CẢ NHÀ TÔI ĐỀU KHÔNG DỄ CHỌC - Chương 8 (Hết)
Cập nhật lúc: 2024-11-10 12:48:31
Lượt xem: 257
23.
Chuyện ông tôi được tìm thấy sau khi mất tích và tôi thoát khỏi miệng cọp đã lan truyền khắp thôn.
Người đến nhà thăm hỏi không ngớt.
Trưởng thôn đến thăm, không giấu được nụ cười tươi rói trên mặt:
"Lưu Dã lần này phạm t-ộ-i hình sự nghiêm trọng, chắc cả đời cũng không ra được nữa. Trong vụ này còn có một vụ khác nữa, mọi người có muốn nghe không?"
Cả nhà tôi tự giác ngồi lại thành vòng tròn, lấy hạt dưa với lạc ra vừa ăn vừa nghe trưởng thôn kể chuyện.
Bác tôi là người nóng tính, hỏi ngay: "Nói nhanh lên, thằng khốn Lưu Dã đã làm gì."
Trưởng thôn nhận lấy đĩa lạc mà bố tôi đưa cho, bắt đầu kể:
"Trước đó cậu ta bị bắt vì gây mất trật tự, trong trại tạm giam gặp một nhóm tội phạm chính cống.”
"Cậu ta thấy nhà mọi người từ già đến trẻ đều không dễ chọc, bèn nghĩ là vì bản thân chưa đủ 'đẳng cấp,' thế là cùng một số người quen được trong trại, lên kế hoạch vào thành phố bắt cóc Kiều Kiều..."
Ông tôi nghe đến đó, mắt hơi nhướng lên.
Bác cả và bố tôi bề ngoài vẫn bình tĩnh, nhưng trong ánh mắt đã bốc lên hai ngọn lửa hừng hực.
"Điều thú vị là, mấy người đó cũng rất liều lĩnh, bắt cóc Kiều Kiều xong mới nghĩ đến việc tìm hiểu tình hình nhà con bé trong thành phố, vừa tra xong đã biết là hỏng việc.”
"Ông nội là quán quân võ thuật toàn quốc từ mấy chục năm trước, đệ tử mà ông dạy đều là bậc tông sư trong làng võ.”
"Bác cả thì làm logistics trong tỉnh, không ai là không quen, các mối quan hệ ở thị trường lao động phổ thông cũng cực kỳ rộng.”
"Bố là giáo sư ngành xây dựng của trường đại học danh tiếng ở thành phố, bao nhiêu ông trùm bất động sản là bạn học với ông ấy.”
"Mấy đời trước đều là danh nhân có thể tra cứu trên Baidu, mà ai nấy đều biết võ, ngay cả Kiều Kiều còn từng đoạt huy chương vàng tự do đối kháng... Nói cách khác, cả nhà
đều không dễ chọc."
"Rồi sao nữa?"
Bác cả, bố tôi và tôi đồng thanh hỏi.
"Ha ha ha, Lưu Dã bị đám buôn người đó đánh cho tơi tả, bọn chúng nhất quyết hỏi xem cậu ta là tay sai của ai phái đến gây sự. Đang tra khảo giữa chừng hang ổ của bọn họ bị c-ả-nh sát hốt gọn. Ban đầu c-ả-nh sát cũng không biết đám người này đấu đá nội bộ, nên nhốt Lưu Dã cùng với đám kia, rồi cậu ta lại bị một trận đòn nữa."
"Nói trọng điểm đi!"
Bác cả, bố tôi và tôi cùng hét lên.
"Lưu Dã ở cục c-ả-nh sát kêu cứu thảm thiết. C-ả-nh sát đưa cậu ta ra hỏi cung, đủ loại tội từ b-ắ-t cóc, t-ố-ng tiền, băng đảng đánh nhau, rồi cả và mấy vụ cư-ỡ-ng h-i-ế-p cậu ta gây ra ở nơi khác vài năm trước đều bị lôi ra. Tôi thắc mắc tại sao cậu ta không sợ c-ả-nh sát, thì ra là vì đã làm đủ chuyện xấu rồi!"
Bác cả và bố tôi thở dài.
"Tiếc là thằng đó không rơi vào tay chúng ta."
"Đúng vậy, nếu không thì lần tới đi cúng tổ tiên là được khoe mình từng làm việc nghĩa, trừng trị kẻ ác rồi đó."
Tôi có chút tiếc nuối:
"Nếu biết anh ta có tiền án, thì con đã không chỉ biến anh ta thành thái giám thôi đâu."
Ông tôi là người thất vọng nhất:
"Đã nói sẽ lật xốc nóc nhà nó lên rồi mà! Bực quá!"
Trưởng thôn cười:
"Ông Tiết, chuyện đó vẫn còn có thể làm được mà!"
24.
Chú của Lưu Dã trở về thôn, trưởng thôn đã hoàn tất thủ tục với ông ấy.
Nhà của Lưu Dã được xây từ trước giải phóng, nhà cửa của người trong thôn đã qua nhiều lần tu sửa, nhưng nhà anh ta vẫn nguyên như cũ.
Lâu ngày, ngôi nhà đó trở thành căn nhà xuống cấp duy nhất trong thôn vẫn còn người ở.
Trước đây, trưởng thôn đã nhiều lần nói với nhà họ Lưu về việc dỡ bỏ căn nhà nguy hiểm đó.
Nhưng Lưu Dã là đứa lưu manh, nói khoác mà không ngượng mồm:
"Cứ phá đi, nếu chính quyền cấp cho tôi một cô vợ, tôi đồng ý phá mà chẳng cần tiền. Không có vợ, thì khỏi phá!"
Giờ đây, Lưu Dã coi như cả đời không còn hy vọng ra ngoài nữa, nếu không dỡ bỏ ngôi nhà xuống cấp đó lúc này thì còn đợi lúc nào.
Trưởng thôn đã bàn bạc thời gian với đội phá dỡ, cả nhà tôi đều có mặt, chỉ đợi xem máy xúc lật tung nóc nhà của Lưu Dã.
Không ngờ, thím của Lưu Dã – chính là bà thím đã đứng ra làm mối trong tang lễ – lại xuất hiện.
Bà ta chống nạnh tiến lên:
"Đó là nhà của cháu trai tôi, ai cho phép các người phá hả?"
Trưởng thôn đứng trước máy xúc, giận dữ quát lớn:
"Nhà họ Lưu các người sao cứ thất hứa thế, chồng bà đã ký giấy đồng ý phá dỡ, sao bà lại ra đây bênh vực cho Lưu Dã!"
Bà thím nhất quyết không chịu nhượng bộ:
"Lưu Dã là Lưu Dã, chồng tôi là chồng tôi, chỉ cần Lưu Dã không đồng ý, các người đừng hòng phá nhà tổ!"
Trưởng thôn tức giận, bảo dân trong thôn tìm chú của Lưu Dã đến.
Vừa thấy chồng mình, khí thế của bà thím tự nhiên giảm đi ba phần.
"Ông... về từ lúc nào thế?"
Chú Lưu không nói một lời, tiến lên thẳng tay cho thím hai bạt tai:
"Đánh bà vì không giữ đạo đức! Đánh bà vì cắm sừng tôi! Mẹ kiếp, bà tưởng tôi không biết chuyện bẩn thỉu giữa bà và Lưu Dã à!"
Ôi trời!
Đúng là nóc nhà bốc cháy.
Dân trong thôn bắt đầu bàn tán xôn xao.
Bà thím ôm mặt, thoắt một cái đã không biết chạy trốn đi đâu.
Tiếng máy xúc ầm ầm, một gầu xúc hạ xuống, nhà tổ của họ Lưu sập một nửa.
Chú Lưu nhìn căn nhà tổ của mình bị phá dỡ từng chút một, nét mặt vô cảm, chẳng ai biết chú ấy đang nghĩ gì.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/ca-nha-toi-deu-khong-de-choc/chuong-8-het.html.]
Không lâu sau, trong thôn đã truyền ra tin chú Lưu ly hôn với bà thím đó.
Nghe nói, khi trưởng thôn mời chú Lưu về để bàn về việc phá dỡ ngôi nhà tổ.
Ban đầu chú cũng không đồng ý, dù sao cũng có tình cảm với căn nhà cũ.
Lưu Dã không ở đấy nữa, chú quay lại ngôi nhà cũ để xem.
Rồi chú tìm thấy một cái hộp sắt rỉ sét trên giường của Lưu Dã, bên trong là những tấm ảnh đồi bại của vợ chú và cháu ruột, tổng cộng có vài chục tấm, được sắp xếp theo ngày tháng...
Dưới những tấm ảnh còn có một đĩa CD, khi đặt vào đầu DVD trong căn nhà cũ, cảnh tượng đó đủ làm chú Lưu chấn động cả đời.
Ngay giây phút ấy, trong lòng chú, căn nhà tổ đã thành một đống hoang tàn, đổ nát đến móng cũng không còn.
Các con của thím cũng không bao giờ quay về, khi gặp người quen họ đều nói rằng, mẹ họ đã mất từ lâu rồi.
Cuối cùng thím đi đâu, chẳng ai muốn biết.
Lưu Dã bị kết á-n ba mươi năm cho những tội danh chồng chất.
Những việc xấu xa anh ta làm luôn là chủ đề bàn tán không bao giờ hết hot trong thôn.
Dù sao, từ chuyện làm mối trong tang lễ, ép cưới ở cửa nhà, lừa tình bằng vòng tay, yêu đương với lợn nái, đến cả mưu tính b-ắ-t c-ó-c, tự làm tự chịu...
Mỗi một vụ, nếu chuyển thành kịch thì cũng phải diễn được mấy hồi.
25.
Về sau thì sao?
Ông tôi trong lúc tỉnh táo đã căn dặn chúng tôi.
Cả cuộc đời ông tôi đã cống hiến cho sự nghiệp và gia đình, những ngày còn lại ông mong muốn được ở cùng đồng chí Chu của mình trong một viện dưỡng lão có non xanh nước biếc, từ nay sống như đôi thần tiên quyến lữ.
Bà tôi chỉ băn khoăn một điều: "Viện dưỡng lão có đội múa không?"
Bác cả và bố tôi đã sắp xếp mọi việc theo đúng yêu cầu của hai ông bà.
Ông chú hai không giấu nổi sự ngưỡng mộ, cũng muốn đến ở.
Chú ba lại tìm đến bác cả và bố tôi:
"Đừng khích bố tôi nữa được không, tôi không đồng ý cho đi thì ông ấy lại đ.ấ.m tôi, đ.ấ.m mạnh đến tóe cả lửa."
Lần này đến lượt bác cả và bố tôi bó tay.
"Thì cậu cứ để chú ấy đi đi."
"Em không!"
"Thế thì cứ chờ bị đ.ấ.m đi."
"Em không!"
"Cậu không thể vừa được voi lại đòi Hai Bà Trưng được.."
"Mấy anh sống vui vẻ, chẳng cần quan tâm em sống c.h.ế.t ra sao, hừ!"
Ngoại truyện:
Một ngày nọ, cô út gọi video cho ông bà tôi.
Cô út lại quên không trang điểm.
"Hai bác, hai người ở viện dưỡng lão bên đó quen chưa?"
Bà tôi nói: "Quen rồi, đội múa ở đây có nhiều người giỏi lắm."
Ông tôi ngờ ngợ: "Cháu là Tiểu Phân phải không?"
Cô út hoan hỉ:
"Bác à, cuối cùng bác cũng nhận ra cháu rồi!"
Ông tôi rộng lượng bảo: "Ài, từ nhỏ cháu đã trông già dặn rồi, bây giờ trông lại đẹp hơn đấy."
Cô út suy sụp, cúp video call rồi đăng ký ngay một đống thẻ chăm sóc sắc đẹp.
Sau đó lại than thở trong nhóm gia đình:
"Ôi, bác cả nói từ nhỏ trông em đã già."
Bố tôi kiên nhẫn an ủi: “Em đừng buồn, hai cái tiêu cực cộng lại thành tích cực, bố anh đang khen em trẻ đấy mà.”
Cô út nghĩ ngợi, dường như cũng có lý.
Nhưng mà thẻ chăm sóc sắc đẹp không thể hoàn lại, cô út vẫn buồn.
Em họ ôm điện thoại cười không ngừng.
Bác cả vỗ vai cậu: “Trong giờ làm không được nghịch điện thoại.”
Em họ ngoan ngoãn cất điện thoại đi.
Hiện tại cậu làm việc ở khu vận tải của bác cả.
Bác cả nói, dù gì cũng phải dạy cậu ấy tự lực cánh sinh khi bác còn sống.
Tôi đã đỗ cao học, vẫn tiếp tục theo đuổi sở thích đối kháng tự do không chuyên.
Cuộc sống tuy yên bình, nhưng ngày tháng lại chẳng có gì đặc biệt.
Bỗng nhiên, ngoài đường có người kêu lên: “Quấy rối!”
Ánh mắt tôi bừng lên ngọn lửa háo hức:
“Thả cô gái đó ra! Để tao dạy dỗ mày!”
Tên biến thái thấy tôi, liền quay đầu chạy trốn, vừa chạy vừa hét:
“Cứu với, mụ điên này nửa năm nay đã xử tôi ba lần rồi, không ai quản cô ta sao!”
Cứ chạy đi, mày càng chạy tao càng phấn khích.
Ha ha ha, ánh sáng của chính nghĩa nhất định sẽ chiếu xuống trần gian!
(Hết toàn văn)