Hãy Tuân Thủ Các Quy Tắc Trong Kì Nghỉ Đông Ở Nhà Nhé - 8
Cập nhật lúc: 2024-06-19 11:46:27
Lượt xem: 417
Vấn đề là, nên tin mẹ đến mức nào đây? Khi tôi trở về phòng ngủ thì đã gần mười một giờ đêm. Tôi lấy gối phân chia ranh giới trên giường: tôi nằm bên trái, Thang Vũ nằm bên phải.
Vừa đặt đầu lên gối, Thang Vũ đã ngủ say như chết.
“Làm sao anh có thể ngủ được? Chuyện xảy ra trong phòng em gái khiến tôi trằn trọc. Con búp bê nhắc đến “nó” một cách công khai, biểu thị rằng “nó” không quan tâm đến việc chúng ta đã biết sự tồn tại của “nó”.”
Con búp bê nói "nó" biết tuốt, "nó" đang theo dõi. Liệu có khi nào, sở dĩ "nó" biết tuốt là bởi vì "nó" đang theo dõi tôi?
Tức là, mọi chuyện diễn ra ở đây đều nằm trong tầm mắt "nó". Biết đâu, ngay lúc này, "nó" đang ở trên trần nhà, trố mắt nhìn xuống ta chăng? Chúng ta không thể trốn thoát, bởi vì "nó" đang theo dõi, "nó" biết tuốt.
Nếu có thể tìm cách khiến "nó" không thấy được, hay nói cách khác, khiến "nó" chỉ nhìn thấy những thứ giả dối, có lẽ chúng ta có thể tác động đến nước đi tiếp theo của "nó".
Tiếp theo, hãy phân tích nhân vật người mẹ. Mẹ cũng là một quân cờ của "nó", trong căn nhà này, thoạt nhìn bà là người ít gây nguy hiểm nhất cho chúng tôi.
Thêm vào đó là hai mẩu giấy mà em gái để lại, lẽ thường mà nói, một người bình thường sẽ chọn tin tưởng mẹ. Hơn nữa, mức độ tin tưởng đó, hẳn là phải trên 50%.
Sự xuất hiện bất ngờ của mẹ trước đó đã cứu sống tôi và Thang Vũ, có thể nói hành động lấy lòng này đã thành công mỹ mãn. Lẽ ra, niềm tin của chúng ta đối với mẹ phải được củng cố hơn nữa.
Thế nhưng tất cả những điều này, lẽ nào "nó" lại không biết? Như con búp bê đã nói, "nó" biết tuốt. Vậy nên, để trốn thoát thành công khỏi sự giám sát của "nó", chúng ta không thể làm những điều mà "nó" nghĩ rằng chúng ta sẽ làm.
Vì vậy, hiện tại tôi phải giữ niềm tin dành cho mẹ dưới mức 20%. Thời gian đã hơn mười một giờ, tôi lờ mờ nghe thấy tiếng bước chân ở gần cầu thang.
Sau đó, những âm thanh bên ngoài phòng ngủ ngày một lớn hơn, tiếng chân ghế cọ vào sàn nhà, tiếng vải vóc bị xé rách, tiếng thủy tinh vỡ loảng xoảng, tiếng khóc, tiếng la hét... xen lẫn những âm thanh ầm ầm khó mà diễn tả được.
Kỳ lạ thay, những âm thanh này sau khi vang lên một lúc, sẽ đột ngột dừng lại hoàn toàn, như thể có ai đó vừa nhấn nút tạm dừng. Sau khoảng mười mấy giây im lặng đến đáng sợ, chúng lại vang lên lần nữa.
[Đừng để bất kỳ âm thanh kỳ lạ nào khơi dậy sự tò mò của mày.]
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/hay-tuan-thu-cac-quy-tac-trong-ki-nghi-dong-o-nha-nhe/8.html.]
[Chẳng lẽ anh không muốn biết ai đang hét lên trong đêm sao?]
[Đừng ra khỏi phòng sau mười một giờ đêm, đừng để bố mẹ biết anh vẫn còn thức.]
Bên ngoài có tiếng phụ nữ gào thét, khóc lóc.
[Hu hu hu... Làm ơn cứu lấy người mẹ đáng thương này...!]
Thời gian trôi qua, tôi nhận ra khoảng lặng sau những tiếng ồn ào ngày càng kéo dài, từ mười mấy giây thành vài phút, và còn có thêm cả tiếng ngáy của bố. Rất có thể, trong khoảng thời gian yên lặng sau những tiếng ồn ào, bố mẹ đã ngủ say.
Tôi thầm đếm trong đầu. Ba phút ồn ào, sau đó là từ mười lăm giây đến mười phút im lặng. Sau hai lần kiểm chứng, tôi phát hiện ra quy luật như sau:
Ba phút ồn ào, mười lăm giây yên tĩnh;
Ba phút ồn ào, ba mươi giây yên tĩnh;
Ba phút ồn ào, một phút yên tĩnh (có tiếng ngáy của bố);
Ba phút ồn ào, năm phút yên tĩnh (có tiếng ngáy của bố);
Ba phút ồn ào, mười phút yên tĩnh (có tiếng ngáy của bố);
Và cứ thế lặp lại...
[Sau khi bố mẹ ngủ say, mày phải làm gì đó - thứ trong bếp rốt cuộc có tác dụng gì?!]
Mẹ đã ngủ chưa? Trong khi bố ngủ say, mẹ đang làm gì?
Chương mới nhất: Cứu lấy người mẹ đáng thương...