Gửi Gắm Tâm Thư - Phần 1
Cập nhật lúc: 2024-12-10 16:43:35
Lượt xem: 717
1
Năm ta mười ba tuổi, phụ thân qua đời do bạo bệnh.
Ông không yên lòng về ta, trước lúc lâm chung đã dặn dò ta đến nương nhờ một cố nhân ở vùng Ung Châu.
Cố nhân ấy mang họ Ninh, trước khi ta ra đời đã hứa gả ta cho Tam Lang nhà ông ấy.
Lần này đến Ung Châu, cũng không thể xem là đường đột.
Ai ngờ, cầm theo tín vật đến nơi, ta mới biết vị hôn phu của mình đã tòng quân. Trong nhà chỉ còn Đại Lang – đã thành thân – hầu hạ người mẹ góa bụa.
Ninh gia bá mẫu sức khỏe yếu, nói hai câu đã thở dốc ba lần, nhưng lại vô cùng hiền từ với ta.
“Đứa trẻ ngoan, con là Chiếu Huỳnh phải không? Cái tên này, năm đó ta với mẫu thân con cùng nhau suy nghĩ đặt ra đấy. Con là con dâu chưa qua cửa của Tam Lang nhà ta, cũng xem như là con của ta. Cứ an tâm mà ở lại.”
Ninh gia không phải gia đình giàu có, trong nhà chỉ có hai cửa tiệm gạo. Từ sau khi Ninh bá phụ qua đời, cửa tiệm được giao lại cho Đại Lang cai quản.
Đại Lang tính tình rộng rãi, biết ta đến còn đặc biệt mua rượu và thức ăn tiếp đón ta. Con gái của huynh ấy – Tiểu Mãn – bình thường rất được Ninh bá mẫu yêu chiều, cũng rất thích gần gũi ta.
Chỉ có phu nhân của Đại Lang là không ưa ta, nên ta ít đến gần nàng.
Ở Ninh gia được nửa tháng, bá mẫu muốn may áo mùa đông cho Ninh Tam Lang. Ta biết bà làm việc thêu thùa lâu sẽ đau mắt, bèn xung phong nhận làm giúp.
Tài nữ công của ta không tính là tốt lắm, nhưng được cái ta còn trẻ trung, nên làm rất nhanh.
Ninh bá mẫu vuốt chiếc áo mùa đông ta may, cười rạng rỡ không thấy mắt đâu.
“Áo đã may xong, chi bằng con viết thêm một bức thư cho Tam Lang đi? Nó về rồi, hai đứa nên thành thân, trước đó làm quen cũng tốt.”
Ta nghĩ cũng phải, bèn cầm bút viết thư.
2
Bức thư đầu tiên, ta viết rất khách sáo.
Trước tiên tự giới thiệu, nói mình là vị hôn thê chỉ phúc vi hôn của chàng, vì phụ thân bệnh mất mà đến Ung Châu nương nhờ, may mắn được bá mẫu chiếu cố, có chỗ nương thân…
Viết một mạch những lời ngợi khen, đến cuối cùng ta vẫn không nhịn được mà thêm một câu.
“Ung Châu giờ đã vào thu, gió thoảng lay xanh lá ngô đồng thưa. Không biết cảnh sắc nơi Bắc Địa mà công tử nhìn thấy có gì khác biệt chăng?”
Mẫu thân ta mất sớm, ký ức về bà không nhiều. Chỉ nhớ phụ thân nói bà đến từ Bắc địa – một nơi hoàn toàn khác biệt so với Ung Châu hay Dung Châu.
Đời này e rằng ta chẳng có cơ hội đặt chân tới nơi ấy. Nếu có thể nghe người khác kể một đôi điều, cũng đã mãn nguyện.
Viết xong thư, ta gói chung với áo mùa đông, mang đến dịch trạm.
Dịch trạm ồn ào náo nhiệt, chật kín những thân nhân gửi áo mùa đông cho quân Bắc địa. Ta nhận phiếu gửi từ tay dịch quan, khó khăn lắm mới tìm được một chỗ trống, bắt đầu điền nơi đóng quân của Ninh Tam Lang lên phiếu gửi.
Nhưng khi viết đến đây, ta lại gặp khó khăn.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Trước khi xuất môn, ta chỉ nhớ hỏi nơi đóng quân của Ninh Tam Lang, nhưng lại quên mất hỏi tên thật của chàng.
Ta chẳng thể chỉ ghi mỗi “Ninh Tam Lang” thôi đúng không?
May mà Tiểu Mãn đòi ăn hồ lô đường ở phố, ta bèn dẫn nàng đi cùng.
Nghe ta hỏi vậy, cô bé liền líu lo trả lời bằng giọng non nớt:
“Tam thúc của con tên là Ninh Dụng Chi!”
Ta xoa đầu bé, khen vài câu, rồi hỏi tiếp:
“Con có biết tên ấy viết như thế nào không?”
Tiểu Mãn lập tức lắc đầu như trống bỏi.
Sợ viết sai, ta đành trả lại phiếu gửi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/gui-gam-tam-thu/phan-1.html.]
Không ngờ, dịch quan nghe xong liền cười hỏi:
“Có phải Ninh Tam Lang ở doanh trại Hổ Uy Bắc địa không? Trùng hợp ta biết, để ta viết giúp cô nương.”
Dịch quan cầm bút, nhanh chóng viết thêm tên Ninh Tam Lang phía sau Hổ Uy doanh.
“Ninh Dụng Chi.”
3
Ninh Dụng Chi hồi âm rất nhanh.
Chỉ là lời lẽ không mấy khách khí.
“Trong nhà lúc nào tìm cho ta một vị hôn thê thế này?”
“Nịnh nọt quá mức.”
“Bắc địa và Ung Châu cách biệt như trời với đất. Đầu đông chỉ có gió thổi, tuyết rơi. Đến tháng Chạp, mặt đất sẽ đóng một lớp băng thật dày. Nàng chưa từng thấy nhỉ? Bước một bước có thể trượt đi cả hai dặm.”
Ta cầm thư, đọc tới đọc lui hồi lâu.
Đây chính là Ninh Tam Lang mà Ninh bá mẫu bảo là người “ít nói chất phác” sao?
Ở Dung Châu chúng ta, người ít nói chất phác không phải thế này.
Ninh bá mẫu không biết chữ, nhưng điều đó không ngăn bà giục ta viết thư hồi âm cho Ninh Dụng Chi.
“Phu thê với nhau, quan trọng nhất chính là tâm ý tương thông. Giờ vun đắp tình cảm sâu sắc, sau này cuộc sống mới thuận lợi. Nghe lời bá mẫu, viết thư cho nó đi, rồi trong phong thư kèm thêm một mảnh lá hay hoa gì đó. Bảo đảm khiến cái thằng nhóc ấy mê mẩn đến độ không phân biệt nổi phương hướng.”
Ta kinh ngạc thốt lên: “Bá mẫu thật lợi hại...”
Ninh bá mẫu che miệng ho khẽ hai tiếng, rồi mỉm cười:
“Lợi hại gì đâu, toàn là chiêu của mẫu thân con truyền cho ta. Nay ta chỉ thay bà ấy dạy cho con thôi.”
Ta làm theo lời, viết thư hồi âm cho Ninh Dụng Chi.
Trước tiên kể rằng mọi việc trong nhà đều ổn, trong sân hoa quế nở rộ, mấy hôm trước ăn bánh hoa quế nhiều đến mức mặt tròn lên một vòng.
Sau đó kể rằng Ung Châu và Dung Châu quả nhiên khác biệt, Ung Châu gần sông, Trung thu bá mẫu đưa ta đi ngắm đèn lồng lớn trên sông.
Viết đến đây lại cảm thấy lời lẽ có phần thiếu thốn, bèn vẽ phác họa chiếc đèn lồng đó ở bên cạnh.
Cuối cùng, vẫn không quên hỏi về phong thổ Bắc địa, mong hắn nói thêm cho ta vài điều.
Gấp lá thư lại, nghĩ đến lời bá mẫu dạy, ta do dự hồi lâu rồi lấy một nắm hoa quế khô, kẹp vào trong thư, còn thêm một câu:
“Quế vàng Ung Châu, mong chút hương nhạt này có thể giúp công tử vơi bớt nỗi nhớ quê nhà.”
Thư gửi đi, tháng sau liền nhận được hồi âm.
Lần này thái độ của Ninh Dụng Chi đã khá hơn nhiều, nhưng lời lẽ vẫn hết sức tự nhiên và thoải mái.
“Đồ ăn ngon ở Ung Châu không chỉ có bánh hoa quế. Nàng đã đến Đại Từ Quan ở ngoại thành chưa? Chân núi có một lão ông bán đậu hủ nước, vị đậu hủ nhà ông ấy ngon tuyệt, cả ngọt lẫn mặn đều có.”
“Nàng thích ngắm đèn lồng? Đèn lồng Thượng Nguyên còn đẹp hơn. Ở gác Cẩm Tú có đèn lồng vương, không bán, nhưng nếu đoán được đố đèn sẽ được tặng đèn thỏ ngọc, có màu trắng và màu hồng.”
“Nàng biết giải đố đèn không? Chờ sau này ta về Ung Châu, sẽ giúp nàng giành lấy một chiếc.”
“Bắc địa ngoài khí hậu khác Ung Châu, cảnh sắc cũng khác. Ngoài thành đa phần là thảo nguyên, bách tính nuôi bò dê, cũng thích ăn thịt bò dê. Thịt dê ở đây không có mùi hôi, chỉ cần luộc sơ nước là có thể ăn ngay...”
Ta viết một câu, hắn hồi âm một câu.
Đọc xong thư, ta mới nhận ra môi mình vẫn đang mỉm cười.
Lần này không cần bá mẫu nói, ta tự mình cầm bút viết thư hồi âm.
“Nói cũng trùng hợp, hôm qua ta vừa đến Đại Từ Quan, đậu hủ quả thực mềm mịn...”