Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Cứu Rỗi - Phần 4

Cập nhật lúc: 2024-10-06 09:21:56
Lượt xem: 170

Tôi cất giữ ba chữ Chu Hòa Vân này như viên kẹo ngày Tết trong nơi sâu thẳm nhất của trái tim. Dì út lại đào nó lên, đặt lên đầu tôi.

"Cái tên này mới là cái tên mà con gái người ta nên có chứ, cái tên trước kia... thật là mất hết lương tâm, hàng xóm láng giềng không nhổ nước bọt c.h.ế.t cha mẹ nó à?"

"Cái nhà đó mất hết lương tâm rồi, từ lâu đã không còn mặt mũi nào nữa." Dì út cười nói với người đổi tên một lúc, sau đó vỗ vỗ đầu tôi.

Lúc đó tôi đang bị niềm vui sướng vì có tên mới che mờ đôi mắt. Sau này nghĩ lại, làm sao dì út biết được cái tên Chu Hòa Vân trong mơ của tôi?

Không chỉ vậy, dì ấy còn biết tôi thích màu vàng kem, thích bánh đậu xanh ngâm, thích khoai tây sợi giòn một chút, thích kẹo cứng vị sữa bò, mặc dù tôi chưa từng nói.

Tôi như một bài kiểm tra mở sách của dì út, bị dì ấy nhìn không sót thứ gì.

Dì ấy biết được từ đâu, dì ấy đến từ đâu, rốt cuộc dì ấy là ai?

5.

📍 Nếu thấy hay đừng ngại cho bọn mình một lượt theo dõi nhé!
📍 Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi bọn mình trên FB: Cá Chép Ngắm Mưa • 鯉魚望雨 để không không bỏ lỡ những bộ truyện hấp dẫn!

"Đây không phải là Tiểu Trân sao? Đứa trẻ này là...?"

Trên đường về nhà, dì út mua cho tôi một cây kẹo hồ lô củ từ, ăn ngọt lịm.

Khu vực dì út sống toàn là những căn nhà tự xây cho thuê giá rẻ, hàng xóm xung quanh đều quen biết nhau. Một bà cụ xách giỏ đi chợ chào hỏi dì út, dì ấy đang ăn cây kẹo hồ lô táo đỏ, nhai mãi mới trả lời được: "Đây là con gái tôi."

Bà cụ sửng sốt, chỉ vào dì út rồi lại chỉ vào tôi: "Cô mới ngoài hai mươi, làm sao có đứa con lớn thế này được."

Dì út chỉ mới hai mươi tư, hai mươi lăm tuổi, có một đứa con gái chín tuổi như tôi quả thật khó tin.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/cuu-roi/phan-4.html.]

Tuy còn nhỏ, nhưng tôi đã từng nghe những lời đồn đại của mấy bà hàng xóm rảnh rỗi ngồi lê đôi mách trong thôn. Nào là con dâu nhà ai không đứng đắn, con gái nhà nào mười lăm mười sáu tuổi đã vào bụi ngô với người ta, đàn ông nhà ai lại qua đêm ở nhà góa phụ làng bên. Lúc đó tôi nghe không hiểu, nhưng khuôn mặt đầy vẻ châm biếm của mấy người ngồi đó khiến tôi sợ hãi.

Trong thôn làng nghèo nàn ấy - nghèo nàn cả về vật chất lẫn tinh thần - họ chỉ có thể tiêu khiển bằng những câu chuyện phiếm tục tĩu, thấp kém.

Theo bản năng, tôi sợ dì út bị người ta bàn tán, nên tiến lên một bước, đứng chắn trước mặt dì: "Không phải ạ, đây là dì út cháu."

Bà cụ xách giỏ rau nheo cặp mắt đã hơi đục ngầu, dì út lúc này mới miễn cưỡng nói thêm: "Đúng vậy, là cháu gái ngoại của tôi. Cha mẹ nó đều mất cả rồi, tôi đón về nuôi."

Bà cụ gật đầu hiểu ra, sau đó cúi xuống với vẻ thương xót, móc ra một viên kẹo mạch nha trắng đưa cho tôi: "Thì ra là thế, cái cô Tiểu Trân này thích đùa thật. Hóa ra là một đứa trẻ đáng thương, ăn chút kẹo đi cháu."

Dù ở thôn làng hay ở thành phố, mấy bà cụ xách giỏ rau này luôn là những chiếc camera chạy bằng cơm hàng đầu.

Chỉ nửa ngày sau, mọi người trong vòng vài dặm đều biết: "Cháu gái ngoại nhà Trân Trân ở ngõ Tây, là đứa trẻ mồ côi đáng thương."

"Cô ta còn chưa lấy chồng mà đã nuôi con, sau này khó mà có ai mai mối."

"Thế mới nói Trân Trân người ta tốt bụng đấy. Đón luôn cả con của chị gái về nuôi, nuôi còn quý hơn cả con đẻ. Tôi nghe nói cô ấy đang tìm người giúp đỡ đưa đứa bé nhập học đấy."

Không biết từ lúc nào, mọi người đều mặc định rằng cha mẹ tôi đã mất. Cũng không biết cha mẹ tôi ở tận thôn làng xa xôi đó có bị hắt hơi giữa đêm vì chuyện này không.

Khi về nhà, dì út hỏi tôi: "Dì làm mẹ cháu không tốt sao?"

Trẻ con khó giấu được tâm sự, sau một hồi do dự, dì út nhìn thấy nỗi sợ hãi trong mắt tôi.

Có mẹ là tốt, nhưng mẹ của tôi lại coi tôi như kẻ thù. Khi tôi bị đánh, bị kim châm, người mà lẽ ra tôi phải dựa vào nhất chỉ biết quỳ trước bàn thờ Bồ Tát trong phòng khách, miệng lẩm bẩm: "Bồ Tát phù hộ, phù hộ năm nay con sinh được con trai cho nhà họ Chu."

Loading...