Hôn Nhân Kiểu Sòng Phẳng - Chương 2
Cập nhật lúc: 2025-03-25 17:19:57
Lượt xem: 1,610
Dù tôi không cần anh ta nuôi, nhưng nghe được câu ấy vẫn thấy rất vui.
Sau khi tốt nghiệp cao học, chúng tôi kết hôn.
Ba mẹ tôi biết hoàn cảnh gia đình anh ta khó khăn, nên chủ động đề nghị mua nhà cho tôi.
Tôi suy nghĩ một chút, chỉ xin ba mẹ tiền đặt cọc.
Kết hôn không lâu, tôi mang thai.
Mẹ chồng đề nghị sẽ đến ở chung để chăm sóc tôi.
Thật ra tôi không đồng ý, nhưng bà đã tự đến rồi thì tôi cũng không tiện từ chối ý tốt.
Chỉ là, rất nhiều việc bà làm khiến tôi không thể chấp nhận được.
Như bây giờ, cái gọi là “sống kiểu chia đôi” đã vượt xa sức tưởng tượng của tôi—ngay cả trứng trong tủ lạnh cũng bị đánh dấu, tên ai thì người ấy dùng.
Tối đi làm về, Lý Khiêm vẫn chưa về.
Mẹ chồng đã nấu cơm xong, nói với tôi:
“An Dương, hôm nay mẹ đi chợ hết 52 đồng, con đưa mẹ 26 đồng. Còn tiền công nấu cơm thì thôi, người một nhà, mẹ không tính.”
Cái câu “người một nhà” nghe mà buồn cười thật.
Tôi hỏi bà: “Sao lại là 26 đồng? Nhà mình ba người ăn, chẳng phải chia ra thì mỗi người hơn 17 đồng thôi sao?”
“À, Lý Khiêm thì không tính. Từ nhỏ mẹ nuôi nó tới giờ còn chưa đòi tiền lần nào.”
Ha… thì ra cái gọi là "sống chia đôi" chỉ áp dụng cho một mình tôi.
Tôi lạnh mặt nói: “Mẹ, tối nay con không ăn nữa, không ăn thì không cần trả tiền đâu nhỉ?”
Tôi quay vào phòng ngủ, cúi đầu nhìn bụng mình đang dần lớn lên, lòng nặng trĩu không nói thành lời.
Tôi gọi cho Lý Khiêm, bảo anh ấy mua ít hoa quả về.
Thật sự là không muốn ăn cơm nữa.
Một tiếng sau, Lý Khiêm về.
Tôi nghe thấy tiếng hai người nói chuyện ngoài phòng khách, rồi anh vào phòng:
“Vợ ơi, sao em không ăn cơm?”
“Tự nhiên em không muốn ăn cơm nữa, thèm trái cây. Anh mua chưa?”
Lý Khiêm ngập ngừng không nói, chỉ lấy một quả táo trên bàn đưa cho tôi.
“Phụ nữ mang thai ăn táo tốt lắm.”
Tôi cầm quả táo lên nhìn hồi lâu, kinh ngạc hỏi:
“Anh chỉ mua đúng một quả táo? Anh không biết em thích ăn loại gì à?”
Không hỏi thì thôi, hỏi rồi lại khiến tôi lạnh người.
Vì Lý Khiêm cười cười nói:
“Vợ à, mình sống kiểu chia đôi mà. Quả táo này 4 đồng, em ăn thì trả 4 đồng. Mấy loại khác mắc hơn nên anh không mua.”
“Em chuyển khoản qua WeChat hay Alipay cũng được.” – Anh ta còn không quên dặn thêm một câu trước khi đi.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Tôi ngẩn người nhìn anh ta, như thể không còn nhận ra con người tên Lý Khiêm nữa.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/hon-nhan-kieu-song-phang/chuong-2.html.]
Mà anh ta vẫn cứ đứng đó… đợi tôi chuyển tiền.
Tôi lấy điện thoại chuyển cho anh ta 4 đồng, và anh ta thật sự nhận luôn.
Còn tôi thì… cầm quả táo trên tay, không sao nuốt nổi.
Tôi lạnh lùng hỏi anh ta:
“Lý Khiêm, bây giờ đến mua trái cây cho em mà anh cũng phải tính toán à?”
Lý Khiêm cười, giải thích:
“Vợ à, đã nói là chia đôi rồi thì phải giữ nguyên tắc chứ. Càng là chuyện nhỏ thì càng phải chú ý.”
Tôi cũng cười, lấy từ túi ra món quà tôi định tặng anh ấy—máy chơi game cầm tay phiên bản mới mà anh ta luôn muốn có:
“Ban đầu em định tặng anh cái này. Nhưng giờ chắc không cần nữa. Nếu anh vẫn muốn, thì chuyển tiền cho em đi.”
Lý Khiêm vừa thấy món đồ, mắt sáng rỡ, rõ ràng là rất hối hận.
“Vợ ơi, đã là quà thì sao lại đòi tiền. Ngày mai anh cũng mua quà cho em, coi như huề nhau nhé?”
Tôi cất món đồ lại vào túi, lạnh nhạt nói:
“Không cần. Về sau ai muốn gì thì tự mua.”
Trước giờ, thứ gì anh ta muốn, tôi đều mua cho anh ta.
Cái máy chơi game này cũng hơn hai ngàn.
Nghĩ lại mà xem, những món anh ta từng tặng tôi là gì?
Chậu cây, ly nước, móc khóa—giá chưa tới hai ba chục đồng.
Trước đây tôi nghĩ là anh tiết kiệm, không khéo trong chuyện quà cáp.
Tôi không nên tính toán chuyện giá trị vật chất.
Nhưng bây giờ nhìn lại… hình như không phải vậy.
Anh ta không muốn chi tiền cho tôi.
Nhưng lại rất tự nhiên bảo tôi mua những thứ anh ta muốn.
Tôi nhìn anh ta, hỏi: “Lý Khiêm, nếu sống kiểu chia đôi như vậy… thì mai em đi khám thai, tiền ai trả?”
Lý Khiêm chẳng hề nhận ra vẻ thất vọng trên mặt tôi, nghiêm túc đáp:
“Anh nghĩ rồi vợ ơi, đứa bé là của hai đứa mình. Khám thai thì… mỗi người trả một nửa.”
Thì ra đến chuyện đó… anh ta cũng đã tính toán sẵn cả rồi.
Tôi chẳng buồn mở miệng nữa, lặng lẽ vào phòng, ngồi tựa vào đầu giường, lòng trống rỗng.
Lần đầu tiên tôi nhận ra — Lý Khiêm không phải là tiết kiệm, mà là keo kiệt.
Thậm chí là… ích kỷ.
Cái gọi là “quả táo bốn đồng” kia, thật ra… còn chẳng phải do anh ta mua.
Bởi lúc tôi vừa về nhà, gặp bác hàng xóm dưới lầu, bác còn nhiệt tình nói với tôi:
“Dương Dương tan làm rồi à? Bác vừa ghé nhà cháu cho ít táo, nhà bác ở quê có vườn, vừa hái sáng nay. Cháu đang mang thai, ăn cho bổ nha.”
Những ngày sau đó, chúng tôi thật sự bắt đầu “sống chia đôi” như lời họ nói.
Tiền nước, tiền điện đều chia mỗi người một nửa.