HÃY LUÔN YÊU THƯƠNG BẢN THÂN MÌNH - 4
Cập nhật lúc: 2025-02-01 13:13:41
Lượt xem: 104
Mẹ tôi vừa thở phào vì thấy tôi chỉ bị thương ngoài da, nghe nói phải tốn tiền khâu lại lập tức cau mày:
"Chỉ bị xước chút da thôi, sao phải khâu? Tôi ăn cơm cắn vào lưỡi, có phải khâu đâu?"
Bác sĩ nổi giận:
"Cô có thấy con bé chảy bao nhiêu m.á.u không?"
Lam Hân bực tức nói:
"Cô ấy bị mẹ mình đánh đấy! Mẹ tôi còn chứng kiến! Không báo cảnh sát không được!"
Bác sĩ tức giận hét lên:
"Chưa thấy phụ huynh nào như cô! Còn đứng đó làm gì, đi đi!"
Mẹ tôi lép vế, lườm tôi một cái sắc lẻm rồi bỏ đi:
"Sao tôi lại xui xẻo sinh ra đứa con báo đời như mày chứ…"
Cô giường bên xót xa vỗ về tôi:
"Người còn chưa khỏi hẳn, sao bà ấy nỡ xuống tay như vậy?"
Lam Hân tức giận:
"Theo chị, đừng để bà ta đến nữa. Mẹ chị có hộ lý, chị cũng rảnh rỗi, chị chăm sóc em được."
Mẹ tôi ngoài miệng thì không chịu nhận đề nghị của Lam Hân.
Nhưng bà chỉ là kiểu ngoài cứng trong mềm, từ sau khi Lam Hân nói chuyện với bà, bà chưa từng xuất hiện lần nào nữa.
Tôi cảm thấy rất ngại, nhất quyết muốn tự đặt cơm.
Tiền tôi cố nhét vào tay Lam Hân, hôm sau lại được chị lặng lẽ đặt dưới gối của tôi.
Chị thản nhiên nói:
"Chỉ thêm một đôi đũa thôi mà, dù sao em cũng gọi chị là chị rồi, xa lạ với chị như vậy, chị sẽ buồn đấy."
"Hơn nữa, em và em gái chị là bạn học, bạn bè giúp đỡ nhau không phải lẽ đương nhiên sao?"
Cuối tuần, Lam Khánh đến bệnh viện mang cơm cho cô.
Tôi nhận ra cô ấy ngay lập tức—chính là tiểu thư nhà giàu học giỏi nổi tiếng trong khoa chúng tôi.
Bạn cùng phòng của tôi từng cảm thán, tại sao thế giới lại bất công đến vậy, tại sao có người vừa học giỏi, vừa xinh đẹp, lại còn có gia đình giàu có.
Lam Khánh cũng nhận ra tôi.
Cô ấy lấy ra một hộp cơm tinh xảo đặt trước mặt tôi:
"Mấy hôm trước cô giúp việc nhà tớ xin nghỉ, hôm nay mới đi làm lại. Cậu thử tay nghề của cô ấy đi, không thua gì đầu bếp chuyên nghiệp đâu."
Khác với những gì tôi tưởng tượng, giọng điệu của cô ấy rất dịu dàng, không hề có vẻ kiêu kỳ.
Vì là bạn học, chúng tôi nhanh chóng thân thiết hơn.
Cô ấy cười tít mắt nói với tôi:
"Tiệm bánh kếp trước cổng trường, bạn bè tớ đều đồng ý là cậu làm ngon nhất, lần nào xếp hàng cũng phải xem cậu có làm ca hôm đó không đã."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/hay-luon-yeu-thuong-ban-than-minh/4.html.]
"Bây giờ thì hay rồi, sau này cậu đi làm thêm lúc nào nhớ báo trước nhé, tớ và bạn sẽ đến ủng hộ."
Mặt tôi đỏ lên.
Ông chủ quán bánh kếp là đồng hương của tôi, mỗi tuần tôi đến làm hai ngày.
Tiệm rất đông khách, lần nào tôi cũng bận đến mức không kịp ngẩng đầu.
Thì ra tiểu thư nhà giàu cũng thích mấy món ăn vặt vỉa hè thế này.
Hai tuần sau, tôi xuất viện.
Thường ngày đi học có thầy cô và bạn bè giúp đỡ, cuộc sống cũng khá thuận lợi.
Thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc kỳ thi cuối kỳ đã kết thúc.
Mọi người bắt đầu tranh vé tàu, chuẩn bị về quê đón Tết.
Tính từ lúc bị thương đến giờ đã hai tháng, chân tôi cũng hồi phục gần như hoàn toàn.
Hôm đó, khi tôi đang thu dọn hành lý trong ký túc xá, mẹ tôi—người đã biến mất suốt hai tháng—cuối cùng cũng gọi điện thoại.
"Tống Gia Ninh, dạo này mẹ bận, không có ở nhà, Tết này con đừng về nữa."
"Kỳ nghỉ đông chỉ có một tháng, đi đi về về chẳng đáng."
"Vả lại, vé tàu đâu có rẻ. Hai tháng trước con phẫu thuật đã tốn bao nhiêu tiền, tiết kiệm một chút đi, tiền không phải là gió thổi đến đâu."
Bà nói liền một hơi, chưa kịp để tôi trả lời, đã cạch một tiếng dập máy.
Tôi đặt điện thoại xuống, thả lỏng bàn tay đang cầm nửa bộ quần áo, chậm rãi ngồi thẳng dậy.
Trong đầu dần dần hiện lên cảnh Tết năm ngoái.
Trong nhà chẳng có chút không khí đón năm mới nào.
Vài miếng sườn cũ kỹ đông cứng trong tủ lạnh đã chuyển sang màu xám.
Phần lớn cửa hàng đã đóng cửa, chợ nông sản cũng chỉ còn lác đác vài quầy hàng.
Tôi mua một ít đồ ăn sẵn, rau củ và thịt bò, nấu một nồi bò hầm sốt cà chua—món mà mẹ tôi thích nhất.
Buổi chiều, bà nói ra ngoài một chút, nhưng mãi đến khi trên màn hình tivi đếm ngược chào năm mới, bà vẫn chưa về.
Gọi điện cho bà, đầu dây bên kia vang lên giọng điệu mất kiên nhẫn, lẫn trong đó là tiếng xáo bài "xoạt xoạt".
"Sao phiền thế hả, mẹ gặp bạn, chơi mấy ván bài, giục cái gì mà giục!"
"Chết tiệt, lại là quân Tam Vạn... Đúng là muốn cái gì thì không được cái đó..."
Cuối cùng, bà nổi đóa qua điện thoại:
"Đi đi đi! Vận may đang tốt, bị con gọi điện phá hết rồi, xúi quẩy!"
Trong tivi, không khí rộn ràng ngập tràn, ai cũng vui vẻ hân hoan.
Tiếng cười nói của hàng xóm vọng lại, như thể mọi ngóc ngách xung quanh đều tràn ngập niềm vui.
Mà ánh mắt tôi, vẫn dừng lại trên đĩa bò hầm đã nguội lạnh, váng mỡ vàng nổi thành một lớp dày.
Một cái nhà lạnh lẽo như vậy, không về cũng tốt.