Hắn nói rất đỗi đương nhiên, như thể đã quên — năm đó tiền thuốc men và học phí cho hắn, đều là ta dùng từng mũi kim thêu ra mà có.
Từ lần ấy, ta liền không còn nhắc đến chuyện thêu thùa trước mặt hắn nữa.
Ngoài cửa, tiểu đồng Phú Hỉ vừa bước vào, vừa lẩm bẩm oán trách:
“Đại nhân, mấy cuộn chỉ này vừa mới vào kinh chưa được bao lâu, ngày mai đưa đến cũng không muộn. A Hằng cô nương vẫn còn trong phủ, chẳng chạy đi đâu được cả.”
“Chỉ cần là chuyện liên quan đến cô nương, đại nhân liền cuống lên. Như lần trước, vừa nghe nói cô nương vì đau lòng mà muốn bỏ đi, đại nhân liền đứng chờ suốt cả đêm ngoài Bùi phủ…”
Nói đến đây, tiểu đồng bị ánh mắt của Tạ Trường Tiêu trừng một cái, lời còn lại nghẹn nơi cổ họng.
Ta kinh ngạc nhìn sang Tạ Trường Tiêu.
Thì ra… hắn đều biết.
Biết Bùi Diễm không tốt với ta.
Biết ta muốn rời khỏi phủ.
Nhưng… vì sao hắn lại đứng chờ ngoài cổng?
Trong lòng rối loạn trăm mối, ta nhất thời không dám nhìn thẳng vào mắt hắn.
Tạ Trường Tiêu khẽ ho một tiếng để xua đi lúng túng, nhẹ giọng hỏi:
“Cô nương xem chỉ này có phải loại mình cần không? Nếu không đúng, ta sẽ sai người tìm tiếp.”
Ta lấy lại tinh thần, yêu thích không rời mà mân mê từng bó tơ cuộn chỉ, khó lòng kìm được nụ cười trên môi:
“Chính là loại này, làm phiền đại nhân rồi.”
Có được loại chỉ này, ta có thể tái hiện lại bức “Cá bơi trong nước” của Sơn Đạo Chân Nhân.
Đang mải mê suy nghĩ, chợt nghe Tạ Trường Tiêu nói:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Ngày mai, mời cô nương theo ta rời phủ một chuyến.”
Ta ngẩng đầu, đúng lúc ánh mắt hắn nhìn đến, bất giác sững lại.
Tạ Trường Tiêu khẽ cười.
Gương mặt tuấn nhã như ngọc ấy, thoáng phủ lên một tầng nghiêm cẩn:
“Ta đã tìm được thân nhân của cô nương rồi.”
…
Ta không ngờ, mẫu thân ta lại chính là con gái ruột của Sơn Đạo Chân Nhân.
Tin ấy khiến ta bàng hoàng đến mức ngây người rất lâu vẫn chưa hoàn hồn.
Sơn Đạo Chân Nhân là danh sĩ nổi tiếng bậc nhất đương thời — học vấn uyên thâm, vừa giỏi thơ văn, vừa tinh thông hội họa, đặc biệt nổi danh nhờ tài vẽ tranh thủy mặc.
Cả đời ông chỉ có một người con gái.
Năm đó, khi đến tuổi cập kê, nàng từng xảy ra mâu thuẫn với người nhà, tức giận bỏ đi đến vùng Giang Bắc, từ đó biệt tích.
Lúc lão nhân tóc bạc râu dài ấy nhìn thấy ta, nước mắt cứ thế trào ra không ngừng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/theu-nuong-a-hang/chuong-6.html.]
Vừa nhắc đến chuyện xưa của mẫu thân ta, ông liền xúc động mạnh, hồi lâu không thể trấn tĩnh lại.
Ông nói, năm xưa vì không muốn mẫu thân ta truyền nghề ra ngoài, lại ép nàng phải lập gia đình, sinh con nối dõi.
Nếu không có những chuyện ấy, mẫu thân ta cũng chẳng bỏ nhà ra đi.
Ta nghe mà khóc đến sưng cả mắt.
Đang cúi đầu lau nước mắt, thì một bàn tay thon dài đưa đến một chiếc khăn tay — là Tạ Trường Tiêu.
Ta không nói gì, chỉ lặng lẽ nhận lấy, trong lòng dâng lên một cảm giác ấm áp khó tả.
Cuối cùng, chính Tạ Trường Tiêu là người phá tan bầu không khí nặng nề ấy.
Hắn mỉm cười, nhẹ giọng nói:
“Sư phụ, người chớ đau lòng nữa. Giờ đã tìm được cháu gái rồi, lẽ ra nên mừng mới đúng.”
Sơn Đạo Chân Nhân lau nước mắt, cũng khẽ nở nụ cười, gật đầu liên tục:
“Phải, phải… nên mừng mới phải.”
Ông nói, sẽ tổ chức một buổi tiệc lớn để công khai thân phận của ta cho mọi người biết.
Ta nhìn khắp gian phòng, tranh treo đầy tường — tất cả đều là tác phẩm của ngoại tổ phụ.
Ngập ngừng một lát, ta lấy hết can đảm, khẽ nói:
“Con có một nguyện vọng, mong ngoại tổ phụ cho phép.”
Ông hỏi:
“Nguyện vọng gì?”
Ta đáp:
“Tranh của ngoại tổ phụ là báu vật nhân gian. Con muốn sao chép lại thành bản thêu.”
Từ lâu ta đã ôm ấp ý tưởng: đem tinh thần của hội họa hòa vào từng mũi kim, từng sợi chỉ.
Nghe vậy, ngoại tổ phụ thoáng sững người, rồi hơi cau mày:
“Tranh ta vẽ là để thể hiện chí hướng trong lòng, sao có thể để người trong khuê phòng dùng kim chỉ mà làm lu mờ thần thái trong tranh?”
Không ít người cho rằng, hội họa có thể thể hiện được khí cốt và tinh thần, còn thêu thùa thì chỉ mô phỏng hình dáng, khó mà giữ được cái hồn.
Nhưng ta lại muốn chứng minh điều ngược lại.
Ta muốn dùng kim chỉ để thêu ra linh hồn của một bức họa.
Ý nghĩ này, ta đã từng nói với Bùi Diễm một lần.
Hôm đó là một buổi hội thơ tại Bùi phủ.
Ta chỉ khẽ nói vài câu về việc muốn dùng tranh làm mẫu để thêu, giọng rất nhỏ, không ngờ Tri Diên lại nghe được.
Nàng ta khẽ che miệng cười, như thể ta vừa nói ra điều gì rất nực cười:
“Muội đúng là mơ mộng. Tranh vẽ không phải muốn sao chép là sao chép, phải có hồn, có khí chất. Ta đoán muội chưa từng học qua sách tranh, chắc gì đã hiểu về hội họa?”
“Muội lớn lên nơi thôn dã, chẳng học hành gì, tưởng thêu vài mũi kim đường chỉ là có thể làm ra được thứ tinh túy của danh họa? Nghĩ vậy thì ngây thơ quá rồi.”