Địa Phủ Hồi Mộng - 06.

Cập nhật lúc: 2025-03-03 15:24:10
Lượt xem: 24

Năm thứ năm sau khi Thẩm Từ Ngọc qua đời.

 

Ba mẹ tôi nghiêm túc nói tôi nên bắt đầu một mối quan hệ mới.

 

Họ nói mấy năm đầu họ mặc kệ tôi, nhưng không thể nhìn tôi cứ như vậy tùy ý sống qua ngày.

 

Nếu không đợi đến khi tôi già rồi cũng chẳng có ai bên cạnh bầu bạn.

 

Tôi quay người đi xây mấy trại trẻ mồ côi, nhận nuôi mấy trăm đứa trẻ.

 

Tôi nói tôi là mẹ của các con, còn ba của các con tên là Thẩm Từ Ngọc.

 

Đợi đến khi tôi trăm tuổi, các con nhớ đến quét mộ cho cả hai.

 

Ba mẹ tôi cạn lời.

 

Năm thứ mười sau khi Thẩm Từ Ngọc qua đời.

 

Các dự án đầu tư trước đó đại thắng, phá được mấy kỹ thuật then chốt của quốc gia.

 

Tôi chuyển giao chúng vô điều kiện cho nhà nước, nhận được danh hiệu mười thanh niên xuất sắc của năm, còn được lên chương trình “Cảm động Trung Quốc”.

 

Khóe mắt tôi có thêm vài nếp nhăn.

 

Ba mẹ cũng đã già.

 

Mấy năm nay họ tìm mọi cách muốn tôi tìm một người mới.

 

Cuối cùng tuyên bố từ bỏ.

 

Danh tiếng của tôi ngày càng lớn.

 

Giá trị của Lý thị ngày càng cao.

 

Tôi cuối cùng cũng hiểu được câu “Tiền càng tiêu càng nhiều” trong một bộ phim là như thế nào.

 

Năm thứ hai mươi sau khi Thẩm Từ Ngọc qua đời.

 

Cha mẹ tôi qua đời.

 

Cả một Lý thị rộng lớn hoàn toàn giao vào tay tôi.

 

Có lẽ tôi đã đến thời kỳ mãn kinh, trở thành một bà lão tính tình nóng nảy.

 

Đêm nào cũng trằn trọc khó ngủ.

 

Sau một tháng liên tục mất ngủ, cơ thể tôi phát tín hiệu báo động.

 

Bác sĩ nói những dồn nén trong lòng tôi mấy năm nay sẽ không sống lâu được.

 

Tôi chẳng hề để tâm mà xua tay: “Tôi sống vậy là quá đủ rồi.”

 

Tôi ký kết hiệp định hiến tặng tài sản.

 

Sau khi tôi qua đời, Lý thị sẽ được chuyển giao vô điều kiện cho trung ương, tài sản cá nhân sẽ được hiến tặng vô điều kiện cho quốc gia.

 

Đài CCTV2 còn làm riêng một chương trình đặc biệt về cuộc đời tôi.

 

Cuối chương trình, người dẫn chương trình hỏi tôi có điều gì hối tiếc hay không.

 

Tôi nhìn vào ống kính, mỉm cười nói: “Cả đời này của tôi, thuận buồm xuôi gió, nếu nói có điều gì tiếc nuối, thì là tôi đã hai lần suýt gả cho người tôi yêu.”

 

Chuyện tình cảm của tôi cũng chẳng phải bí mật gì.

 

Người dẫn chương trình liên tục xin lỗi.

 

Tôi nói: “Không cần xin lỗi, tôi cảm thấy tôi sắp được gặp lại anh ấy rồi.”

 

Chưa đầy một tháng sau khi chương trình được phát sóng, tình trạng sức khỏe của tôi ngày càng tồi tệ.

 

Trợ lý ép tôi nhập viện.

 

Những đứa trẻ mồ côi tôi nhận nuôi, những sinh viên tôi giúp đỡ, những người dân tôi quyên góp tiền, những đối tác làm ăn, kể cả một vài quan chức chính phủ, đều đến thăm tôi.

 

Tôi đeo đôi bông tai ngọc trai đã ố vàng, nằm trong phòng ICU, thở bằng máy, khó nhọc mở miệng, “Hãy chôn tôi bên cạnh anh ấy.”

 

Mấy cô gái bật khóc.

 

Tôi dùng chút sức lực cuối cùng an ủi: “Đừng khóc nữa, tôi muốn đi gặp người tôi thương.”

 

10

 

Phiên ngoại 1 (Góc nhìn của nam chính)

 

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Tiểu Du là khi tôi mới học cấp hai.

 

Cô ấy là người tài trợ cho trường, đứng trên bục đọc diễn văn.

 

Chiếc quạt cũ kỹ trong hội trường phát ra tiếng kêu rè rè chậm chạp, từng vòng từng vòng quay khiến người ta bực bội.

 

Giọng nói trong trẻo như chim oanh của cô gái lại như dòng suối ngọt ngào, thấm vào lòng tôi.

 

Bài diễn văn kết thúc, thầy hiệu trưởng tóc bạc trắng đứng trước mặt cô ấy, không ngừng cúi đầu cảm ơn.

 

Cô ấy mặc một bộ lễ phục giản dị, đỡ thầy hiệu trưởng dậy, cử chỉ tự nhiên hào phóng.

 

Là một trong những đại diện học sinh, tôi được yêu cầu tặng quà cho Tiểu Du.

 

Tôi nhìn Tiểu Du trên bục, nhét những ngôi sao may mắn đã gấp cả tuần vào ngăn bàn.

 

Mở sách bài tập ra, tôi nhanh chóng vẽ một bức tranh.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/dia-phu-hoi-mong/06.html.]

Một cô gái mặc váy công chúa, đội vương miện, đứng dưới ánh mặt trời, phía sau là trời xanh mây trắng, chim bồ câu và hoa tươi, đó là những điều tốt đẹp nhất mà tôi có thể nghĩ đến, tôi muốn tặng tất cả cho cô ấy.

 

Cô ấy rất ngạc nhiên, hỏi tôi có phải đã học vẽ hay không.

 

Tôi lắc đầu, học vẽ tốn kém lắm, anh trai tôi thì được học, còn tôi thì không.

 

Cô ấy khen bức tranh của tôi, nói cô ấy rất thích.

 

Tiều Du  đi rồi, ngày hôm sau, thầy chủ nhiệm và thầy giáo mỹ thuật tìm tôi, nói người tài trợ sẽ cho tôi 1000 tệ mỗi tháng để mua dụng cụ vẽ, sau giờ học có thể học vẽ tranh.

 

Tôi ôm bộ màu về nhà, vui mừng chia sẻ tin tức này với ba mẹ.

 

Anh trai tôi bĩu môi, nói anh ấy cũng muốn học.

 

Từ nhỏ đến lớn, tất cả mọi thứ của tôi đều là của anh trai, kể cả mạng sống này.

 

Anh trai tôi bị bệnh bạch cầu, mẹ tôi sinh tôi ra chỉ là để lấy m.á.u cuống rốn.

 

Vì tôi, mẹ tôi nghỉ việc, chức vụ của ba tôi cũng bị mất, trong nhà còn bị phạt một vạn tệ.

 

Tôi là sao chổi, là gánh nặng, là đứa con không được yêu thương.

 

Nhưng, ba mẹ ơi, tại sao lại trách con chứ?

 

Đâu phải tôi tự muốn sinh ra đâu…

 

Tôi liều mạng ôm hộp màu không buông tay, như thể đang bảo vệ ý nghĩa tồn tại của mình.

 

Anh trai tôi giằng không được, ngã ngồi xuống đất.

 

Mẹ tôi lập tức chạy đến ôm anh trai, “Tâm can bảo bối” kêu không ngừng.

 

Ba tôi tát tôi một cái, mắng tôi là đồ hỗn trướng, đồ vong ơn bội nghĩa.

 

Những tuýp màu bị bóp méo trong lúc giằng co, dính bết vào nhau, rối tung hỗn độn, như tương lai mờ mịt mà tôi không nhìn thấy lối ra.

 

Lần thứ hai nhìn thấy Tiểu Du là khi nhập học đại học.

 

Cô ấy là sinh viên năm hai đến đón tân sinh, còn tôi là một đứa con nhà quê lần đầu lên thành phố lớn.

 

Cô ấy nhận ra tôi, rất vui vẻ đến giúp tôi xách hành lý.

 

Đôi tay trắng trẻo tinh tế không hề ghét bỏ mà cầm chiếc bao tải khâu bằng bao phân bón của tôi, giới thiệu cho tôi tình hình cơ bản của trường.

 

Tôi vụng trộm nhìn cô ấy.

 

Đó là nữ thần mà tôi nằm mơ cũng không dám mơ tới.

 

Bức tranh tôi vẽ được bán online lần đầu tiên.

 

Kiếm được hai trăm tệ.

 

Tôi dùng số tiền đó mua tặng Tiểu Du một đôi bông tai ngọc trai, vào ngày sinh nhật cô ấy lặng lẽ nhờ một bạn nữ cùng lớp đưa cho cô ấy.

 

Cô ấy vẫn luôn đeo.

 

Sau này cửa hàng online của tôi ngày càng phát triển, thỉnh thoảng có thể nhận được đơn hàng năm chữ số trở lên.

 

Đến khi tốt nghiệp, tôi đã trở thành một họa sĩ có chút tiếng tăm, cũng tiết kiệm được một khoản tiền.

 

Năm thứ hai sau khi tốt nghiệp, tôi có được suất định cư ở thành phố này.

 

Vào ngày Lễ Tình Nhân Thất Tịch, tôi hẹn Tiểu Du đi xem pháo hoa.

 

Trong ánh pháo hoa, cô ấy đã đồng ý lời tỏ tình của tôi.

 

Đến cuối năm, tin dữ từ quê nhà truyền đến.

 

Cha tôi say rượu trên đường về nhà bị rơi xuống sông, không qua khỏi.

 

Tôi vội vàng về quê chịu tang, Tiểu Du bí mật mua vé đi cùng tôi.

 

Tôi vừa tức vừa cảm động, tự hào giới thiệu cô ấy với người nhà là bạn gái tôi.

 

Mẹ tôi lau nước mắt, nói với tôi sau này trong nhà chỉ còn lại ba người chúng tôi.

 

Tôi cho rằng, bà đã hiểu ra, nhận thức được tôi cũng là con trai của bà.

 

Nhưng, tôi đã đánh giá quá cao tình cảm gia đình, cũng xem nhẹ sự ác trong lòng người.

 

Bà ấy lại muốn tôi nhường Tiểu Du cho con trai lớn của bà ấy, nói tôi học hành tốt, công việc cũng tốt, ở thành phố lớn rất dễ tìm người khác, nhưng anh trai tôi nếu bỏ lỡ lần này thì sẽ không còn cơ hội.

 

Tôi cãi nhau một trận với bà ấy, châm chọc nói bà ấy cũng không nhìn xem Thẩm An ra sao, Tiểu Du sao có thể thích anh ta.

 

Ai ngờ bà ấy lại nói, bỏ chút thuốc, gạo nấu thành cơm, rồi khiến Tiểu Du có thai là xong.

 

Tôi nghẹn họng nhìn chằm chằm người phụ nữ trước mặt, người mẹ ruột của mình.

 

Trong lòng không thể hiểu nổi, sao bà ấy có thể nói ra những lời như vậy.

 

Tôi kéo Tiểu Du bỏ đi.

 

Tang lễ của cha ai muốn đi thì đi.

 

Cái nhà này, tôi sẽ không bao giờ quay lại.

 

Nửa năm sau, tôi tiết kiệm đủ tiền trả trước, mua một căn nhà nhỏ 90 mét vuông.

 

Tôi bế Tiểu Du xoay vòng vòng trong phòng khách rộng rãi hơn nhiều so với phòng vệ sinh trong căn nhà cũ của cô ấy.

 

Cô ấy cười khúc khích, hỏi tôi khi nào thì cưới cô ấy.

 

Loading...