.
Tôi đưa Đại tiểu thư đến hiệu sách tư nhân.
Thông qua việc nghiên cứu mạng xã hội của nam thần, anh ấy đặc biệt yêu thích các tác phẩm kinh điển và ít người biết đến của các nhà triết học phương Tây thuộc trường phái triết học và ý thức luận.
Thỉnh thoảng đọc đến đoạn nào hứng thú thì đăng tải một số cảm nghĩ về sách và cuộc sống.
Kết hợp với những bức ảnh anh ấy tham gia một số buổi giao lưu nhỏ.
Đánh rắn phải đánh bảy tấc, muốn khơi dậy sự hứng thú của nam thần, phải tấn công mạnh vào sở thích của anh ấy.
"Tác phẩm văn học mà chị đọc gần đây?"
Đại tiểu thư suy nghĩ một lúc: "Của Mỗ Đường có tính không?"
Tôi nhấn mạnh: "Phải tao nhã! Tao nhã!"
Đại tiểu thư im lặng một lúc: "Vậy... Tứ đại danh tác? Hồi nhỏ chị có đọc."
... Thôi được rồi, cuộc sống của Đại tiểu thư sau khi học xong cấp ba thì hoàn toàn không cần phải nỗ lực nữa.
Chắc cũng chưa từng nếm trải mùi vị cay đắng của việc học hành.
Tôi thở dài: "Quá phổ biến rồi."
Làm màu cần nhất là gì?
Là độc đáo, ít người biết đến!
Tôi gom hết tất cả các cuốn sách tiếng Anh gốc của phương Tây trên kệ sách.
Xếp ra trước mặt Đại tiểu thư.
"Đây là "Hữu thể và hư vô" của Sartre."
"Cuốn này là "Chân lý và phương pháp" của Gadamer."
"Cuốn này là "Giải thích và xung đột" của Ricoeur."
"..."
Đại tiểu thư hít sâu một hơi: "Nhiều vậy? Lại còn dày nữa?"
"Hơn nữa nghe tên thôi cũng biết không phải người bình thường đọc."
"Làm sao đọc hết được?"
Tôi nháy mắt: "Không không, chị chỉ cần nhớ tên tác giả, năm sinh và tên sách là được."
"Rồi chọn ra một vài câu trong đó để ghi nhớ là được."