Bồ Công Anh Bất Tử - Chương 9
Cập nhật lúc: 2024-09-29 08:53:48
Lượt xem: 2,138
Ngữ văn: 121 điểm. Toán học: 92 điểm. Tiếng Anh: 105 điểm. Khoa học xã hội: 240 điểm. Tổng điểm: 548 điểm.
Năm đó, điểm chuẩn đại học hệ văn khóa 2 là 523, còn điểm chuẩn đại học hệ văn khóa 1 là 578.
Tay tôi run lên, tai ù đi.
Tôi nghi ngờ mình nghe nhầm nên đã bấm nút phát lại.
Căn nhà vốn đang ồn ào bỗng im bặt.
Chỉ còn giọng nói máy móc kia vang vọng khắp không gian, như một tiếng b.o.m nổ.
Em gái là người đầu tiên nhận ra, em ấy ôm chầm lấy tôi: "Chị ơi, chị ơi, chị đỗ rồi, chị đỗ đại học rồi, chị vượt điểm chuẩn những 25 điểm, chị giỏi quá!".
Cha tôi cũng đỏ hoe mắt, nâng chén rượu trước mặt lên uống một hơi cạn sạch, lẩm bẩm: "Đỗ rồi, thật sự đỗ rồi...".
Mẹ tôi không biết đã đứng tựa vào cửa từ lúc nào.
Bà quay lưng đi, lấy tay lau nước mắt, lau một lúc rồi từ từ ngồi thụp xuống.
Cha tôi đứng dậy đi về phía mẹ.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Mẹ ôm lấy chân cha, bắt đầu khóc nức nở.
Cha vỗ nhẹ vào vai mẹ: "Khóc gì chứ, đây là chuyện tốt mà. Hạ Hạ thi đỗ rồi, sau này chúng ta cũng có hi vọng rồi".
Em gái đưa tay lau nước mắt cho tôi, cười hì hì: "Chị, chị cũng đừng khóc nữa".
Tôi đã khóc sao?
Tôi đưa tay lên lau, hóa ra mặt tôi cũng đầm đìa nước mắt.
548 điểm, có lẽ đối với những người thông minh như các bạn, thật sự chẳng là gì cả.
Nhưng tôi chỉ là Trịnh Hạ Hạ bình thường thôi.
Từ nhỏ đến lớn, dù có cố gắng hết sức, tôi cũng chưa từng đứng nhất, số bằng khen tôi nhận được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tôi không bao giờ có thể giải được câu cuối cùng trong đề toán.
Tôi chưa bao giờ là đứa con được cha mẹ quan tâm nhất, cũng chưa từng được ai trong họ hàng khen ngợi.
Một năm trước, tôi bị một công ty nước ngoài từ chối.
Nhưng giờ đây, tôi đã thi đỗ đại học.
Tuy chỉ là một trường đại học bình thường, nhưng nó đủ sức kéo tôi ra khỏi cuộc sống vốn bế tắc như bùn lầy.
Bác gái gần như bẻ gãy cả đôi đũa, cười gượng gạo nói: "Đỗ đại học bình thường thôi mà, có phải đại học trọng điểm đâu, có cần vui mừng đến thế không?".
Tôi lau mạnh nước mắt trên mặt: "Tất nhiên là vui rồi, chẳng phải hơn 300 điểm nhiều sao?".
Em họ tôi đang mải mê chơi điện tử, tỏ vẻ khó chịu: "Đừng lôi em vào, em không phải là đứa học giỏi".
Bác gái nghiến răng, giật lấy máy chơi game: "Con không thể để tâm đến chuyện học một chút sao?".
Em họ cãi lại: "Mẹ có quan tâm đến con đâu. Chú thím vì chị Hạ và em Thu mà chuyển cả nhà lên huyện để tiện kèm cặp, sao mẹ không cho con đi cùng?".
Bác gái tức giận: "Với cái thành tích 300 điểm của con...".
"300 điểm thì sao? Chị Hạ trước đây còn không được 300 điểm cơ mà!" - Em họ đá ghế, nói: "Phiền c.h.ế.t đi được!".
Bà nội run rẩy đứng dậy: "Tam Bảo, cháu đi đâu đấy, cơm còn chưa ăn mà".
"Cháu không ăn nữa, tức cũng đủ no rồi".
Nói rồi, em họ quay người bỏ đi.
Bà nội mắng bác gái: "Cô xem cô làm gì đi này, con bỏ cơm đi rồi kìa, thảo nào mãi không cao lên được".
Lúc này, mẹ tôi đã lấy lại bình tĩnh.
Tôi kéo mẹ đến, để mẹ ngồi vào chỗ của em họ: "Mẹ, ngồi xuống ăn cơm đi".
Bà lau nước mắt, nói: "Còn món rau cải xào chưa làm xong!".
Tôi liếc nhìn bác gái: "Để bác ấy làm đi, mẹ đã vất vả cả buổi rồi".
Sắc mặt bác gái thay đổi, định lên tiếng từ chối.
Bà nội nhìn bác ấy: "Còn đứng ngây ra đó làm gì, đi đi, khách khứa đang đợi đấy!".
Mẹ tôi yên tâm ngồi xuống, nở nụ cười mãn nguyện.
Tôi là người đầu tiên trong gia đình họ Trịnh thi đỗ vào một trường đại học danh giá.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/bo-cong-anh-bat-tu-figy/chuong-9.html.]
Trong số những người họ hàng có mặt ở đây, thành tích cao nhất của thế hệ trẻ cũng chỉ là học cao đẳng.
Chỉ trong vòng mười mấy phút, thái độ của mọi người đã thay đổi hoàn toàn.
Những lời chúc mừng và ngưỡng mộ vang lên không ngớt.
Trước đây, trong những buổi tụ họp như thế này, gia đình bác cả với ba người con trai luôn là tâm điểm chú ý của mọi người.
Nhưng hôm nay, mọi sự chú ý đều đổ dồn về gia đình chúng tôi.
"Kiến Quân, vẫn là anh có tầm nhìn, Hạ Hạ thi đỗ đại học, chuyện Thu Thu thi đỗ cũng chỉ là chuyện sớm muộn thôi".
"Hai cô con gái đều là sinh viên đại học, sau này cuộc sống không biết sẽ sung sướng đến mức nào!". Bà cô kia cười nói: "Sau này, cứ đến Tết đến lễ, anh sẽ có cả đống rượu ngon để uống".
Ở quê tôi có tục lệ, con rể phải biếu rượu cho cha vợ vào các dịp lễ Tết.
Một người chú họ nói: "Anh không có con trai, cũng không phải lo sắm sửa lễ vật cưới xin, đến lúc đó tiền mừng cưới nhận được không cần phải cho con trai, có thể giữ lại hết cho mình. Nghĩ thế, tôi cũng ước gì mình có thêm mấy đứa con gái!".
"Đúng vậy, con gái là sinh viên đại học, tiền thách cưới kiểu gì cũng phải chín mười vạn".
Nụ cười trên môi tôi dần tắt.
Mọi người nghe xem, thật đáng sợ.
Đối với những người này, giá trị của một cô gái đỗ đại học chỉ là có thể đòi được nhiều tiền thách cưới hơn.
Một người bác họ thở dài: "Các ông bà không biết chứ, bây giờ cưới xin khác xưa rồi, nhà xây ở quê không được, phải mua nhà ở thành phố!".
"Mua nhà ở thành phố đâu có dễ, phải trả nợ đến ba mươi năm, đến lúc tôi c.h.ế.t đi rồi, khoản vay mua nhà vẫn chưa trả hết!".
Nhắc đến chuyện này, mọi người đều than thở.
Thời đại quả thực đã khác.
Nếu đi làm ăn xa, tự tìm được người yêu thì còn đỡ.
Nếu không, để tới khi phải nhờ người mai mối thì không chỉ tốn kém, mà nhiều cô gái còn yêu cầu phải mua nhà ở thành phố, không sống chung với cha mẹ chồng.
Điều này đối với những người nông thôn không có nhiều cách kiếm tiền quả là vô cùng khó khăn.
Nói đến đây, cô ta hỏi bác gái: "Không phải nói Đại Bảo đang quen một cô bạn gái sao? Nó cũng hai mươi lăm tuổi rồi, hai bác phải nhanh lên đấy".
Sắc mặt bác gái trở nên khó coi: "Chia tay rồi".
"Tự dưng sao lại chia tay?".
"Cô ta xấu quá".
Cô ấy nhíu mày: "Chị dâu, tôi đã gặp cô gái đó rồi, trông cũng xinh xắn mà".
Bà nội gõ bát: "Là chị dâu nhà cô khi người ta còn chưa về làm dâu đã lên mặt mẹ chồng, bắt người ta rửa bát nấu cơm, làm con bé sợ quá bỏ chạy mất".
"Bây giờ Đại Bảo đã hai tháng không gọi điện về nhà rồi".
Trong phút chốc, mọi người thi nhau chỉ trích.
Bác gái cố gắng giải thích nhưng lại bị trách móc nặng nề hơn.
Mãi cho đến khi một người bác họ khác bắt đầu nói về việc học tập của con trai mình, mọi người mới chuyển chủ đề sang cha mẹ tôi.
Cha tôi đã uống kha khá rượu, mặt đỏ bừng.
Không biết là do tác dụng của rượu hay vì quá xúc động mà khóe mắt ông cũng ươn ướt.
Ăn uống xong, mẹ tôi lại muốn vào bếp rửa bát.
Tôi kéo mẹ lại: "Mẹ, mẹ đã đi chợ và nấu nướng rồi, để bác gái rửa bát đi".
Tôi và em gái kéo mẹ về phòng.
Bác gái ở phía sau gọi với: "Em dâu, em dâu, bát đĩa...".
Mẹ tôi hít một hơi thật sâu, quay lại cười: "Em hơi say rồi, chị tự rửa bát nhé".
Ra khỏi sân nhà bác gái, mẹ tôi bước nhanh hơn, đi được vài bước, bà đột nhiên bật cười.
Cười rồi, bà lại khóc.
Bà quay lại ôm tôi: "Hạ Hạ, Hạ Hạ, con thật sự làm mẹ nở mày nở mặt!".
"Cuối cùng mẹ cũng có thể ngẩng cao đầu một lần".
"Đợi Thu Thu thi đỗ đại học trọng điểm, mẹ sẽ hoàn toàn được ngẩng cao đầu".
Tôi rất muốn nói với mẹ rằng, mẹ à, dù không có con trai, mẹ vẫn có thể tự hào.