" Gia sản" quý giá nhất - CHƯƠNG 1
Cập nhật lúc: 2024-09-27 15:57:14
Lượt xem: 2,632
# 1
Đêm ba mươi Tết, vợ tôi khóc lướt thướt chạy về nhà.
Vừa vào cửa đã khóa mình trong phòng, tôi gõ cửa thế nào cô ấy cũng không chịu ra.
Con trai đang chuẩn bị ăn cơm tất niên thì đặt đũa xuống, lo lắng nhìn tôi.
Tôi biết, chắc chắn vợ tôi lại phải chịu ấm ức ở nhà mẹ đẻ rồi.
Năm nào vợ tôi cũng về nhà ngoại ăn Tết, một đi là mấy ngày liền.
Cô ấy không chỉ phải lo bữa cơm tất niên, mà còn phải lo cả tiệc mừng thọ mùng một Tết nữa.
Mẹ vợ tôi, mẹ ruột của vợ tôi, sinh nhật đúng vào mùng một Tết, vậy nên hai ngày đại hỷ liên tiếp, vợ tôi đều phải vất vả.
Mua đồ ăn, nấu nướng, rửa bát, dọn dẹp, hai ngày liền, gần như một mình cô ấy làm hết.
Năm đầu tiên sau khi cưới, tôi từng cùng cô ấy về nhà ngoại ăn Tết một lần. Về nhà, tôi khuyên cô ấy đừng tự làm khổ mình như vậy, nhà đâu phải không có ai, hai cậu em vợ đều đã trưởng thành, suốt ngày chỉ xem tivi hoặc ngồi cắn hạt dưa, vỏ dưa thì phun lung tung.
Vợ tôi nói, cô ấy là chị cả, có trách nhiệm chăm sóc mẹ và hai em trai.
Thế là cứ chăm sóc như vậy suốt mười một năm, năm nào cũng như năm nào, làm việc như trâu như ngựa.
Tôi bồn chồn, lo sợ cô ấy làm điều dại dột trong phòng, đang định đi tìm tua vít để cạy khóa cửa thì bất ngờ cửa mở ra, vợ tôi lao vào lòng tôi.
"Em sai rồi, em sai rồi chồng ơi, sau này em sẽ sống tốt với anh, nuôi dạy con trai cho tốt, không về đó nữa."
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Nói xong lại khóc nức nở, khiến tim tôi như bị d.a.o cắt. Tôi chỉ có thể ôm cô ấy, vuốt ve lưng cô ấy, nhẹ nhàng an ủi cô ấy, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.
Có tiếng gõ cửa, con trai chạy ra mở cửa, là bà Ngô hàng xóm đối diện.
Bà Ngô hỏi: "Đêm ba mươi Tết mà nghe thấy nhà cháu khóc lóc, có chuyện gì vậy?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/gia-san-quy-gia-nhat/chuong-1.html.]
Bà Ngô ngày thường rất tốt với chúng tôi, biết gia đình ba người chúng tôi điều kiện bình thường, nhà có gói bánh chưng hay muối thịt hun khói gì cũng chia cho chúng tôi một ít. Thấy bà Ngô đến, vợ tôi cũng nín khóc, mời bà vào nhà ngồi.
Bà Ngô liếc mắt đã thấy bữa cơm tất niên vẫn còn nguyên, một đĩa rau xào đậu phụ, một đĩa khoai tây xào, một đĩa cá kho.
"Đêm ba mươi Tết mà chỉ ăn có thế này thôi, con có no không?" Bà Ngô xoa đầu con trai tôi, "Mười tuổi rồi phải không? Thi học kỳ vừa rồi được mấy điểm?"
Con trai tôi tự hào nói: "Con được toàn điểm 10 ạ!"
"Giỏi quá, có triển vọng, bà lì xì cho cháu." Bà Ngô móc từ trong túi ra một bao lì xì nhét vào tay con trai tôi, con trai tôi giấu tay ra sau lưng không chịu nhận.
Làm sao tôi dám nhận lì xì của bà Ngô, vội vàng giải thích: "Năm nào cũng chỉ có hai bố con cháu ăn tất niên, nấu nhiều cũng lãng phí. Lì xì này Tiểu Chí không thể nhận đâu, bà cất đi ạ."
Bà Ngô trừng mắt nhìn tôi, lại nhìn vợ tôi, nhét bao lì xì vào cặp sách của Tiểu Chí, rồi nói với tôi: "Không phải bà già này lắm chuyện, Tiểu Chí tuổi này đang lớn, hai vợ chồng cháu dù bận rộn đến đâu, ngày Tết cũng phải cùng con ăn một bữa cơm chứ? Còn khóc lóc ở nhà, xui xẻo lắm."
Tuy lời nói là dành cho tôi, nhưng ánh mắt bà lại nhìn vợ tôi.
Vợ tôi cũng hiểu ý, lau nước mắt, kiên quyết nói: "A bà nói đúng, mười năm nay cháu chưa từng cùng con trai ăn bữa cơm tất niên nào, cháu sẽ vào bếp nấu thêm mấy món, bà ở lại ăn Tết cùng chúng cháu nhé."
Bà Ngô cười nói: "Giờ này rồi còn nấu nướng gì nữa, đợi cháu nấu xong thì con đói lả rồi, thôi qua nhà bà ăn đi, cơm nước đã sẵn sàng rồi."
Con gái bà Ngô năm nay đi nước ngoài du học, Tết không về nhà, nhà chỉ có mỗi bà Ngô ăn Tết, làm sao cơm nước đã sẵn sàng được? Tôi đoán chắc cũng chỉ là cơm canh bình thường, giống nhà tôi thôi. Không ngờ tôi vừa bước vào nhà bà Ngô, đã thấy trên bàn ăn đầy ắp nào gà nào vịt nào cá, còn có cả một chai rượu Mao Đài.
Thấy tôi vẻ mặt nghi hoặc, bà Ngô giải thích: "Con bé nhà bà không có nhà, đây là nó đặt ở nhà hàng từ sớm rồi họ mang đến, nhất quyết phải đặt nhiều món như vậy, một mình bà già này làm sao ăn hết được, vừa hay các cháu đến giúp bà một tay."
Thấy nhiều món ngon như vậy, Tiểu Chí đã nuốt nước miếng ừng ực, bà Ngô bảo con ngồi xuống, gắp cho con đầy một bát toàn món ngon.
"Ăn đi, vừa ăn vừa nói chuyện, ở nhà khóc lóc làm gì?"
Bà Ngô vừa hỏi, vợ tôi lại bắt đầu nghẹn ngào.
Hóa ra, bữa cơm tất niên năm nay khác với mọi năm, năm nay là sinh nhật bảy mươi tuổi của mẹ vợ tôi.