Gieo Nhân Tốt Sẽ Gặt Quả Tốt - Chương 3
Cập nhật lúc: 2024-12-15 04:54:38
Lượt xem: 2,025
Ông nội chỉ trích cô ta: “Tâm cơ ác độc, vì lợi ích mà không từ thủ đoạn, giống y hệt mẹ mày.”
Ông nội còn yêu cầu bố tôi không được phép đưa cô ta về nhà thêm lần nào nữa.
Từ đó về sau, Trần Tư Lý hoàn toàn ghi hận ông nội.
Vào ngày mừng thọ của ông nội, cô ta thậm chí còn đăng một bức tranh lên mạng xã hội.
Bức tranh đó là một lời nguyền độc ác, vẽ thần c.h.ế.t dùng các loại phương thức để lấy mạng một ông già.
Ông nội đương nhiên nhìn thấy nhưng cũng không thèm để ý tới cô ta.
Về sau, bố tôi phá sản, điều kiện sống của Trần Tư Lý tụt dốc không phanh.
Lúc này, cuối cùng cô ta mới nhớ đến ông nội, quỳ gối trước cổng nhà cầu xin ông nội tha thứ cho mình, giữ cô ta ở lại.
Nhưng ông nội thậm chí còn không thèm gặp mặt, ra lệnh cho bảo vệ kéo cô ta đi.
Lần này, thời gian quay ngược trở lại.
Trần Tư Lý đang chạy đến với cuộc sống mới mà cô ta tha thiết mơ ước.
Còn người đứng trước căn biệt thự bên hồ, chuẩn bị gặp ông nội lại là tôi.
Tôi hít thở sâu vài lần, rồi nhấn chuông cửa biệt thự.
5.
Mặc dù bố đã gọi điện thoại thông báo trước với ông nội rằng tôi muốn đến thăm ông, nhưng khi gặp mặt trong phòng đọc sách, ánh mắt ông nội nhìn tôi vẫn vô cùng lạnh lùng.
Sau khi tôi lễ phép chào hỏi, ông nội cũng không có ý định đáp lại.
Tôi không lấy làm phiền lòng, tìm một góc khuất ngồi xuống.
Những năm tháng sống cùng mẹ, tôi đã chịu đựng nỗi nhục nhã còn nặng nề gấp trăm ngàn lần so với điều này.
Chuyện này chẳng đáng gì cả.
Trong phòng đọc sách, ông nội đang kiểm tra bài vở của Hứa Chi Trần.
Hứa Chi Trần năm nay mười bảy tuổi, học hành xuất sắc, được coi là một thiếu niên thiên tài, rất có tiềm năng với tài chính và kinh tế.
Ông nội là người gây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng, nhưng tiếc rằng mấy người con của ông đều là hạng người tầm thường.
Vì vậy, ông rất quý trọng đứa cháu ngoại vừa chăm chỉ vừa có chí hướng này, thường xuyên gọi Hứa Chi Trần đến để giảng giải những thương vụ kinh doanh nổi tiếng trong và ngoài nước.
Những câu hỏi ông nội đặt ra đều rất khó.
Mấy câu hỏi đầu, Hứa Chi Trần có thể trả lời được.
Nhưng đến câu hỏi hiện tại, Hứa Chi Trần bắt đầu lúng túng suy nghĩ rất lâu.
Ông nội cũng không sốt ruột, kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của anh ấy.
Tôi rụt rè giơ tay lên: “Ông ơi, cháu có thể nói thử ý kiến của mình không ạ?”
Ông nội liếc nhìn tôi một cái, ánh mắt đầy nghi ngờ:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/gieo-nhan-tot-se-gat-qua-tot/chuong-3.html.]
“Cháu sao? Đến cấp hai còn chưa học xong, cháu biết gì mà nói?”
“Nếu không ngồi yên được thì ra ngoài, đừng có giở mấy trò khôn vặt ở đây.”
Tôi vẫn không tức giận, mỉm cười nói: “Nếu câu trả lời của cháu không thể khiến ông hài lòng, cháu sẽ ra ngoài phạt đứng, có được không ạ?”
Ông nội hừ một tiếng.
Hứa Chi Trần lại nói: “Ông ngoại, hay là cứ để em gái trả lời thử đi ạ.”
Ông nội không nói gì, coi như là ngầm đồng ý.
Tôi cảm kích mỉm cười với Hứa Chi Trần, sau đó bắt đầu trả lời:
“Nhóm doanh nhân này có nguồn vốn khởi nghiệp ban đầu không hợp pháp. Những năm đầu, bọn họ thông qua hình thức giống như trung gian môi giới, giúp đỡ các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng thị trường nội địa, dựa vào chênh lệch thông tin để thu được một khoản lợi nhuận kếch xù.”
Ông nội kinh ngạc liếc nhìn tôi một cái, tiếp tục đặt câu hỏi: “Vậy cháu nói thử, lợi thế tự nhiên của bọn họ là gì? Và vấn đề của bọn họ ở đâu?”
Tôi suy nghĩ một lát, trả lời: “Lợi thế của bọn họ là xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nước ngoài từ rất sớm, đồng thời thích nghi với thị trường tương đối nhanh chóng. Nhưng thành tại Tiêu Hà, bại cũng tại Tiêu Hà(*), vấn đề của bọn họ là quá phụ thuộc vào lợi thế tiên phong của các công ty nước ngoài, không hình thành được năng lực cạnh tranh của riêng mình. Do đó, khi thị trường dần tiến tới sự chuẩn hóa(**), lợi thế cạnh tranh của họ cũng biến mất.”
(*) Tạm hiểu là vừa có lợi vừa có hại.
(**) Chính thức hóa và tài liệu hóa tất cả các quy trình kinh doanh, thống nhất và nhất quán trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Ông nội yên lặng nhìn tôi chằm chằm một lúc lâu, biểu cảm có chút phức tạp.
🌟Truyện do nhà 'Như Ý Nguyện' edit🌟
Nghi ngờ có, dò xét có.
Duy chỉ không còn vẻ khinh thường.
Một lúc lâu sau, ông hỏi: “Cháu chỉ mới mười bốn tuổi, mấy thứ này là nghe từ đâu ra?”
Tôi đáp: “Thư viện thành phố có rất nhiều sách, cháu rất thích đọc sách ạ.”
Thực ra không phải vậy.
Trong số khách hàng mà mẹ tiếp đãi có một bộ phận lớn chính là những người hưởng lợi từ vai trò môi giới của các công ty nước ngoài.
Bọn họ lợi dụng kẽ hở, dùng mối quan hệ thân thiết và chênh lệch thông tin để làm giàu nhưng lại tự nhận tất cả thành công là từ bản lĩnh và năng lực của mình.
Rồi vào một buổi chiều say xỉn, ôm chặt cô gái trẻ trong lòng, bọn họ không kìm được mà khoe khoang về những thành công trong quá khứ của mình.
Nghĩ đến những chuyện này, tôi nhắm chặt mắt lại.
Khi mở mắt ra lần nữa, trước mặt tôi vẫn là phòng đọc sách cổ kính, trang nghiêm của ông nội chứ không phải là căn phòng ngủ tối tăm, mờ ám với ánh đèn hồng.
Bốp bốp bốp.
Là tiếng Hứa Chi Trần nhẹ nhàng vỗ tay.
Anh ấy nói: “Tư Dung chỉ mới mười bốn tuổi nhưng khả năng đọc hiểu và tư duy rất tốt, đáng được công nhận.”
Anh ấy nhìn tôi, ánh mắt chân thành và ấm áp: “Anh tự thấy bản thân không bằng.”
Tôi vội vàng lắc đầu: “Chỉ là may mắn thôi ạ. Những khái niệm tài chính và kinh tế mà anh vừa nói em đều không biết, em vẫn còn rất nhiều điều cần phải học hỏi.”
Sau một khoảng lặng ngắn ngủi, Hứa Chi Trần hỏi tôi: “Tư Dung, em có muốn học cùng anh không?”