Tôi lau đi giọt nước mắt nơi khóe mi, kiên quyết đăng bài thứ ba lên Tiểu Lục Thư.
Bức ảnh là những quyển sổ ghi chép trải rộng trên bàn học của Giang Ninh.
Dòng caption: "Xem thử học sinh 680 điểm ghi chép thế nào nhé?"
Trong vở, nét chữ thanh tú gọn gàng.
Còn dùng năm, sáu loại bút màu để đánh dấu, trang trí.
Trông như một cuốn sổ tay nghệ thuật.
Nhưng tôi biết nó có vấn đề.
Cư dân mạng cũng nhanh chóng nhận ra điều bất thường.
Bài viết chỉ trong nửa tiếng đã nhận hơn 100 bình luận.
"Cái này chẳng phải chép lại từ sách tham khảo vào sổ à? Cảm động với chính mình ghê."
"Học sinh giỏi ghi chép luôn đơn giản, chỉ tóm gọn tinh túy."
"Tôi vừa lướt qua các bài đăng trước của chủ thớt. Cười xỉu. Cô ấy nói em gái mình tự ước tính được 680 điểm? Một người còn phải chép advise và ghi chú cả dạng từ thế này mà thi được 680 á? Tôi không tin."
Cũng có người phản bác:
"Mỗi người có cách học riêng, không thể đánh đồng như thế được."
"Sổ tay này đẹp như tác phẩm nghệ thuật! Thích quá!"
8.
Tôi không trả lời nữa.
Dù sao thì, những lời nghi ngờ, cư dân mạng đã nói thay tôi hết rồi.
Ở kiếp trước, khi thấy em gái ghi chép như vậy, tôi không nhịn được mà khuyên:
"Ninh Ninh, ghi chép không cần cứ đổi bút qua lại như thế, mất thời gian lắm. Làm màu như vậy để làm gì? Công sức bỏ sai chỗ rồi."
Nhưng con bé lại cãi lại tôi:
"Giang Thiến, chị chẳng phải cũng chỉ đỗ một trường đại học bình thường thôi sao? Chị dựa vào đâu mà chỉ dạy em chứ?"
Tôi á khẩu, không nói được gì.
Thành tích các bài kiểm tra trong trường của Giang Ninh quả thực lúc nào cũng rất tốt. Nếu phát huy bình thường, con bé hoàn toàn có thể đỗ vào một trường 211.
Lúc đó, tôi còn tự trách bản thân, có phải mình đã quản quá nhiều rồi không.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/sau-khi-em-gai-tu-tinh-diem-thi-dai-hoc/chuong-6.html.]
Nhưng tôi chẳng thể ngờ được.
Thành tích của nó, chưa từng có lần nào là thật.
Hôm sau, Giang Ninh thực sự đi làm gia sư cho con của lãnh đạo ba tôi.
Tôi cẩn thận hơn, từ sớm đã thêm WeChat của dì Lưu.
Tôi khéo léo nói vài lời ninh nọt:
"Dì ơi, em cháu còn nhỏ, đôi khi lời nói và hành động có thể chưa chín chắn. Nếu cần nhắc nhở, dì cứ thoải mái chỉ bảo ạ. Nhà cháu luôn rất tôn trọng dì mà."
Tin nhắn gửi đi nửa ngày không có hồi âm.
Nhưng em gái tôi thì lại về sớm hơn dự định.
Rõ ràng đã thống nhất dạy bốn tiết hôm nay, tôi còn tận mắt thấy bố viết vào sổ một con số tròn trĩnh: 2000.
Giang Ninh mặt đỏ bừng, trên trán lấm tấm mồ hôi, không biết là do nóng hay do chột dạ.
Nó nghển cổ, giọng cứng rắn:
"Không được, em không dạy nổi! Đứa nhỏ đó không chịu nghe lời. Em không đi nữa."
Mẹ vừa xót con gái út, vừa đưa miếng dưa hấu lạnh cho nó, vừa trách móc:
"Không đi thì thôi, ở nhà chơi cũng được."
"Tất cả là tại ba mày với chị mày, bắt con chịu khổ thế này."
"Ở công ty hai mươi năm chỉ làm một nhân viên quèn, cũng chẳng thấy ông ta có chí tiến thủ gì. Đến khi con gái có chút tiền đồ, ông ta lại học đòi nịnh bợ lãnh đạo..."
Bị mỉa mai như vậy, bô tôi cắm cúi uống rượu, không buồn ngẩng đầu lên.
Tôi cũng không nói gì, chỉ lặng lẽ lấy điện thoại ra.
Anan
Dì Lưu cuối cùng cũng trả lời tôi:
"Cảm ơn Giang Thiến nhé. Có điều, dì có ngồi nghe Ninh Ninh giảng một lúc, khi con dì đặt câu hỏi, con bé trả lời không trúng trọng tâm. Có lẽ phương pháp học của con bé không phù hợp với nhà dì. Dù sao cũng cảm ơn con nhé."
"Không phù hợp?"
Đây chỉ là cách nói giảm nói tránh thôi nhỉ?
Tôi không tin dì ấy không nhìn ra được Giang Ninh thực sự kém cỏi.
Ở kiếp trước, Giang Ninh đã dựng lên một lời nói dối khổng lồ, còn kéo cả gia đình lãnh đạo của ba tôi vào cuộc.
Họ chưa từng tiếp xúc trực tiếp với Giang Ninh, chỉ nghe ba tôi nói một phía, cứ tưởng con bé thực sự là một học sinh xuất sắc, vừa có tài vừa có đức.
Xuất phát từ lòng thương hại, họ còn tận dụng các mối quan hệ xã hội, thu hút sự chú ý của mấy tờ báo địa phương.