Cả Nhà Hạnh Phúc - Phần 6
Cập nhật lúc: 2024-10-08 16:28:49
Lượt xem: 3,851
5
Sáng sớm hôm sau, ta bảo đại nhi tử gánh phân tưới cả khu vườn, rồi bảo vợ lão đại đào hố để ta chôn khoai lang.
Khoai lang mang về chôn xuống đất sẽ không bị hỏng.
Hai kẻ đó đã nhận ra thái độ thay đổi của ta, nên làm việc rất hăng hái.
Chúng không chỉ cày xới hết đất trong nhà, mà cả ruộng nước mới mua cũng cày hết.
Ta trồng khoai lang, còn trồng thêm một số loại rau theo mùa, nhưng chủ yếu là loại có thể để được lâu.
Ta quan sát một hồi, thấy trong làng không ai trồng nấm, nhưng trên thị trường nấm lại rất đắt, người nghèo cũng chẳng mấy ai mua nổi.
Sau khi tìm hiểu, ta mới biết, trong làng trước đây cũng từng có người trồng nấm, nhưng họ đều c.h.ế.t vì bệnh.
Đi khám thì không tìm ra nguyên nhân, nhưng các triệu chứng của họ giống hệt viêm phổi, theo y học hiện đại thì đó là bệnh “phổi nấm”.
Vì lý do đó mà nấm được bán với giá rất cao, chỉ có quan lại và quý tộc mới mua nổi.
Ta dành ra mấy khoảnh đất riêng để trồng nấm, dùng vải bông ngâm cồn phơi khô làm khẩu trang.
Ai vào kiểm tra nấm đều phải đeo khẩu trang.
Nửa tháng trôi qua, gia đình con trai cả đã giúp ta không ít, ai nấy đều gầy rộc đi.
Bọn chúng không chỉ cày cuốc, gánh phân, mà còn trồng lúa mì, trồng đậu phộng, và nhiều thứ khác nữa, mỗi ngày trời chưa sáng đã phải dậy làm.
Ban đầu chúng nghĩ rằng, thể hiện tốt, làm việc chăm chỉ sẽ khiến ta thương xót.
Nhưng không ngờ, càng thể hiện tốt, càng phải làm nhiều việc, và theo tình hình hiện tại, hễ chúng làm xong việc này thì sẽ luôn có việc khác chờ chúng làm.
Cuối cùng, gia đình con trai cả không chịu nổi nữa, vừa đe dọa vừa van nài, nhưng ta không để ý. Làm được thì ở lại, không làm được thì cút.
Đại nhi tử không chịu đựng được, liền đề nghị chia gia sản.
Hắn nghĩ rằng nói chia gia sản ta sẽ phải nhượng bộ, vì người đời trước kiêng kỵ nhất là con cái đòi chia gia sản.
Hắn không ngờ rằng, đó chính là điều ta muốn ép chúng nói ra.
6
“Mẹ, con không cần gì cả, chỉ cần công thức xà phòng thôi.”
Ta gọi lý trưởng trong làng tới: “Đã nói đến chuyện chia gia sản, thì phải công bằng, sao có thể muốn gì là cho cái đó được.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/ca-nha-hanh-phuc/phan-6.html.]
Đại nhi tử hừ một tiếng: “Công bằng thì công bằng, mẹ, vợ lão nhị đã biết công thức, nhà con cũng phải biết.”
“Công thức xà phòng ta có thể cho các ngươi, nhưng các ngươi phải trả hết nợ cho ta trước.”
Ta lấy cuốn sổ ghi nợ của nguyên chủ ra cho lý trưởng xem:
“Ngày trước bán đi mười mẫu ruộng để cưới vợ cho ngươi, sau đó ngươi mở tiệm ở trấn trên, lại về tìm ta lấy tiền, ta bán thêm bốn mươi mẫu ruộng để ủng hộ ngươi. Ngươi lập gia đình đã mười năm, mỗi năm đều lấy từ nhà ta một con lợn, mười con gà, một trăm quả trứng, một ngàn hai trăm đấu thóc, và cả sáu nắm tỏi, dưa chuột…”
“Mẹ! Mẹ còn ghi cả tỏi!”
Ta quát: “Tại sao không ghi! Những thứ này đều là do nhà lão nhị làm ra cho cả nhà, còn ngươi thì sao, ngươi làm được gì?
“Mùa vụ bận rộn mấy tháng ngươi không về, nhưng chia lương thực thì ngươi lại về, đệ muội ngươi vì gánh lúa, xách nước mà ngã bầm cả người, mấy đứa nhỏ thì trời chưa sáng đã phải dậy làm ruộng, trồng rau, còn các ngươi thì chỉ biết lấy đồ từ nhà mang ra ngoài.
“Đừng tưởng ta không biết, các ngươi ở trấn trên mặc lụa là gấm vóc, có người hầu kẻ hạ, hừ! Đồ không biết xấu hổ!”
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Hắn đỏ mặt, nhảy nhót vì bực bội, lý trưởng tính toán số bạc:
“Kế Nghiệp, trong mười năm qua, ngươi nợ nhà một ngàn lượng, trả hết số tiền này thì mới chia được tài sản.”
“Một ngàn lượng!” Vợ chồng hắn nhảy dựng lên, kéo tay ta nói: “Mẹ, chúng con không chia nữa, không chia nữa.”
Ta hất tay họ ra: “Không chia cũng phải chia.”
“Giờ các ngươi phải trả cho ta một ngàn lượng, ta sẽ đưa công thức xà phòng, hoặc là các ngươi cuốn xéo khỏi nhà họ Trương, ta sẽ nhờ tộc trưởng đuổi các ngươi ra khỏi gia phả nhà họ Trương!”
Bỏ ra một ngàn lượng chỉ để mua công thức xà phòng, gia đình đại nhi tử chắc chắn không chịu, nhưng bị đuổi khỏi gia phả họ Trương thì càng không chịu.
Bây giờ, nạn đói vẫn chưa tới, ở trấn, nhà nào nhà nấy đều biết nhau.
Nếu hắn bị đuổi khỏi gia phả, thì danh tiếng coi như tiêu tan.
Ở cái nơi nhỏ bé này, tiếng xấu lan ra, tiệm của hắn cũng đừng hòng mở được nữa, vì trấn trên đâu phải chỉ có mỗi tiệm của hắn.
Cuối cùng, dưới sự thỏa thuận của lý trưởng, ta và gia đình đại nhi tử chia gia sản, hắn không nhận bất cứ tài sản nào từ nhà, ngoài ra còn phải bồi thường cho ta ba trăm lượng.
Sau khi nhận tiền và tiễn hai cái “tai họa” ấy đi, ta bảo lão nhị thuê người làm ruộng.
Qua thời gian bận rộn này, ta nhận thấy Lập Nghiệp rất hợp làm thợ rèn, các dụng cụ sắt trong nhà bị hỏng, hắn có thể sửa ngay lập tức.
Ta tò mò hỏi hắn làm sao học được.
Không ngờ, phu tử ở trường cũng lợi dụng chức vụ để cho học sinh đến giúp làm việc ở ruộng nhà ông ta.
Xem ra, nguyên chủ trước đây đã quá chiều chuộng chúng, rõ ràng cái gì chúng cũng làm được.