ĐỔI HÔN - 17 + Ngoại truyện
Cập nhật lúc: 2024-10-14 12:31:53
Lượt xem: 3,137
Sau khi nghe xong lời ta nói, các triều thần bắt đầu bàn tán xôn xao. Sau một hồi thảo luận, họ đồng thanh đáp: "Nếu như vậy, chúng thần cũng tâm phục khẩu phục."
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Vì vậy, vào ngày mùng hai tháng Hai, Đức phi lên võ đài và thắng liền mười trận, khiến các triều thần thực sự bội phục, không còn lời nào phản đối.
Việc này đã gợi cho ta một ý tưởng. Khi đề xuất mở rộng nữ học của ta bị triều thần phản đối, ta quyết định làm theo cách của Đức phi, đứng trước cửa hoàng cung, trực tiếp đối mặt với bá quan và bách tính. Nếu ai có ý kiến phản đối, xin mời ra tranh luận với ta.
Họ dẫn kinh sách, còn ta lại thông hiểu cổ kim. Họ nói nên giữ theo lệ cũ, ta liền đáp rằng cần phải mở ra tiền lệ mới. Cuối cùng, có kẻ nói nữ tử không có tài. Lần này không cần ta phải phản bác, Nguyệt muội đứng dưới đài liền nhanh nhảu nói: "Ồ, vậy ngươi có thể tranh luận thắng được tỷ tỷ của ta không?"
Cả đám người bật cười ầm ĩ, ta cũng dịu giọng lại, nói: "Hoàng thượng từng nói rằng, trong mắt thiên tử, bách tính đều bình đẳng. Việc mở rộng nữ học của triều ta không chỉ là để giải phóng nữ tử, mà quan trọng hơn là chúng ta không muốn những nhân tài có thể phục vụ cho triều đình bị từ chối chỉ vì giới tính, tuổi tác hay thân phận. Về sau, chúng ta cũng sẽ khuyến khích hôn nhân tự do, chú trọng vào ý nguyện của đôi bên. Chúng ta không nhằm nâng cao vị thế của nữ tử, cũng không hạ thấp nam nhân, mà chỉ mong tất cả bách tính thiên hạ đều có thể sống cuộc sống an khang, hạnh phúc."
"Hay lắm!"
"Nói đúng lắm, nữ tử cũng là con người!"
Tiếng ca ngợi vang lên không ngớt từ phía bách tính, bao gồm cả nam nhân và nữ nhân, họ đều vì chính sách mới của ta và Mộ Dung Lãng mà hân hoan, phấn khởi.
Triều thần thấy vậy, biết rõ lòng dân đã hướng về đâu, đành im lặng không nói thêm.
Sau khi trở về cung, Mộ Dung Lãng đã đợi sẵn ta ở Di Lan cung.
Hắn nói: "Nói lâu như vậy, A Vận có mệt không? Ta đã gọi thái y đến, để họ giúp nàng dưỡng dưỡng giọng."
Ta bất đắc dĩ đưa tay cho thái y bắt mạch: "Cũng không đến nỗi yếu đuối vậy đâu. Huống hồ hôm nay có cơ hội này, ta rất vui mừng."
Đúng lúc ấy, thái y đột nhiên run lên, quỳ xuống bẩm báo: "Chúc mừng hoàng thượng, chúc mừng hoàng hậu nương nương, hoàng hậu nương nương đã mang thai hơn một tháng rồi!"
Ta và Mộ Dung Lãng đều ngây người trong chốc lát, sau khi phản ứng lại, chúng ta nhìn nhau. Trong lòng ta vừa có chút lo lắng bất an, nhưng nhiều hơn là sự mong đợi đối với sinh linh bé bỏng này.
Mộ Dung Lãng thì không thể tin được, cẩn thận hỏi: "A Vận, nàng có mệt không? Mau nằm xuống nghỉ ngơi, ta sẽ sai người lập tức đi sắc thuốc an thai cho nàng."
Nói xong, hắn liền quay sang mắng những triều thần: "Thật là một đám bảo thủ cố chấp! Nếu làm tổn hại đến thân thể của A Vận, ta sẽ không tha cho chúng!"
Nghe hắn nói vậy, ta không nhịn được bật cười.
Hiếm khi thấy Mộ Dung Lãng mất bình tĩnh như thế.
Ta nhẹ nhàng nói: "A Lãng, ta thực sự có chút mệt, muốn chợp mắt một lát, chàng hát cho ta nghe một khúc đi."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/doi-hon/17-ngoai-truyen.html.]
Mộ Dung Lãng ngẩn ra, có chút ngượng ngùng nói: "A Vận muốn nghe gì? Ta không rành lắm đâu."
Ta nhắm mắt lại, "Chỉ cần là ‘Ly Tao’ thôi."
"Được."
Vì vậy, trong chốc lát, giọng hát trầm ấm của thanh niên vang lên trong tẩm cung yên tĩnh.
"Đế Cao Dương chi miêu duệ hề, trẫm hoàng khảo viết Bá Dung…"
"…Ngô linh phượng điểu phi đằng hề, kế chi dĩ nhật dạ…"
Khi hắn hát đến câu này, ta đã dần dần thấy buồn ngủ.
"Ngô lệnh phượng điểu phi đằng hề, Ngô lệnh phượng điểu phi đằng hề*."
(*) Ngô lệnh phượng điểu phi đằng hề: Ta sai chim phượng hoàng bay vút lên
Câu "吾令鳳鳥飛騰兮" (Ngô lệnh phượng điểu phi đằng hề) xuất phát từ tác phẩm "Ly Tao" (离骚) của Khuất Nguyên (屈原), một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc.
Trong bối cảnh bài thơ "Ly Tao", Khuất Nguyên sử dụng hình ảnh chim phượng hoàng để biểu đạt khát vọng được thăng hoa, vượt lên khỏi những ràng buộc trần tục, thể hiện sự mong muốn tìm kiếm sự lý tưởng và cao quý trong cuộc sống.
Ta lẩm bẩm trong lòng câu nói này.
Ta nghĩ, ta thực sự đã làm được rồi.
(Kết thúc chính văn)
Ngoại truyện
Vào mùa xuân năm Chính Hưng thứ tư, sau khi hoàng hậu được chẩn đoán mang thai, hoàng đế ban chiếu giải tán hậu cung.
Vua và hoàng hậu cùng mở rộng nữ học, khuyến khích tự do hôn nhân, cha mẹ không được ép buộc con cái kết thân.
Mùa thu cùng năm, con trai của cố Thị lang bộ Công, Từ Thuật Chi, đỗ đầu khoa cử, hoàng đế rất tán thưởng tài năng của Từ Thuật Chi, phong cho chức vụ quan trọng, đồng thời khen ngợi Lăng Dương Bá phủ một lời hứa ngàn vàng, là hành động đại nghĩa.
Mùa đông cùng năm, hoàng hậu sinh hạ một hoàng tử, hoàng đế ban lệnh đại xá thiên hạ.
Hoàng đế và hoàng hậu đã cùng nhau kiến tạo nên thời kỳ thịnh thế Chính Hưng mở mang và sáng suốt. Trên tấm bia vô danh mà họ dựng nên, hậu thế đã khắc rằng: "Thận tư minh biện, viễn kiến trác thức" (tạm dịch: "Suy nghĩ thấu đáo, phân biệt rõ ràng, tầm nhìn xa rộng").
(HOÀN)