LẬP DỊ - 2
Cập nhật lúc: 2024-10-17 14:48:49
Lượt xem: 99
2
Cuối cùng, khi đã mệt nhoài, tôi bước vào một quán cà phê bất kỳ.
Lấy điện thoại đang để chế độ im lặng ra, trên màn hình hiện hàng chục cuộc gọi nhỡ và hàng trăm tin nhắn WeChat.
Tôi không cần nhìn cũng biết là của bố, mẹ, em gái, và có lẽ cả mấy cô dì chú bác.
Điện thoại lại rung lên, lần này là bố gọi.
Tôi nhấn nút nghe: “Tiểu Tiểu, hôm nay con làm sao vậy? Sinh nhật của mẹ, con không những cãi mẹ mà còn bỏ đi nữa. Sao con lại không biết điều như vậy?”
Tôi nhạt nhẽo trả lời: “Nhưng dù con có biết điều, cũng đâu được gì. Bánh kem và đồ ăn đều do con chuẩn bị, phong bì của con cũng không thua gì cái vòng tay của em gái, mẹ đã từng khen con lấy một lời chưa?”
Bố im lặng một lúc, rồi lại lặp lại câu nói quen thuộc: “Con là chị, trong nhà tất nhiên con phải gánh vác nhiều hơn, đừng so đo với mẹ và em gái.”
Cuối cùng, nước mắt tôi không thể kìm nén nữa, nghẹn ngào nói: “Có ai hỏi con có muốn làm chị không? Có ai hỏi con có đồng ý không?”
“Con là chị, con phải nhường em gái.”
Câu này tôi đã nghe từ nhỏ đến lớn.
Từ khi em gái hai tuổi, sức khỏe rất yếu, ba ngày lại sốt, phải vào viện truyền dịch.
Lúc đó, tôi đã đi mẫu giáo, thường xuyên là đứa trẻ ngồi lại cuối cùng trong trường, cuối cùng cũng nhờ cô hàng xóm tốt bụng đưa tôi về nhà.
Nhà trống vắng lặng. Tôi chỉ biết nhịn đói, chờ người lớn về.
Những món ăn vặt yêu thích như sô-cô-la và bánh quy đều không còn.
Vì khi nhìn tôi ăn, em gái sẽ đòi, nhưng nó bị viêm phế quản, bác sĩ cấm ăn đồ ngọt.
Mẹ sợ phiền, nên cắt hết mọi đồ ăn vặt.
Đến khi trời tối, mẹ bế em gái về nhà, họ đã ăn xong.
Mẹ cũng mệt mỏi đến mức không còn sức để nấu ăn nữa.
Đợi đến khi bố về và nấu xong bữa, tôi đã đói đến mức bụng dính vào lưng.
Mỗi lần như vậy, tôi đều rất ghen tị với em gái, vì em có thể ăn no cùng mẹ ở bên ngoài, không phải chịu đói như tôi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/lap-di/2.html.]
Nhưng lúc đó tôi đã không dám nổi giận nữa, tôi hiểu rất rõ rằng, mẹ sẽ không dỗ dành tôi.
—-----------
Khi tôi kết thúc lớp lớn mẫu giáo, bố được điều chuyển đi làm xa, mẹ không thể một mình chăm hai đứa con, nhất là khi em gái tôi thường xuyên ốm đau.
Tôi bị gửi đến nhà ngoại để đi học.
Lúc còn nhỏ, tôi rất nhút nhát và hay khóc.
Với tôi, những họ hàng ở nhà ngoại chỉ là những người xa lạ mà tôi mới gặp vài lần.
Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ khoảnh khắc khi mẹ quay lưng rời đi, tôi níu lấy vạt áo bà và khóc van nài: “Mẹ ơi, con xin mẹ, cho con về nhà ở được không? Con hứa sẽ ngoan, không làm phiền mẹ nữa, con cũng sẽ giúp mẹ chăm sóc em gái.”
Mẹ cau mày kéo tay tôi ra: “Đừng làm loạn nữa, em gái con còn đang đợi mẹ ở nhà hàng xóm. Ở đây chẳng ai ngược đãi con đâu, con đòi hỏi cái gì chứ?”
Mẹ không hiểu, hoặc có lẽ hiểu, nhưng bà không thể quan tâm thêm được nữa. Một đứa trẻ sáu tuổi đột nhiên bị gửi đi khỏi nơi mình lớn lên từ nhỏ, đến một môi trường xa lạ, sẽ hoang mang và sợ hãi đến nhường nào.
Nhà ngoại có ba tầng, và trong đó sống rất nhiều người.
Ngoại và ông ngoại, gia đình bác cả, chú chưa lập gia đình, chị họ lớn sống từ nhỏ với ông bà, và sau này là cô út cùng con gái chuyển về sống sau khi ly hôn.
Không ai bắt nạt tôi, mọi người đều đối xử khá tốt với tôi.
Nhưng tôi chẳng thấy vui vẻ chút nào.
Vì chẳng ai thiên vị tôi cả.
Chị họ lớn là báu vật trong lòng ngoại, chị có thể nũng nịu với ngoại bất cứ lúc nào, và ngoại sẽ ôm chị cười âu yếm.
Con trai của bác cả là bảo bối của bác và bác gái, ông bà cũng rất yêu thương cậu ấy.
Còn em họ tuy mới đến, nhưng được cô út cưng chiều.
Chỉ có tôi, lẻ loi một mình.
Mỗi khi gặp chuyện không vui, tôi thường trốn vào góc cầu thang và âm thầm khóc.
Hii cả nhà iu 💖
Đọc xong thì cho tui xin vài "cmt" review nhé ạ 🌻
Follow Fanpage FB: "Dung Dăng Dung Dẻ" để cập nhật thông tin truyện mới nhé :3
Khi nước mắt đã khô, tôi lại mang nụ cười quay về trước mặt mọi người.
Ban đầu, mẹ đến thăm tôi mỗi tuần một lần. Tôi háo hức kể cho mẹ nghe những chuyện vui ở trường, nhưng mẹ chỉ lắng nghe một cách hời hợt, rồi lại quay sang than thở với bà ngoại về việc chăm em gái mệt mỏi thế nào.