DIỄN VIÊN NGHIỆP DƯ NHIỀU NGHỀ TAY TRÁI - Chương 3
Cập nhật lúc: 2025-03-21 13:03:29
Lượt xem: 2,756
7.
Ban đầu tôi định trổ tài một phen.
Thế nhưng chờ suốt nửa tiếng vẫn chẳng có lấy một khách hàng.
Rảnh rỗi quá, tôi liền nhìn quanh quất, tính sang mấy sạp khác tranh thủ lên hình.
Ánh mắt tôi dừng lại ở quầy của Dư Vi.
Trước sạp có một cô gái đang đứng, vẻ mặt không vui, liên tục thúc giục: “Xong chưa vậy? Tôi đợi gần hai mươi phút rồi đấy!”
Dư Vi căng thẳng đến mức mồ hôi túa ra: “Xin lỗi nhé, lần đầu tôi dán cường lực, sẽ xong ngay đây.”
Tôi bước đến gần: “Chị Dư Vi, có chuyện gì vậy?”
Khách hàng bên cạnh lên tiếng: “Tôi chỉ dán một miếng cường lực mà cô ấy thay đến năm, sáu miếng vẫn chưa được, tôi đang vội.”
Tôi nhận lấy điện thoại, nhỏ giọng nói: “Chị Dư Vi, chị lấy nhầm loại rồi, để em làm cho.”
Dư Vi bất lực nói: “Cả đống miếng dán này không có loại đó, chị tìm mãi rồi.”
Tôi sờ soạng một lúc, đúng là không có loại y hệt, nhưng kích thước màn hình điện thoại thường không chênh lệch quá nhiều, chắc chắn sẽ có loại thay thế phù hợp.
Sau khi lật qua lật lại tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng thấy một cái vừa vặn.
Miếng dán cường lực cũ trên màn hình khách hàng vẫn chưa được bóc ra, chắc Dư Vi tưởng chỉ cần dán trực tiếp lên.
Tôi giữ chặt một góc màn hình, chậm rãi và cẩn thận bóc lớp cường lực cũ ra, cho đến khi nó hoàn toàn tách khỏi màn hình.
Sau đó, tôi vứt miếng dán vỡ vào thùng rác, lấy khăn cồn ra, cẩn thận lau sạch màn hình điện thoại.
Bình luận trực tiếp:
“Tống Từ còn biết dán cường lực nữa?”
“Tỉ mỉ vậy, không giống như đang diễn chút nào.”
“Thế có khi nghề của Tống Từ là dán màn hình điện thoại ấy nhỉ?”
“Có lý lắm, chứ người bình thường chắc chẳng kiên nhẫn thế đâu.”
Sau khi đảm bảo màn hình không còn dù chỉ một cọng lông tơ, tôi từ từ bóc một góc miếng dán mới, nhẹ nhàng kéo lớp màng bảo vệ xuống một nửa, sau đó cẩn thận căn chỉnh để đặt khớp với màn hình.
Từng chút một, tôi thả miếng dán xuống, để cường lực và màn hình từ từ kết hợp với nhau.
Làm xong mọi thứ, cả ba chúng tôi đồng loạt thở phào.
Bình luận trực tiếp: “Phù, cuối cùng cũng dán xong, chúng ta bốn người thật giỏi quá!”
“Bảo sao tôi dán mãi không được, hóa ra là tôi thiếu kiên nhẫn.”
“Vậy là rõ rồi, Tống Từ chắc chắn làm nghề dán cường lực, nếu không phải thì đời này tôi ăn ngon mỗi ngày, bữa nào cũng có cá có tôm!”
“Ủa trên kia, sao còn tranh thủ xin phúc lợi nữa vậy?”
Tiễn khách xong, Dư Vi nhìn tôi, ánh mắt đầy kinh ngạc: “Không ngờ em còn biết dán màn hình điện thoại đấy.”
Tôi khoát tay: “Chỉ biết sơ sơ thôi, tại dán quen rồi.”
Thực tế, có một thời gian tôi thường xuyên bày sạp bán ốp điện thoại dưới chân cầu vượt.
Dĩ nhiên, đã bán ốp thì phải kiêm luôn dán cường lực.
Nhờ vào sự kiên nhẫn, thái độ tỉ mỉ và kỹ thuật xuất sắc, tôi thu hút được không ít khách hàng.
Lúc đỉnh cao, một ngày tôi dán tận 140 miếng cường lực.
Dán đến mức tay muốn bốc khói luôn.
8.
Tối đến, tôi nhận được một tin tức đau lòng.
Người quản lý của tôi gọi điện đến, hóa ra cái mục “diễn viên” trong hồ sơ của tôi là do chị ấy cho người gỡ xuống.
Tôi lập tức phản bác: “Chị Trương, sao chị lại ẩn hết các tác phẩm của em? Còn sửa cả mục thông tin của em nữa? Lẽ nào làm diễn viên lại mất mặt đến thế sao?”
Đối phương im lặng một lúc, sau đó thở dài: “Năm nay em đoạt giải rồi đấy, giải ‘Chổi quét diễn xuất xuất sắc nhất’, do hàng chục đạo diễn danh tiếng trong ngành bình chọn. Em có muốn đi nhận không?”
Tôi ngẩn người: “Đây là giải gì thế?”
Người quản lý bật cười vì tức: “Không xóa thì làm sao? Chẳng lẽ ngồi chờ người ta đào lại cái diễn xuất dở như hạch của em à? Đến lúc đó, fan mới vừa vào liền chạy mất dép, em muốn không?”
Tôi nhỏ giọng phản bác: “Thực ra em cũng có tiến bộ một chút mà…”
Người quản lý dứt khoát hạ tối hậu thư: “Bây giờ em đang có chút độ hot, chị chỉ có thể tạm thời giúp em che giấu thôi. Nhưng giấy không gói được lửa, tốt nhất là mau nâng cao diễn xuất đi! Nếu không, đến lúc đó diễn vẫn tệ như cũ, em cứ chờ fan biến thành anti đi!”
Dương Tiểu An- 小安 (Dương Yến)
Vui lòng không reup dưới mọi hình thức!
Nói xong, chị ấy dập máy luôn.
Tôi ủ rũ, ngẩn ngơ nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại.
Mãi đến khi Dư Vi gọi tôi mới bừng tỉnh.
“Tống Từ, em biết sửa ống nước không?”
Chị ấy trông rất căng thẳng, trên mặt còn có nước nhỏ từng giọt xuống.
Tôi nhìn giờ trên điện thoại, đã gần mười giờ rồi.
Thợ sửa nước chắc chắn đã tan làm.
Tôi vội vàng theo chị ấy vào phòng.
Trên đường đi, Dư Vi kể lại: vừa nãy bồn cầu không bơm được nước, chị ấy kiểm tra đường ống kết nối máy bơm, ai ngờ chỉ chạm nhẹ một cái mà nó gãy luôn. Nước tràn ra ào ào, bịt kiểu gì cũng không nổi.
Tới nơi, tôi vừa bước vào nhà vệ sinh đã thấy nước ngập tới mức không có chỗ đặt chân.
Tôi lập tức quay đầu chạy ra tìm van nước tổng, Dư Vi vội vàng theo sát phía sau.
Vất vả lắm mới tìm được, ai ngờ van khóa nước lại bị trượt ren, xoay cả buổi mới đóng được.
Nước chảy chậm dần, cuối cùng chỉ còn tí tách nhỏ giọt.
Tôi kiểm tra một lượt, đúng như dự đoán, ống nước đã bị rỉ sét, mục nát theo thời gian.
Tôi đi vào phòng trong, lật tung mọi ngăn tủ, xem có ống nước dự phòng hay không.
May mắn thay, tôi tìm được một cái nằm dưới cùng của tủ.
Sau đó, tôi lại lật tung mọi thứ để kiếm một cái mỏ lết.
Dụng cụ đã đủ, tôi bắt tay vào làm ngay.
Chưa đến hai mươi phút, tôi đã thay ống nước mới xong, tiện thể giúp bồn cầu bơm nước lại luôn.
Dư Vi mừng rỡ, liên tục cảm ơn: “Cảm ơn em, Tống Từ! Nếu không có em, chị cũng không biết phải làm sao tối nay nữa. Em thật sự giỏi quá, chuyện gì cũng biết hết!”
Tôi có chút ngại ngùng: “Biết sơ sơ thôi, sơ sơ thôi.”
Dư Vi không tiếc lời khen ngợi: “Thật đấy, em biết nấu ăn, sửa ống nước, dán màn hình điện thoại. Trên đời này có gì mà em không biết không?!”
Tôi cười khổ trong lòng.
Thực ra, vẫn có thứ tôi không biết—diễn xuất của tôi không được tốt lắm.
Tôi dò hỏi: “Chị Dư Vi này, nếu có một thứ chị thực sự không giỏi, chị có tiếp tục kiên trì không?”
Dư Vi suy nghĩ một chút: “Cái đó còn tùy xem chị có thích nó không.”
Chị ấy lại quay sang nhìn tôi: “Sao thế? Chẳng lẽ có thứ em không giỏi à?”
Bị nhìn thấu tâm tư, tôi chán nản thở dài.
“Diễn xuất của em không tốt lắm.”
Dư Vi ngạc nhiên: “Ơ? Em còn biết diễn xuất à?”
Xem đi, tôi đã flop đến mức nào rồi chứ?
Tôi có chút xấu hổ: “Thật ra em cũng là một diễn viên.”
Dư Vi càng ngạc nhiên hơn: “Wow, vậy chắc chắn em diễn giỏi lắm!”
Tôi lấy điện thoại ra, mở một đoạn phim mình từng đóng.
Dư Vi liên tục cảm thán: “Tống Từ, em diễn hay lắm! Cảnh khóc xuất sắc luôn ấy, đến mức có thể đoạt giải rồi! Chỉ là… cái nha hoàn bên cạnh hơi tụt mood, tiểu thư khóc sắp c.h.ế.t đến nơi mà cô ta còn ngơ ra đấy.”
Chị ơi, chị có bị mù mặt không đấy?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/dien-vien-nghiep-du-nhieu-nghe-tay-trai/chuong-3.html.]
Tôi sắp khóc đến nơi: “Chị Dư Vi, nha hoàn đó chính là em.”
Dư Vi sững người một lúc, sau đó lập tức đổi giọng: “Thực ra nha hoàn này rất có tiềm năng, còn nhiều cơ hội để phát triển!”
Đây chính là nghệ thuật ăn nói sao?
Tôi cúi đầu ủ rũ, nước mắt rơi đầy mặt.
Dư Vi an ủi tôi: “Không sao đâu Tống Từ, thành công không phải chuyện một sớm một chiều. Em nghĩ xem, chị đóng phim hơn hai năm mới đoạt được ảnh hậu, em mới bắt đầu mà…”
Tôi cắt ngang: “Chị ơi, em ra mắt hơn ba năm rồi…”
Dư Vi trầm mặc.
Tôi cũng trầm mặc.
Đúng lúc tôi đang chìm trong nỗi đau, Dư Vi bỗng đứng bật dậy, làm tôi giật cả mình.
Chị ấy hào hùng tuyên bố: “Không sao! Diễn xuất kém thì đã sao nào? Chị sẽ dạy em! Chị đây đường đường là ảnh hậu hắc mã, nhất định sẽ biến em thành nhân trung long phượng!”
Mắt tôi sáng rực lên: “Thật sao, chị Dư Vi?”
Dư Vi vỗ n.g.ự.c tự tin: “Có chị ở đây, em chính là ảnh hậu tiếp theo!”
9.
Sáng sớm hôm sau, tổ chương trình tập hợp chúng tôi lại.
Chưa kịp giao nhiệm vụ, họ đã hỏi trước Dư Vi: “Chị Dư Vi này, thợ sửa ống nước nói chín giờ anh ta rảnh, hay là bọn em đi làm nhiệm vụ trước, chị ở nhà đợi nhé?”
Dư Vi lắc đầu: “Không cần đâu, ống nước sửa xong rồi.”
Đạo diễn ngạc nhiên: “Tự sửa à?”
Bên cạnh, Trần Diễm trông như đã quá quen với chuyện này: “Chắc chắn là Tống Từ sửa rồi.”
Ánh mắt kinh ngạc của đạo diễn lập tức dừng trên người tôi: “Tống Từ, em còn biết sửa ống nước nữa hả?!”
Tôi xấu hổ phất tay: “Ôi dào, em biết sửa chữa điện nước sơ sơ thôi.”
Bình luận nổ tung:
“Tôi không tin vào hai chữ ‘sơ sơ’ nữa rồi.”
“Vậy rốt cuộc Tống Từ là thợ sửa điện nước à?”
“Sư phụ sửa điện nước – Tống đại sư!”
“Thế giới này quá kỳ diệu rồi. Tiếp theo nếu Tống Từ bảo cô ấy biết sửa tên lửa, tôi cũng tin luôn.”
Nhiệm vụ hôm nay còn khó hơn hôm qua.
Mỗi người phải trải nghiệm một công việc trong một ngày.
Trước khi bắt đầu, đạo diễn phát cho mỗi người một tờ giấy ghi nghề nghiệp được phân công.
Trần Diễm vừa mở ra đã chán nản: “Phục vụ bàn? Có được trang điểm không?”
Đạo diễn: “Có thể trang điểm nhẹ.”
Trần Diễm lại hỏi: “Có thể uốn tóc không?”
Đạo diễn: “Tóc phải buộc hết lên.”
Trần Diễm lập tức méo mặt.
Dư Vi bốc trúng nghề giáo viên mầm non, trông có vẻ hơi mong đợi.
Tôi cẩn thận mở giấy của mình.
Làm nail & nối mi.
Oh my god.
Bình luận bùng nổ:
“Xong rồi, sư phụ Tống hôm nay phải học làm nail & nối mi từ đầu luôn à?”
“Làm móng cũng không quá khó đâu, chắc không làm khó được Tống Từ đâu.”
“Nhưng còn nối mi thì sao? Một ngày có học nổi không?”
“Biết đâu Tống Từ vốn làm trong ngành này thì sao?”
Phục vụ bàn nói khó thì không khó, nhưng việc nhiều, rất mệt.
Quan trọng nhất là phải tinh ý, quan sát tốt.
Hôm nay đúng dịp cuối tuần, quán đông nghẹt.
Trần Diễm búi tóc cao, đeo khẩu trang, chạy đôn chạy đáo.
Lúc thì bưng đồ ăn rót rượu, lúc thì lau bàn ghi món.
Bận đến mức không có lấy một giây để thở.
Bình luận:
“Hu hu hu, chuyến này Diễm Diễm chắc giảm hẳn 5kg mất.”
“Cố lên Diễm Diễm, không sợ khó khăn!”
“Diễm Diễm miệng thì than mệt, nhưng tay thì chưa lúc nào ngừng làm việc.”
Ống kính chuyển sang Dư Vi.
Tình hình bên đó có vẻ nhẹ nhàng hơn một chút.
Đây là một trung tâm giữ trẻ cuối tuần, một lớp có khoảng hai mươi nhóc tì.
May mà bên cạnh còn có một giáo viên chuyên nghiệp hướng dẫn, nên cũng không quá vất vả.
Cuối cùng, camera quay đến tôi.
Hôm nay là cuối tuần, tiệm nail cũng đông không kém.
Chỗ nào có thể ngồi đều đã kín khách.
Bình luận xôn xao:
“Bận thế này, chắc thợ nail không có thời gian dạy rồi, Tống Từ chỉ có thể tự ngộ ra thôi.”
“Ở bên cạnh đưa đồ phụ giúp cũng được mà, nhưng sao chưa thấy Tống Từ đâu vậy?”
“Ơ, cái người đang ngồi kia có phải cô ấy không?”
Lúc này, tôi đang ngồi chễm chệ trên ghế của thợ nail, thao tác thành thạo như đã làm quen từ lâu.
Do dạo trước tiệm có tung ra một gói ưu đãi cực kỳ hấp dẫn, nên hôm nay đa số khách đều chọn làm mẫu đơn giản nhất, sơn móng màu trơn.
Với tôi mà nói, việc này dễ như trở bàn tay.
Sơn màu, hơ đèn, phủ bóng, hơ đèn…Cứ thế lặp đi lặp lại, chẳng mấy chốc mà hết ngày.
Bình luận nổ tung:
“Vậy rốt cuộc Tống Từ là thợ nail đúng không?”
“Không đúng đâu, sửa ống nước khó hơn mà, tôi thấy cô ấy là thợ sửa điện nước thì đúng hơn.”
“Sư phụ dán kính cường lực – Tống Từ.”
“Tống đại trù – đầu bếp Tống.”
Làm cả ngày, ai cũng mệt rã rời, về đến nhà liền đổ sập xuống ghế sô pha, không muốn nhúc nhích.
Đang nghỉ ngơi thì đột nhiên nghe thấy tiếng hét thất thanh của Trần Diễm: “Tóc tôi!!!”
Mọi người quay lại nhìn, thì thấy sau đầu cô ấy dính một mảng kẹo cao su to đùng.
Trần Diễm sắp khóc đến nơi: “Ai làm thế này hả? Phiền c.h.ế.t đi được! Giờ phải làm sao đây?”
Dư Vi đề nghị: “Hay là đến tiệm làm tóc?”
Nhưng tiệm làm tóc đông người, lộ thân phận rất dễ gây ùn tắc.
Cả phòng rơi vào trầm mặc.
Rồi ánh mắt mọi người cùng đổ dồn về phía tôi.
Tôi lập tức hiểu ý, đứng dậy nói: “Để tôi, tôi cũng biết sơ sơ về chăm sóc tóc và làm đẹp.”