CON TRAI CON GÁI - Chương 18
Cập nhật lúc: 2024-07-23 19:53:41
Lượt xem: 3,385
Nhưng những người đã đến sẽ giúp quảng cáo. Bàn mạt chược tự động rất tiện, có đồ ăn đồ uống không cần lo lắng.
Cũng không sợ thiếu người chơi.
Thỉnh thoảng có việc gì gấp, chẳng hạn như nhà quên tắt bếp, con cái phải đón về, mẹ tôi cũng có thể giúp đỡ.
Dần dần, khách đông hơn, ban bàn đều chật kín, đến muộn chỉ có thể đứng xem.
Nhưng ngay cả khi chỉ đến xem đánh bài, mẹ tôi vẫn rót trà cho mọi người.
Có một thời gian, mạt chược xoay cũng rất thịnh hành.
Tức là một bàn có năm hoặc thậm chí sáu người chơi, một khi có người ù, người đó phải xuống, đổi người khác đang chờ bên cạnh vào chơi.
Như vậy, tiền nước bàn tự nhiên cũng phải thu nhiều hơn.
Một ngày bốn bàn có thể thu được trăm sáu đến hai trăm khối.
Một tháng thu được năm, sáu nghìn khối.
Ngôi nhà là của ông ngoại nên chỉ tượng trưng thu tiền thuê nhà, dùng điện nước dân dụng, chi phí cũng không cao.
Chỉ trong hai tháng, mẹ tôi đã trả hết số tiền vay của hai người cậu.
Còn mua cho các dì mỗi người một ba quần áo mới.
Mẹ tôi bận rộn đến mức chân không chạm đất, một giờ sáng mới về nhà, tám chín giờ sáng đã dậy chuẩn bị.
Bà lại thêm hai bàn mạt chược, thuyết phục ba tôi nghỉ việc cùng bà mở rộng tiệm mạt chược: "Công việc của anh vừa mệt vừa không kiếm được tiền."
Ba tôi không chịu: "Tiệm mạt chược suốt ngày khói mù mịt, tôi không chịu được. Hơn nữa, không nên để trứng trong một giỏ."
Vì vậy, mẹ tôi muốn thuê một người giúp việc.
Bà nội nghe vậy, vội vàng đưa mẹ ruột tôi lên: "Miêu Miêu, tiệm mạt chược của con bận quá, để em dâu con đến giúp đi."
"Nó ở quê cũng không có việc gì, con trả cho nó ba, năm trăm tiền lương một tháng là được."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/con-trai-con-gai/chuong-18.html.]
"Người nhà vẫn yên tâm hơn người ngoài."
Dì tôi kéo tôi sang một bên: "Nhị Muội, lát nữa nói chuyện tử tế với bác cả của con. Bác cả rất thương con, nếu dì có thể ở lại giúp việc, đến lúc đó mẹ con mình có thể đoàn tụ rồi."
Tôi gạt tay bà ta ra, nhàn nhạt nói: "Dì, mẹ con luôn tự mình đưa ra quyết định, con không giúp được gì."
Dì tôi đỏ hoe mắt: "Sao con lại gọi dì là dì, mẹ là mẹ ruột của con. Con vẫn còn trách mẹ đúng không? Mẹ cũng bất đắc dĩ a."
"Chỉ cần mẹ có tiền trong tay, sao nỡ lòng nào đưa con đi, mẹ cũng luôn tìm cho con một nơi tốt..."
Bà ta vẫn còn khóc, anh cả tìm đến: "Văn Nhân lại đây, anh kèm toán cho em."
Dì tôi vẫn còn biện giải: "Gia Văn, từ nhỏ con ngoan nhất, con giúp dì khuyên nhủ Nhị Muội đi."
Anh cả cau mày: "Dì, em ấy tên là Văn Nhân, Hồ Văn Nhân."
Mẹ tôi há hốc miệng, vẻ mặt hoang mang.
Bà không hiểu, Văn Nhân và Hồ Văn Nhân có gì khác nhau.
Bất kể bà nội gây áp lực thế nào, dì tôi cầu xin ra sao, mẹ tôi vẫn từ chối họ.
"Diệu Tổ còn nhỏ, lại không khỏe, cần mẹ ruột chăm sóc tận tình. Sao mẹ có thể để em dâu đến làm việc chứ?"
"Cô phải canh chừng con trai mình cả ngày, dù có phải bán con gái cũng phải bảo vệ nó."
Dì tôi bị nghẹn đến đỏ bừng mặt, không nói nên lời.
Nhưng họ cũng không đến không, mẹ tôi đưa cho bà nội một trăm đồng.
Bà nội lẩm bẩm: "Kiếm được nhiều tiền như vậy, đưa một trăm đồng là coi thường người ăn xin à?"
Mẹ tôi giật lại tiền: "Chê ít thì đừng lấy, tiền của tôi cũng phải vất vả dậy sớm thức khuya mới kiếm được."
Dì tôi vội vàng lấy lại tiền: "Không có, không có."
"Chị dâu, Gia Văn và Gia Võ có quần áo cũ nào không mặc nữa không, em lấy về cho Đại Muội mặc."