THẬP LỤC NƯƠNG - 13
Cập nhật lúc: 2024-09-09 13:48:40
Lượt xem: 4,774
Đại công tử cúi xuống nhìn ta, nghiêm túc nói lời cảm ơn.
Ôi, cảm ơn gì chứ.
Ngài đã cho ta dọn vào viện của ngài, không cần phải ngủ một mình ở dãy nhà phụ đáng sợ kia, ta còn chưa cảm ơn ngài đủ đây.
Ta xua tay, cười nói: "Nếu ngài thích ăn, lần sau chúng ta sẽ mua thêm."
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Đại công tử mỉm cười, nhưng vẫn cảm ơn: "Phiền ngươi quá."
Phiền gì chứ, tiền mua kẹo hồ lô này vẫn là của nhà họ Vi, ta chẳng qua tự ý mua thôi, sao đáng để ngài cảm ơn.
Ta lại xua tay, xách hai giỏ rau rồi chạy vụt đi.
Đến hôm sau, người bán rau vẫn không đến giao hàng.
Ta ở trong bếp muối con cá mới mua hôm qua, thầm cảm thấy may mắn vì hôm qua đã phòng xa, kéo Kiếm Như mua được rất nhiều.
Kiếm Như biết nhà người bán rau ở đâu, sau bữa cơm, hắn đi tìm một chuyến.
Một canh giờ sau, Kiếm Như trở về với vẻ mặt u ám, hắn không tìm đại công tử, mà lại đến tìm ta trước.
Thấy mặt hắn thực sự khó coi, ta pha cho hắn một ấm trà nóng.
Lửa trong bếp bốc lên, Kiếm Như cầm quạt quạt mấy cái cho mát, đợi mồ hôi ráo đi, hắn mới giận dữ lên tiếng.
"Người bán rau đó họ Trương, hôm kia bị gãy chân."
"Gãy chân? Có gọi đại phu chưa?"
"Hừ, ngươi thương hắn làm gì, đúng là kẻ mắt chó xem thường người khác."
Tự nhiên sao lại nói mắt chó xem thường người? Kiếm Như nói trước sau không ăn nhập gì, làm ta rối bời.
Uống hai chén trà xong, ta mới hiểu rõ. Hóa ra nhà ông Trương bán rau này làm việc cho một gia đình lớn chuyên cung cấp rau cho nhiều phủ đệ. Dù ông ta có bị gãy chân, nhưng nhà còn nhiều người khác, cùng lắm thì báo lên chủ, để người khác đến giao hàng cho nhà họ Vi cũng không phải không được.
Nói cho cùng, họ xem thường Vi gia đã suy tàn, giờ mỗi lần giao hàng chỉ còn đủ cho ba người ăn, không được bao nhiêu lợi lộc, nên lấy cớ chân bị gãy để làm lơ, thẳng thừng quên luôn chúng ta.
Kiếm Như đã đến gây sự một trận, đòi gặp chủ nhà. Nhưng đợi nửa canh giờ, vẫn không gặp được, người gác cổng nói chủ nhà đang tiếp khách, còn tiếp ai thì tiểu tư không nói rõ, ý tứ chung là, chủ nhà tiếp đại nhân vật gì thì có liên quan gì đến Kiếm Như.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/thap-luc-nuong/13.html.]
Kiếm Như đặt mạnh chén trà xuống bàn, nắm tay lại, miệng chửi: "Mắt chó xem thường người, ngày trước còn nịnh bợ Vi gia không hết, cá tươi bắt từ tận vùng cực Nam, họ lo lắng giao ngay cho chúng ta, chỉ sợ muộn một khắc cá không còn tươi. Nếu không phải..."
Kiếm Như đột ngột ngừng lời.
Ta khẽ nói: "Vậy là, người bán rau đó không giao rau cho chúng ta nữa phải không?"
Kiếm Như cắn chặt môi, một lát sau, đập mạnh một cú xuống bàn, lạnh lùng nói: "Chẳng qua không giao rau thôi mà, Vi gia đâu thiếu tiền, chúng ta tự mua là được."
Ta nói: "Nếu vậy, từ nay mỗi ngày ta sẽ dậy sớm hơn một canh giờ, giờ ta đã biết đường, để ta đi mua. Buổi sáng rau còn tươi."
Kiếm Như đáp: "Sao được, để chúng ta thay phiên nhau đi."
Từ hôm đại công tử phát bệnh trong đêm mưa, gọi Kiếm Như không được, hắn đã dọn về ngủ ở phòng của đại công tử. Mùa hè mưa nhiều, hắn không dám ngủ một mình nữa, sợ lỡ có chuyện gì với đại công tử thì không kịp trở tay.
Thay phiên nhau đi mua rau chắc chắn không ổn.
Thế là ta nói: "Kiếm Như ca, ngươi phải hầu hạ đại công tử rửa mặt chải đầu, nếu thiếu gia tỉnh dậy không thấy ngươi thì sao? Hơn nữa, ta vốn là người chịu trách nhiệm nấu nướng, việc đi chợ mua đồ cũng là chuyện của ta. Ngươi cứ yên tâm chăm sóc đại công tử đi."
Từ đó, ta lại có thêm việc mua rau.
Kiếm Như giấu chuyện này rất kỹ, hắn không nói với đại công tử về việc người bán rau xem thường Vi gia, chỉ nói người đó bị gãy chân, phải nghỉ một thời gian mới giao rau được.
Có câu nói rằng, không ở nhà không biết gạo củi quý thế nào.
Trước đây mọi việc đều do quản gia lo, người bán rau chỉ việc giao hàng, ta nấu nướng mà chẳng nghĩ gì đến giá cả.
Ngay cả lần trước khi ra ngoài với Kiếm Như, hắn cũng là người trả tiền.
Giờ đến lượt ta, mỗi lần móc túi trả tiền, lòng ta như rỉ máu.
Dưới chân thiên tử, giá cả ở Thượng Kinh sao mà đắt đỏ đến vậy?
Tiền mua một cái móng giò, nếu ở thôn Bạch Vân của ta, có thể mua được nửa sườn con heo.
Tuy tiền này không phải của ta, Vi gia cũng không đến lượt ta làm chủ, nhưng tiêu tiền như nước thế này, lòng ta cứ cảm thấy áy náy.
Giờ Vi gia chỉ có lão gia nhận bổng lộc của triều đình, đại công tử phải dưỡng bệnh, nhị công tử phải học hành, còn phải nuôi năm người hầu, sức khỏe của lão gia và phu nhân cũng không tốt... Cảm giác này thật tồi tệ, khiến ta nhớ đến khi mẹ ta qua đời, cha ta một mình cày hai mẫu ruộng, nuôi nhiều miệng ăn, cuối cùng ta phải nhờ người buôn nô bộc bán mình đi.
Ngồi ăn núi lở, ta không khỏi cảm thấy bất an.