CON TRAI THỨ MƯỜI - Chương 11 - 12
Cập nhật lúc: 2024-04-30 03:47:18
Lượt xem: 2,071
11
Vì không đủ tiền mua vòng vàng, nên bố đã bỏ qua nghi lễ “đeo vòng” và đương nhiên phải bù đắp lại bằng nghi lễ bắt lễ vật.
Sân nhà được trải đầy một vòng lớn các đồ vật, bút giấy nghiên mực, đàn tranh cờ tướng, đủ loại, cái gì cũng có.
Em ba và Em bảy vừa bị mẹ đuổi ra ngoài đang chơi với đống đồ vật đó.
Các em trước giờ chưa bao giờ được chơi đồ chơi, vì vậy chơi rất say mê.
Chỉ có điều những món đồ này không phải của các em , các em chỉ được sở hữu niềm vui ngắn ngủi này thôi.
“Các con ra đây làm loạn cái gì vậy! Cút hết ra ngoài!” Bố đuổi các em ra.
Em út được mẹ đặt ở giữa đám đồ vật.
Được bao quanh bởi vô vàn đồ vật sặc sỡ và một đám người, em như thể là trung tâm của thế giới vậy.
“Bắt thỏi vàng nào, để sau này kiếm thật nhiều tiền!”
“Này con trai, nhìn cái cây bút bên phải kia kìa, bắt cái đó đi! Sau này làm trạng nguyên đấy!”
“Ơ còn cả ô tô nữa, bắt nào!”
Những người thân và bạn bè đến dự tiệc thôi nôi lúc này đều tụ họp ở đây, huyên náo ồn ào chúc tụng.
Nhưng đứa trẻ tên Diệu Tổ vẫn không hề lay chuyển.
Nó ung dung điềm đạm, nhìn chỗ này ngó chỗ kia, chỉ không đưa tay ra cầm bất kỳ thứ gì.
Khi mọi người đều trở nên sốt ruột, bỗng nhiên mắt Diệu Tổ sáng lên, nó nhanh tay chộp lấy một thứ gì đó màu nâu đen, nhanh chóng sét đánh không kịp bưng tai nhét vào trong miệng ——
"Ọe!"
Diệu Tổ nhanh chóng nhổ phắt thứ vừa nhét vào miệng ra, nhưng vẫn không nén nổi cơn buồn nôn.
Nó khóc nức nở, vứt thứ vừa định nuốt ra ngoài xa.
"Đệt, thứ gì thế này!"
"Trời ơi! Phân! Phân ở đâu ra thế!"
Tôi cũng giật mình.
Nhìn kỹ mới thấy thì ra đúng là một bãi phân cứng.
Em trai thì mặc bỉm, chắc hẳn là lúc nãy đứa em thứ bảy chơi ở đây đã vô tình làm rơi ra.
Đứa thứ bảy này là một đứa trẻ chậm phát triển, dù đã sáu tuổi rồi nhưng vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu đi đại tiện.
Bố mẹ cũng không quan tâm, dù sao cũng có chúng tôi là chị trông nom lau dọn.
Không ngờ, đứa em rốt cuộc cũng chẳng được bố mẹ để ý đến thứ bảy này lại phá hỏng chuyện lớn của bọn họ vào giây phút quan trọng thế này.
Cảnh hỗn loạn đến cực điểm, mẹ định xông ra bế em trai nhưng bị thằng bé lấy tay tát đầy phân vào mặt.
Bố cũng tức đến phát điên, không màng sĩ diện nữa, hét thẳng vào mặt mấy người cameraman đang quay:
"Quay cái gì mà quay! Đừng quay nữa!"
Buổi tiệc thôi nôi chỉn chu chuẩn bị bấy lâu giờ đã kết thúc tệ hại như vậy.
12
Buổi tiệc kết thúc được một thời gian, bố mẹ lúc nào cũng âu sầu, rầu rĩ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/con-trai-thu-muoi/chuong-11-12.html.]
Mãi đến khi phát sóng chương trình quay hôm đó, tâm trạng u ám này mới chuyển thành hoài nghi và bất mãn.
"Sao lại cắt cảnh gắp đồ chọn nghề rồi? Phi lý thật, trước đó rõ ràng còn đang bình thường mà." Bố nói.
"Đúng vậy, sao xem lại thấy kỳ quặc thế, " Mẹ cũng cảm thấy vậy, "Suốt cả chương trình chẳng thấy nhắc gì tới Diệu Tổ nhà chúng ta."
Nhưng cảm xúc của họ thực sự bùng nổ khi nghe điện thoại của dì Tần.
Cùng lúc nhận điện thoại cũng là lúc nhiều kiện hàng được chuyển tới.
Dì Tần nói với bọn họ, sau khi họp bàn trong cục cùng hội ngân sách, khoản tiền ủng hộ cho gia đình chúng tôi đã được chuyển từ tiền mặt sang hỗ trợ hiện vật định kỳ.
Số tiền sắp tới tay bỗng chốc không cánh mà bay, họ mất hết kiên nhẫn: Những thứ đồ này đáng mấy xu đâu!
Họ vội vã mở thùng hàng ra và càng thêm tức giận.
Bởi bên trong thùng hàng chỉ toàn là đồ dùng cho con gái.
Băng vệ sinh, quần áo phụ nữ, đồ dùng học tập, sữa bột, đủ thứ mà chúng tôi, những đứa con gái cần.
Có cả vài thùng bỉm, vừa size của đứa thứ tám và thứ chín.
Nhìn những thứ này, lại nghĩ lại những câu hỏi ngày hôm phỏng vấn và phản ứng của tôi, bọn họ mới vỡ lẽ:
"Thì ra là con ranh con này làm loạn!" Bố đá tôi ngã sõng soài xuống sàn.
"Nghiệt súc! Đồ súc sinh!" Mẹ khóc lóc xông lên tát tôi mấy bạt tai,
"Mày hại đời em trai rồi! Chúng mày có thiếu thốn gì đâu, giành giật với một đứa trẻ mới 100 ngày tuổi làm gì cơ chứ!"
"Bố, mẹ," tôi ngước nhìn lên, nước mắt lưng tròng nói,
"Con cũng chẳng biết sao mọi chuyện lại thế này cơ chứ! Hôm đó con có nói gì đâu chứ..."
"Mày không ở bên cạnh thêm dầu vào lửa thì làm sao bà họ Tần kia lại hỏi những câu kỳ cục như thế được!" Bố nói.
Thật nực cười. Rõ ràng chính bố là người trả lời không đâu vào đâu nhưng lại đổ lỗi cho người hỏi hỏi những câu bất hợp lý.
Những kẻ rêu rao nhà mình chẳng có gì xấu thì thường chính là thủ phạm gây ra những chuyện xấu xí.
Chính hành động xấu xa của bọn chúng khiến chúng ta có nghĩa vụ tô son trát phấn cho hành động đó.
Quả thực là nực cười.
"Nhưng mà..." Tôi rặn ra vài giọt nước mắt, nỗ lực tỏ ra thành tâm,
"Nhưng người kia là Tổng biên tập của đài, cô ấy muốn hỏi gì thì con cũng không áp đặt được."
"Vậy giờ phải làm thế nào với chỗ đồ này đây?" Mẹ tôi lo lắng than phiền.
"Hay là bán hết đi cho rồi!" Bố nói.
"Được đấy!" Mẹ nói.
Nhưng sau khi xem lại từng món đồ một cách tỉ mỉ, họ nhận ra chúng căn bản chẳng bán được bao nhiêu tiền.
Băng vệ sinh và bỉm thì có gói nhưng cũng đã mở từng gói một rồi; quần áo làm bằng chất cotton khá tốt nhưng kiểu dáng bình thường, còn bị cắt mất cả mác; trên hộp sữa bột có chữ "Dành riêng cho tặng" không tẩy xóa được; mấy thứ đồ dùng học tập thì hẳn nhiên cũng là hiệu lởm, chẳng đáng giá bao nhiêu.
Bán thì chắc là không bán được nữa.
Cho dù có cố bán lỗ thì cũng chẳng thu về được bao nhiêu.
Chẳng phải là mua những thứ này rất tốn kém sao, cho dù họ có phải tiết kiệm, mua hàng giá rẻ thì cũng tốn một khoản rồi.
Sự đã rồi, không thể thay đổi được nữa.