A KIỀU - Chương 06
Cập nhật lúc: 2024-08-08 12:10:25
Lượt xem: 5,416
A Hổ bưng bát canh như thể xem thường cái chết.
Ta thấy ngay từ khi nó húp ngụm đầu tiên đã trợn tròn mắt.
Nó ăn rất vội vàng, ta nghi ngờ suýt nữa nó cũng nuốt luôn cả lưỡi mình.
Ta không nhịn được mà cảm thán, chẳng trách người ta hay nói: “Con trai mới lớn, ăn c.h.ế.t cha già.”
Uống hết bát canh gà thứ ba, mắt của A Hổ cũng sáng ra.
“Sau này đói bụng thì đừng ăn trộm nữa, có thể qua đây ăn cơm.”
Nó đưa ống tay áo đã bẩn đến mức không còn nhìn ra màu gì lên lau miệng.
A Hổ còn muốn nói thêm gì đó, nhưng nó ngẩng đầu lên thấy Hứa Thường đi vào, liền chẳng nói lời cảm ơn nào, đặt bát xuống rồi chạy mất.
Hứa Thường nhổ một bãi nước bọt về phía lưng nó:
“Nương tử đừng mềm lòng, nó là một kẻ vô ơn lòng lang dạ thú.”
Không phải mềm lòng.
Ta chỉ nghĩ rằng một đứa trẻ biết quý trọng thức ăn như vậy, sẽ không đến nỗi xấu xa.
Nhưng ngày hôm sau, giàn đậu mà ta dựng sau nhà học đã đổ.
Hứa Thường dẫn một đám người đến làm chứng, A Hổ đứng luống cuống bên cạnh giàn đậu đã đổ.
Chưa kịp đợi ta lên tiếng, A Hổ đã hất mạnh khiến Hứa Thường ngã nhào, rồi cuống quýt chạy đi.
“Tiểu súc sinh này! Nương tử tốt với nó như vậy mà nó lại đến phá hoại công sức của nương tử.”
Ta suy nghĩ một lát:
“Tối qua gió thổi suốt đêm, lại còn mưa lớn, có lẽ do ta dựng không chắc.”
Đến tối, ngoài sân có một bóng hình lén la lén lút ngồi chồm hổm.
Ta hâm nóng lại nồi canh gà ngày hôm qua, mùi thơm tỏa ra, cái bóng ấy không ngồi yên được nữa.
“… Không phải ta đẩy giàn, tối qua nghe thấy tiếng gió ta mới nghĩ, có khi giàn của người bị gió thổi đổ, nên mới chạy qua xem sao.”
“Nói ra là được, tại sao phải chạy?”
A Hổ cúi đầu, giọng nói nghe có vẻ đang nghẹn ngào:
“Ta không muốn chạy, nhưng ta sợ khi người mở miệng không hỏi ta, mà lại mắng ta trước.”
“Sau này gặp chuyện gì, ta sẽ hỏi ngươi trước, được không?”
A Hổ không nói gì.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/a-kieu/chuong-06.html.]
Nó bưng bát lên uống, cái bát che khuất khuôn mặt, mãi vẫn không chịu buông xuống.
Ta cười nó:
“Gà hoa lau trộn với nước mắt ăn không ngon đâu, sẽ mặn đấy.”
5.
Nháy mắt đã vào hạ.
Tiếng ve sau sân ngày một yên tĩnh, bóng mát phủ kín cả sân.
Các tiên sinh đã đi du học, dần rời xa nơi này.
Hôm nay rảnh rỗi, ta đem quần áo và chăn màn của các học trò ra phơi.
“Không đọc sách đâu, con rất ngu ngốc.” A Hổ giúp ta đóng chặt giá phơi y phục, liên tục lắc đầu, “Hơn nữa, mọi người ở thư viện đều ghét con, con cũng ghét họ.”
A Hổ mười tuổi, lớn hơn Bách Nhi ba tuổi.
Bách Nhi đã có thể thuộc lòng Thiên Tự Văn, còn biết tính toán một vài phép tính đơn giản.
Còn A Hổ lại không biết gì cả, cũng chẳng biết bao nhiêu chữ.
Ta tính tích cóp nửa năm, tìm cho A Hổ một nơi để học.
“Con không biết chữ, lại chẳng có kỹ năng gì, sau này người ta bắt nạt con thì phải làm sao?”
“Người ta bắt nạt con, con sẽ tìm nương chống lưng!”
“Lúc đó nương già rồi, con làm sao đây?”
Câu hỏi này khiến A Hổ buồn bã, nó nắm chặt lấy tay áo ta:
“Nương không già! Mãi mãi không được già!”
“Được rồi được rồi, nương không già, nương luôn ở bên con.”
Ta ngồi xổm xuống, lau nước mắt cho nó.
Nhưng lại nghe thấy phía sau có người gọi tên ta, giọng nói mang theo niềm vui sướng không thể tin được:
“……A Kiều?”
Y phục phơi đầy trong sân được gió thổi phồng lên, như những cánh buồm lướt trên mặt nước, mờ mờ ảo ảo.
Ta đứng dậy, thấy Mạnh Hạc Thư đang dắt Bách Nhi đứng sau chiếc buồm, như thể cách xa một bờ sông.
“……Là A Kiều sao?”