HOA SONG SINH - 1
Cập nhật lúc: 2025-01-07 12:00:36
Lượt xem: 265
(Văn án)
Tôi và em trai là cặp song sinh long phụng.
Mẹ nói rằng tôi phải biết ơn em trai suốt đời, vì nếu không có nó, tôi cũng sẽ không được sinh ra.
Mẹ luôn nhắc nhở tôi phải học theo chị gái, phải biết điều hơn một chút.
Chị gái tôi luôn biết điều, chăm sóc em trai chu đáo, làm nhiều việc nhà.
Chị từng rất mong được học đại học, nhưng bố mẹ lại muốn chị "biết điều" mà nhường cơ hội học tập đó...
01
Tôi và em trai là cặp song sinh long phụng, từ nhỏ hễ ở gần nhau là đánh nhau.
Em trai khỏe hơn, thường xô ngã khiến tôi đau đớn toàn thân.
Còn tôi thì có móng tay dài, thường để lại những vết cào xước rõ ràng trên mặt nó.
Xương đau thì không ai kiểm chứng, nhưng vết m.á.u trên mặt nó thì rõ mồn một.
Vậy nên mỗi lần bố mẹ về nhà, nhìn thấy những vết đó đều xót xa và trách mắng tôi:
"Mày là chị, không thể nhường em một chút sao?"
"Hồi đó nếu không phải có em trai mày, mày cũng chưa chắc được sinh ra đời. Chỉ vì điều này, cả đời mày phải bảo vệ và nhường nhịn em."
Lúc đó, ở nông thôn có chính sách: nếu con đầu lòng là con gái, thì được phép sinh thêm một đứa nữa.
Tôi có một chị gái lớn hơn tôi bốn tuổi. Khi mẹ mang thai tôi và em trai, bà đến một phòng khám chui để siêu âm.
Ban đầu, siêu âm thấy tôi là con gái, còn em trai thì mờ mờ không rõ.
Ông nội nhất quyết muốn bỏ thai:
"Trong vùng mười dặm tám làng này chưa từng thấy ai sinh song sinh long phụng, phần lớn sẽ là hai đứa con gái. Sinh lắm con gái thế để làm gì?"
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Mẹ tôi không đành lòng, nửa tháng sau lại đi siêu âm một lần nữa, lần này mới thấy rõ là em trai. Nhờ vậy, chị em tôi mới được giữ lại.
Người trong làng cũng thường bảo tôi:
"Đan Đan, nếu không nhờ có em trai, cháu cũng không sống nổi đâu."
"Bình thường phải nhường nhịn em, làm con gái mà mạnh mẽ tranh giành làm gì?"
Hiện nay nhiều gia đình chỉ sinh một con, con gái được xem là "chiếc áo bông nhỏ", được yêu chiều hết mực.
Nhưng thời đó thì khác.
Nhiều bậc cha mẹ không phải ghét con gái, nhưng nhất định phải có con trai.
Ở những nơi nghèo nàn, lạc hậu, tư tưởng này càng ăn sâu.
Trên núi sau làng có nhiều nấm mồ nhỏ không bia, mẹ tôi cấm chị em tôi chơi ở đó.
Bởi vì dưới những nấm mồ ấy là những đứa trẻ chưa từng thấy ánh mặt trời.
Gió thổi qua rừng, phát ra tiếng "hu hu hu".
Người già trong làng nói rằng đó là tiếng khóc của những đứa trẻ.
Có lẽ chúng đã lăn qua dầu sôi nghìn vạn lần dưới địa phủ, gột sạch mọi tội lỗi từ kiếp trước, mới đổi lấy cơ hội đầu thai làm người.
Thế mà lại bị tước đoạt dễ dàng như vậy.
Những linh hồn non nớt bị giam cầm trên những ngọn đồi nhỏ, không bao giờ được giải thoát.
Vì thế, tôi được sống nhờ sự che chở của em trai, phải có ý thức về điều đó.
Không được bắt nạt em.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/hoa-song-sinh-rbwp/1.html.]
Không được tranh ăn với em.
Phải bảo vệ và nhường nhịn em.
Hồi nhỏ nhà nghèo, chỉ có dịp Tết hay lễ lạt mới mổ gà, mua thịt.
Nếu có khách, ngoài em trai ra, tôi và chị gái không được ngồi vào bàn ăn.
Mẹ sẽ chọn hai miếng thịt gà không ngon lắm cho tôi và chị, để chúng tôi ăn trong bếp.
Đùi gà và cánh gà không được động vào, nếu không khách phát hiện sẽ cười chê nhà này có con cái không biết điều, tham ăn.
Nếu không có khách, đùi gà đều thuộc về em trai.
Tôi và chị mỗi người một cái đầu cánh gà.
Mẹ luôn lừa chúng tôi rằng đó là "đùi gà nhỏ", ngon hơn cả đùi gà lớn.
Lần nào tôi cũng gào khóc:
"Rõ ràng có hai cái đùi gà, tại sao con không được ăn cái nào?"
"Tại sao tất cả phải để em ăn?"
02
Tiếng gào thét, hét lớn và lăn lộn trên đất.
Mẹ không chịu nổi cơn ăn vạ của tôi, thỉnh thoảng cũng đành thỏa hiệp, lấy đùi gà từ phần của em trai chia cho tôi.
Lúc đó, ông nội luôn mắng tôi:
"Con gái mà tham ăn thế này, sau này làm sao gả chồng được?"
"Chúng nó chiều hư mày rồi. Nhìn các cô của mày đi, có ai vô giáo dục như mày không?"
Khi giành được đùi gà, tôi chia sẻ với chị gái.
Chị luôn cười lắc đầu:
"Em ăn đi, chị không cần."
"Chị là chị lớn, hơn các em nhiều tuổi, sao có thể tranh đồ ăn với các em được."
Mẹ mắng tôi:
"Nhìn chị của mày kìa, rồi nhìn lại mày xem."
"Lúc nào mới học được tính biết điều như chị mày?"
*
Những đứa trẻ biết điều được khen ngợi, nhưng không bao giờ có đùi gà, sữa mạch nha, nước cam hay kẹo bạc hà.
Cái tôi bé nhỏ không ngừng nghĩ ngợi.
Thôi vậy.
Tôi không muốn từ bỏ những điều tốt đẹp thực tế chỉ để đổi lấy cái danh hão.
*
Ở nông thôn, con trai có rất nhiều đặc quyền.
Chẳng hạn như, chúng không bao giờ phải làm việc nhà.
Em trai không phải quét dọn, vì mẹ bảo em không quét sạch được.
Em trai không phải nấu ăn, vì mẹ bảo đồ em nấu dở tệ.
Em trai càng không phải giặt quần áo, vì mẹ nói giặt giũ là việc của con gái. Ở làng, chẳng ai thấy đàn ông ra ao giặt đồ cả, như thế sẽ bị cười chết.
Đương nhiên em cũng không phải đi cắt cỏ lợn, nhổ dây khoai hay cho lợn ăn.