DIỀU TRẮNG - 1
Cập nhật lúc: 2024-11-17 16:31:13
Lượt xem: 192
(Văn án)
Các bạn đã từng thấy bức tường có chữ "phá dỡ” màu đỏ chưa?
Chữ “Phá dỡ" đó đã được viết trên bức tường rách nát của nhà tôi suốt mười năm.
Ba tôi ăn chơi, cờ bạc, một lần lại một lần lừa mẹ tôi lấy tiền bán lúa, đậu phộng, gà, vịt, thậm chí là tiền chữa bệnh để nuôi những thói quen hoang phí của mình.
Tôi đã vô số lần khuyên mẹ ly hôn. Mẹ luôn nói: "Ba con không đến nỗi tệ đâu, đợi tiền đền bù giải tỏa xuống là sẽ ổn thôi."
Sau này thật sự có đền bù giải tỏa, nhưng gia đình tôi lại rơi vào cảnh nghèo túng chỉ trong một đêm.
Mẹ tôi sụp đổ, khóc lóc kể lể với tôi.
Nhưng mẹ ơi,
Con đã từng vô số lần muốn kéo mẹ ra khỏi đầm lầy này, nhưng mẹ luôn ngoan cố không chịu nghe.
Lần này, con không muốn quan tâm nữa...
01
Từ khi tôi có ký ức, trên tường nhà tôi đã viết một chữ "拆" (phá dỡ) màu đỏ.
Nhà nghèo đến mức không thể nghèo hơn.
Chiếc quần lót của tôi rách như lưới nhện nhưng vẫn phải mặc tiếp.
Trong khi đó, ba tôi lại hút t.h.u.ố.c lá 10 tệ một gói, đi giày da bò cả trăm tệ một đôi.
Người làng cười ông: "Con gái ông không đủ tiền đóng học phí, mà ông vẫn ăn ngon mặc đẹp quá nhỉ."
Ba tôi ngẩng cao đầu: "Các người thì biết gì, nhà tôi sắp được giải tỏa rồi, đến lúc đó tôi sẽ cho Nhiên Nhiên đi học trường tư ở huyện."
Nhưng mãi không thấy giải tỏa, tôi đã bảy tuổi rồi.
Thư ký thôn hối thúc không biết bao nhiêu lần, mẹ tôi đành bán con gà mái đẻ trứng của nhà, gom đủ tiền học phí cho tôi.
Tối hôm đó, ba tôi cầm một bó hoa dại hái ven đường, ôm mẹ tôi thì thầm:
"Anh mới phát hiện ra một công việc kiếm tiền. Em đưa tiền cho anh trước, đảm bảo nửa năm sau sẽ gấp ba."
"Lần này chắc chắn được mà!"
Những lời này tôi đã nghe đến mức tai muốn mọc kén.
Những năm qua, tiền bán lúa, lá trà, bắp, heo nuôi tết, thậm chí tiền chữa bệnh của mẹ đều bị ba tôi dụ dỗ lấy hết.
Tôi khóc lóc cản mẹ, hét lên rằng tôi muốn đi học.
Ba tôi đẩy tôi vào phòng bên, khóa cửa lại.
Không biết tôi đã khóc bao lâu, cửa mở ra.
Ba tôi đã không còn ở đó, mẹ tôi mỉm cười với tôi:
"Ba con đảm bảo với mẹ, lần này chắc chắn lấy tiền để làm ăn, không phung phí nữa."
"Đến lúc đó kiếm được tiền, mẹ sẽ mua cho con chiếc váy của Thủy Tinh Nguyệt."
Tôi giận dữ: "Không thể nào, ông ấy là kẻ lừa đảo, đã lừa mẹ bao nhiêu lần rồi!"
Mặt mẹ biến sắc, tát tôi một cái:
"Không được nói ba con như thế.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/dieu-trang/1.html.]
"Trước đây ông ấy đối xử với mẹ rất tốt, từng tiêu hết tiền trên người để mua cho mẹ một chiếc váy.
"Còn Ông bà ngoại con chưa từng mua cho mẹ bộ quần áo mới nào cả."
Tôi biết chiếc váy đỏ đó.
Nó mới tinh như chưa từng mặc qua, được treo cẩn thận trong tủ quần áo.
Trông hoàn toàn không hợp với căn nhà tồi tàn và vẻ ngoài xộc xệch, buồn rầu của mẹ.
Cái tát không đau lắm, nhưng nước mắt tôi không ngừng tuôn.
Đêm ở nông thôn thật yên tĩnh.
Gió đêm cuốn đến tiếng la mắng từ nhà ông Vương bên cạnh.
"Đẻ bốn đứa con gái vô dụng cũng không đẻ được thằng con trai, tôi giữ cô làm gì!
"Thu dọn đồ đạc mà về nhà mẹ đẻ đi!"
…
Mẹ ôm tôi, thì thầm: "Thật ra ba con rất tốt, bao nhiêu năm nay ông ấy chưa bao giờ đánh mắng mẹ vì mẹ không sinh được con trai."
"Nhiên Nhiên, con cố chịu đựng thêm chút nữa, chỉ cần tiền giải tỏa đến, mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi."
02
Mẹ ôm chặt tôi.
Tôi giống như một con cá mắc cạn trong bùn lầy.
Miệng rõ ràng há lớn hết mức, nhưng vẫn cảm thấy ngột ngạt.
Sau này, tôi vẫn được đi học.
Là học sinh thiếu học phí, mỗi thứ Sáu tôi đều bị thầy cô gọi tên trước lớp, thúc giục nhanh chóng đóng đủ tiền học.
Ở quê, mấy bà hàng xóm hay ngồi lê đôi mách, ngay cả trẻ con cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng.
Bạn học ai cũng cười nhạo tôi.
"Ba mày chẳng phải nói sẽ cho mày đi học trường tư sao, sao còn học chung với bọn tao?"
"Học phí còn không trả nổi, chữ 'phá dỡ' trên tường nhà mày chắc là do ba mày tự viết lên đấy hả?"
……
Không có bạn bè, thầy cô cũng chẳng thích tôi.
Hồi đó, mấy ai làm cha mẹ quan tâm đến sức khỏe tâm lý của con cái.
Sống sót đã là quá mệt mỏi, còn sức đâu mà bận lòng con cái có vui vẻ hay không.
Chỉ cần không để con c.h.ế.t đói, c.h.ế.t rét mà nuôi lớn được, thì chúng nên biết ơn.
Nhưng đứa trẻ nào mà chẳng mong muốn được người khác quan tâm.
Để được chú ý, tôi đã nỗ lực rất nhiều.
Thứ nhất là sau mỗi buổi học, tôi chủ động ở lại để quét dọn vệ sinh.
Lúc đó nghèo quá, đến tiền mua bút chì cũng không có.