TÔI BỊ NETIZEN PHÁT HIỆN CÓ BA ĐỜI CHỒNG - C10
Cập nhật lúc: 2024-08-12 20:14:17
Lượt xem: 233
Chị Trương lau nước mắt nói: "Thôn Nhị Long nổi tiếng là một nơi nghèo khó, đến một ngôi trường tử tế cũng không có. Nhưng từ khi Ôn Uẩn trở thành ngôi sao nổi tiếng, cô ấy đã gửi rất nhiều tiền về, giúp làng xây đường, xây trường học.Còn Nguyên Hương, cô ấy đã tới Bắc Kinh tìm kiếm nguồn đầu tư, giúp dân làng trồng cây ăn quả. Cô ấy nói rằng chính Ôn Uẩn đã tìm đến các công ty lớn, giúp làng xây dựng nhà máy sản xuất trái cây sấy khô để bán ra bên ngoài.”
Đến đây, phần bình luận đã đầy những dòng cảm xúc:
[Aaaaa, không chịu nổi nữa, tôi khóc rồi! ]
[Ch tiệt... Lúc trước Ôn Uẩn làm đại diện cho thương hiệu "Trái cây khô thôn Nhị Long", bị mắng đến thảm, mọi người đều nói là đại diện cho thương hiệu rẻ tiền, mất giá.]
[Tôi nhớ trên đài địa phương có một chương trình, lúc đó thôn Nhị Long được bình chọn là thôn mẫu, còn quay một đoạn video. Nói rằng bí thư thôn Nguyên Hương dẫn dắt mọi người thoát nghèo, mở đường dẫn nước, suýt nữa bị đá đè gãy chân.]
Ông Trần, thợ mộc, lên tiếng, giọng ông mang đậm âm sắc địa phương, nhưng vô cùng nghiêm túc:
"Trên TV có người chửi mắng Ôn Uẩn là con hoang, nghe xong ai cũng giận lắm.”
“Cha của Ôn Uẩn tên là Ôn Thanh Sơn, là sinh viên đại học đầu tiên của làng chúng tôi.
Ông ấy là một cảnh sát nhân dân đáng kính, đã làm rất nhiều việc tốt. Nhà ai có chuyện gì, Thanh Sơn đều sẵn sàng giúp đỡ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/toi-bi-netizen-phat-hien-co-ba-doi-chong/c10.html.]
Năm đó, con trai tôi bị sốt cao vào dịp Tết, tuyết rơi dày, Thanh Sơn đã cõng nó suốt đường chạy ra ngoài tìm xe đến bệnh viện. Đến nơi, chân Thanh Sơn suýt bị đông cứng."
Bạn đang đọc truyện của nhà Cam edit. Chúc bae đọc truyện zui zẻ nhaaa 🍊.
Dì Vương ngồi bên cạnh, dùng khăn tay lau nước mắt: “Sau này Thanh Sơn hy sinh khi cứu người ở Bắc Kinh, cả làng chúng tôi đã cùng nhau nuôi nấng Ôn Uẩn. Dân làng đều chứng kiến Ôn Uẩn lớn lên, nó hồi nhỏ nghịch ngợm lắm, suốt ngày rượt gà bắt vịt, đánh nhau té xuống ao, suốt ngày gây chuyện. Nhưng nó là đứa trẻ tốt, chúng tôi không hề nói dối.”
Nhìn những đôi mắt đỏ hoe của dân làng, lòng tôi chợt cảm thấy đau nhói.
Năm tôi mười tuổi, họ đã tập trung tại nhà tôi, góp một khoản tiền đưa cho mợ tôi:
“Quế Phân, đây là tiền đi đường, chị đưa Ôn Uẩn lên Bắc Kinh đi.”
“Con bé xinh đẹp thế này, không nên chôn chân ở cái làng nghèo nàn này.”
“Đưa Ôn Uẩn lên Bắc Kinh tìm mẹ nó, sống cuộc đời tốt đẹp, học đại học, sau này trở thành người có ích cho xã hội.”
Năm đó, cậu tôi qua đời, gia đình tôi mất đi chỗ dựa. Mợ tôi bận rộn kiếm tiền, còn tôi và chị họ thì luân phiên ăn cơm ở nhà hàng xóm.
Lúc đó, tôi bị một kẻ lang thang trong làng để ý, suýt nữa thì gặp chuyện không may. Dân làng đã bắt kẻ đó, đánh gãy tay hắn, rồi cùng nhau đuổi hắn ra khỏi làng.