EM TRAI SIÊU NAM MUỐN KÉO TÔI ĐI CHẾT! - Chương 1
Cập nhật lúc: 2024-12-25 04:17:55
Lượt xem: 190
1.
Tôi luôn cảm ơn em trai mình, dù nó là một đứa trẻ siêu nam.
Từ khi có ký ức, bố, mẹ, và bà nội đều không thích tôi.
Họ nói: “Con gái sớm muộn gì cũng là của người khác.”
“Sinh con gái, không bằng nuôi một con chó.”
Vì tôi, bố và bà nội đối xử rất tệ với mẹ, và tất cả những gì mẹ phải chịu đựng, bà ấy đều đổ lỗi lên tôi.
Bà ấy thường nói với tôi: “Sao mày lại là con gái chứ? Đúng là đến để đòi nợ mà.”
Lúc nhỏ, tôi không hiểu "đòi nợ" nghĩa là gì, mãi đến khi em trai ra đời, tôi mới hiểu.
Năm tôi bốn tuổi, mẹ lại mang thai, lúc đó cả nhà rất vui mừng.
Nhưng không lâu sau, mẹ tôi từ bệnh viện trở về với vẻ mặt u sầu.
Bà nội nói: “Đúng là đồ đàn bà vô dụng, lại là một đứa con gái.”
Thì ra, lần này cũng là một bé gái.
Dạo đó, mẹ tôi ngày nào cũng khóc lóc, bố tôi vẫn ra ngoài uống rượu và đánh bài, rồi mẹ quyết định phá thai.
Cuộc sống của tôi tự nhiên cũng trở nên khó khăn. Một đêm nọ, tôi lén nghe thấy bà nội khuyên bố đem tôi đi bỏ, bà nói như vậy nhà sẽ ít một miệng ăn.
Bố hơi do dự, tôi trông khá xinh xắn, từ nhỏ đã bắt đầu giúp đỡ việc nhà, nấu cơm và rửa bát. Thiếu tôi, sẽ thiếu một người làm việc.
Huống hồ, khi tôi lớn hơn một chút, bố mẹ có thể nhận được không ít sính lễ từ nhà chồng.
Nghĩ như vậy, chuyện bỏ tôi bị gác lại.
Không lâu sau, mẹ tôi lại mang thai.
Lần này, cả nhà đều rất lo lắng, bà nội mỗi sáng vào ngày mồng một và ngày rằm đều đến chùa dâng hương, cầu nguyện cho mẹ sinh được con trai.
Bố cũng không dám đánh mẹ nữa, sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến đứa bé.
Chỉ có tôi là vô cùng lo sợ.
Vì những người lớn trong làng đều bảo với tôi: “Khi sinh được em trai, cha mẹ sẽ không cần mày nữa.”
Có lẽ lòng thành của bà nội đã thật sự cảm động thần linh, lần này mẹ tôi đã sinh được một bé trai.
2.
Khi khám thai, bác sĩ nói rằng em trai tôi bị hội chứng siêu nam.
Nói đơn giản, đó là một bệnh bẩm sinh, đứa trẻ có thể chậm phát triển trí tuệ, dễ nổi giận, khuôn mặt phát triển bất thường, đồng thời có thể xuất hiện nhân cách phản xã hội.
Bà nội hỏi bác sĩ: “Phản xã hội là gì?”
“Đó là đứa trẻ có thể làm những việc phạm pháp, gây hại cho xã hội.”
Nghe xong, bà nội tức giận chửi mắng: “Cháu đích tôn nhà họ Diệp của tôi sao có thể phạm pháp được?”
Bố tôi cũng nói: “Cô là bác sĩ, chứ không phải thầy bói, nói bậy bạ cái gì thế?”
Bác sĩ lại khuyên mẹ tôi, bảo rằng với tư cách là một người mẹ, bà ấy nên suy nghĩ kỹ, vì một khi quyết định, đó sẽ là chuyện cả đời.
Mẹ tôi không học hành gì nhiều, bà ấy gả vào nhà họ Diệp đã sáu năm, vì không sinh được con trai mà chịu đủ nhục nhã và đánh đập.
Giờ đây, đứa con trai này là hy vọng duy nhất của bà ấy, làm sao bà nỡ bỏ?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/em-trai-sieu-nam-muon-keo-toi-di-chet/chuong-1.html.]
Thế là, họ không màng đến lời khuyên của bác sĩ, kiên quyết giữ lại đứa bé.
Trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ tôi không tốt.
Mỗi sáng sớm, mẹ phải dậy từ 6 giờ để chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Buổi sáng và chiều, bà ấy phải ra đồng làm việc. Chỉ đến tối, sau khi ăn xong và giặt giũ, mẹ mới có chút thời gian nghỉ ngơi.
Mẹ không có nhiều khẩu vị, nhưng bà nội ngày nào cũng giám sát, ép bà ấy ăn nhiều để "cháu đích tôn" lớn nhanh và khỏe mạnh. Nhiều lần, vừa ăn xong, mẹ đã nôn ra hết.
Mỗi lần như vậy, bà nội đứng phía sau mắng nhiếc, nói rằng mẹ "mệnh tiện", chỉ biết lãng phí đồ tốt.
Thỉnh thoảng, khi bố và bà nội không có nhà, mẹ chia cho tôi một ít thức ăn bồi bổ của bà ấy. Khi tôi ăn, mẹ dặn: “Diêu Diêu, sau này khi em trai ra đời, con phải bảo vệ em, biết không?”
Tôi gật đầu, hứa với mẹ.
Mấy tháng sau, mẹ đến kỳ sinh nở. Cha và bà nội đưa mẹ đến bệnh viện, còn tôi ở nhà học bài.
Tôi tưởng rằng mẹ sẽ trở về vào ngày hôm sau, nhưng người trở về chỉ có em trai.
Bố nói mẹ qua đời vì khó sinh.
Bà nội thì nói mẹ không có phúc, sinh được con trai mà chưa kịp hưởng thụ thì đã ra đi.
Trên mặt họ, tôi không thấy một chút đau thương nào, như thể người c.h.ế.t không phải là mẹ tôi, mà chỉ là một con lợn trong nhà.
Tôi lén lên núi sau nhà khóc suốt buổi chiều.
Sau này, tôi nghe bác sĩ trong thôn kể rằng vì mẹ ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, em bé quá lớn, cộng thêm việc đưa đi bệnh viện quá muộn nên dẫn đến khó sinh.
Tuy nhiên, không ai dám nói điều này trước mặt bà nội và bố.
(Đứa nào ăn cắp truyện của bà dà này thì xứng bị ẻ chảy suốt đời he)
Vì họ ngày nào cũng khoe khoang khắp nơi rằng nhà họ Diệp đã sinh được một cậu con trai khỏe mạnh và mũm mĩm.
3.
Khi em trai tôi chào đời, nó nặng tám cân rưỡi, thừa hưởng làn da trắng trẻo của mẹ, nhưng khuôn mặt hai bên có chút không đối xứng. Bác sĩ lo lắng, nói đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng siêu nam.
Tuy nhiên, bà nội và tôi tôi chẳng hề quan tâm, họ chìm đắm trong niềm vui vì cuối cùng nhà họ Diệp cũng có người nối dõi.
Tang lễ của mẹ diễn ra qua loa, ông bà ngoại tôi vốn cũng trọng nam khinh nữ, nên không thân thiết với nhà tôi.
Ngược lại, tiệc đầy tháng của em trai là một cảnh tượng hoàn toàn khác, gia đình tổ chức linh đình, bày tiệc cả chục bàn. Bà nội ôm chặt lấy em trai, vạch áo khoe với mọi người:
“Nhìn này, cháu vàng của nhà tôi đây. Lúc sinh ra thằng bé nặng tám cân rưỡi đấy. Sau này chắc chắn nó sẽ thông minh, làm rạng danh nhà họ Diệp!”
Dân làng nhìn một lượt, có một bà thím không kìm được hỏi:
“Sao đứa bé nhà chị hai bên chân mày, mắt trông không đều nhau nhỉ? Có khi nào có vấn đề gì không?”
“Bốp! Bốp! Bốp! Con đàn bà thối tha, nói linh tinh gì thế hả?” Bà nội tức giận mắng xối xả.
Trông sắp có đánh nhau đến nơi, may mà trưởng thôn kịp thời can thiệp, kéo hai người ra.
Hôm đó, tôi bận rộn suốt, mãi đến ba bốn giờ chiều, khi mọi người đã ra về, tôi mới lén ra bếp ăn mấy món thừa.
Mẹ đã mất, không còn ai cho em trai b.ú sữa, nên bà nội gọi dì vừa sinh em gái được một tháng đến cho em trai tôi bú. Dì có nhiều sữa, nhưng mỗi lần cho bú, em trai đều b.ú đến mức khiến dì đau điếng.
Một lần, em trai làm dì chảy máu, dì không kìm được nói vài câu, đúng lúc bị bà nội nghe thấy. Bà nội tức giận mắng nhiếc:
“Đây là cháu trai của nhà họ Diệp, là cháu ruột của cô. Nó b.ú chút sữa của cô thì có sao? Nhìn cô yếu đuối thế này, thật là bực mình!"
4.
Khi còn nhỏ, em trai tôi rất hay khóc, hầu như đêm nào cũng khóc nức nở. Ban đầu, mỗi khi nghe tiếng khóc, bà nội đều dậy bế và dỗ dành, nhưng em trai vẫn khóc. Cho đến một lần, tôi bế nó một lúc thì nó ngay lập tức nín khóc, còn kéo tóc tôi và cười khanh khách.