Cuối Cùng Sẽ Gặp Được Cầu Vồng - 1

Cập nhật lúc: 2025-02-06 14:56:32
Lượt xem: 439

Tôi được nuôi lớn bởi một tên lưu manh.

 

Chỉ có tôi biết, hình Thanh Long và Bạch Hổ trên cánh tay của cha nuôi là do bút vẽ lên.

 

Thấy tôi cười, cha nuôi tức tối:

 

“Con cười gì? Lão tử không vì con thì có phải ra ngoài làm lưu manh không?”

 

01

 

Hồi nhỏ, tôi luôn nghĩ cha mình là anh hùng.

 

“Tất cả đều nhờ lão tử năm xưa tay không bắt dao, con mới không bị bọn buôn người bán vào tận khe núi.”

 

Tôi tin là thật, còn viết cả vào bài văn, tự hào đưa nộp lên.

 

Bài văn chẳng được khen, giáo viên hôm đó liền báo cảnh sát.

 

Cha tôi sợ quá, dẫn tôi trốn mấy ngày liền:

 

“Tiểu tổ tông à, ta chỉ thuận miệng nói thôi, con lại tin thật à?”

 

Sau này tôi mới biết, cha chỉ nói đúng một nửa sự thật.

 

Tôi quả thực là một đứa trẻ bị bỏ rơi.

 

Còn ông ấy, chỉ là một tên lưu manh trên phố cũ.

 

Lưu manh và đại ca có sự khác biệt bản chất.

 

Đại ca trong phim Hồng Kông đều là bên trái Thanh Long, bên phải Bạch Hổ, sau lưng dắt theo cả đám đàn em mặc vest.

 

Lại nhìn cha tôi. 

 

Bất đắc dĩ thở dài một hơi. 

 

Hình xăm trên hai cánh tay trần của ông chỉ cần chà nhẹ là tróc, làm gì có tiềm chất làm đại ca? 

 

Tổ chức một sòng bài để đòi nợ. 

 

Giả làm người nhà để lừa ít tiền. 

 

Giả làm ma dọa mấy hộ không chịu dời đi. 

 

Đó mới là ba “ngành nghề” chính của ông. 

 

Hàng xóm láng giềng đều bàn tán sau lưng, dùng đủ các phương ngữ để đặt biệt danh cho ông. 

 

Nào là “kẻ rách nát,” “kẻ bám lề,” “đồ hạ cấp,” “thằng nhãi đỏ,” “tên vô tích sự.” 

 

Chỉ không ai gọi ông bằng tên thật – Trình Tử Long. 

 

Trong phim nói rằng đã bước chân vào giang hồ, sớm muộn cũng phải trả giá. 

 

Tôi bắt đầu lo lắng cho tương lai của cha mình. 

 

Chú Trương nhà bên có bảo hiểm năm khoản làm chỗ dựa, còn cha tôi chỉ có mình tôi – đứa con nhặt về. 

 

Con gái kế nghiệp làm “đại tỷ” thật sự quá khó, tôi vẫn phải tìm hướng phát triển khác. 

 

May mà tôi thông minh lanh lợi. 

 

Thấy gì cũng hiểu, học gì cũng nhanh. 

 

Từ những trang sách khô khan đến ánh mắt của người sống. 

 

Cả con phố này, tôi biết tôi và cha là hai kẻ không được chào đón nhất. 

 

Ngoài chúng tôi ra, ai ai cũng mong chờ được di dời tái định cư. 

 

“Ông trời ơi, xin mở mắt nhìn xuống, mau cho tôi đổi chỗ ở đi mà.” 

 

“Ngày nào cũng làm hàng xóm với lão lưu manh, không chừng c.h.ế.t sớm đó nha!”

 

Sáng sớm, bên ngoài vang lên những tiếng bàn tán xôn xao, từng câu từng chữ tôi đều nghe rõ. 

 

~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~

Cha tôi vừa thức dậy đã bước xuống giường, vươn vai một cái rồi mở cửa sổ: 

 

“Hừ, phì!” 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/cuoi-cung-se-gap-duoc-cau-vong/1.html.]

 

Dì Diêu dưới lầu suýt chút nữa không tránh kịp “mưa đá nhân tạo” của cha tôi, chửi bới om sòm rồi quay vào nhà. 

 

“Con khỉ chứ. 

 

“Béo ục ịch, đầu thì hói mà cái miệng lắm lời không chịu nổi.” 

 

Nói xong, cha tôi vội vàng đưa tay bịt miệng lại. 

 

“Tiểu Liên à, vừa nãy ba nói mấy lời không hay đâu, con không được học theo nhé.” 

 

Thấy chưa, cha tôi chính là kiểu người tiêu chuẩn kép như vậy. 

 

Ông thì hút thuốc, uống rượu, đánh bài thâu đêm suốt sáng. 

 

Thế mà lại ép tôi phải ngủ sớm dậy sớm, đi học đúng giờ không được đến muộn. 

 

“Học hành chăm chỉ vào, sau này thi đỗ trạng nguyên để đè bẹp bọn họ!” 

 

Đêm khuya, cha tôi rón rén chuẩn bị ra ngoài. 

 

Tôi nằm trên giường, gọi với theo: 

 

“Ba, hình xăm dán của ba quên bóc rồi.” 

 

Màng nhựa bóng loáng phản chiếu ánh sáng mờ, nổi bật trong màn đêm đen đặc. 

 

“Khụ khụ... biết rồi. 

 

“Ngủ đi con, mai còn phải thi đấy!” 

 

Tiếng cười đùa tục tĩu vang lên từ ngoài phố, xen lẫn trong đó là tiếng thúc giục dành cho cha tôi. Tôi biết đó là mấy kẻ cùng hội cùng thuyền với ông. 

 

“Ba, thi xong con muốn ăn bánh ong nhỏ.” 

 

“Mua, mua, mua! Ba van con đấy, tiểu tổ tông, không ngủ thì trời sắp sáng rồi kìa!” 

 

Cánh cửa đóng sầm lại, căn phòng lại chìm vào bóng tối. 

 

Có bánh ăn hay không cũng không quan trọng. 

 

Tôi chỉ muốn cha nhớ rằng, luôn có người đang đợi ông trở về nhà.

 

02

 

Ngày hôm sau, tôi chờ đến khi trời tối đen cũng không được ăn bánh. 

 

Cha tôi trong lúc đuổi người thì ngã xuống mương. 

 

Khi bị người ta khiêng về, ông xấu hổ, chửi bới om sòm, không chịu vào nhà: 

 

“Tiểu Liên mà nhìn thấy thì nghĩ sao? Lão tử này không cần mặt mũi à?” 

 

Tôi đặt sách xuống, kéo giọng hét lớn: 

 

“Ba, con đói rồi!” 

 

“Đừng ồn ào nữa, lão tử đang ngoài này, vào ngay đây!” 

 

Người đàn ông trước bếp lò, khập khiễng với một chân bị thương, vừa nấu ăn vừa lầm bầm: 

 

“Nuôi con gái đúng là mệt óc, lo hết ăn uống vệ sinh còn phải nghĩ đến chuyện cưới xin ma chay nữa chứ...” 

 

Tôi thuần thục lấy đĩa, đưa đến cạnh bếp. 

 

Món xào bốc khói thơm lừng, hương vị trong nhà chẳng thua kém gì quán ăn dưới lầu. 

 

“Ba, cô giáo khen con ngoan, năm nay còn tặng danh hiệu 'ba tốt' cho con nữa.” 

 

“Haha, con của lão tử sao mà kém được?” 

 

Những miếng thịt to được gắp riêng ra, xếp chồng vào bát của tôi. 

 

Cha tôi chỉ ăn vài miếng cơm rồi đứng dậy rời bàn. 

 

Hai phút sau, ông lại quay lại trước mặt tôi: 

 

“Lão tử để rượu đâu rồi?” 

 

“Không biết, ba tự tìm đi.” 

Loading...