CÔ GÁI ĐẾN TỪ NĂM 1939 - Chương 5: Gương mặt thân quen

Cập nhật lúc: 2025-03-22 09:14:22
Lượt xem: 296

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://t.co/gWRMOpPBIo

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

9

Chuyện chọn nguyện vọng cuối cùng kéo dài một thời gian.

Sau khi chắc chắn tôi chọn trường ở Khánh Hòa không vì lý do gì khác, Tạ Ngân Lễ cuối cùng cũng thỏa hiệp:

— “Ba mẹ, để anh nói giúp em.”

Anh ấy ngừng một lát, rồi nói tiếp:

— “Về mặt pháp luật, em và anh đều là người thừa kế hợp pháp của nhà họ Tạ. Không có chuyện em là con gái thì sẽ bị tước quyền thừa kế.”

Anh ấy cũng thừa nhận mình từng có thời tuổi trẻ nổi loạn, nếu đã từng nói gì không đúng, hy vọng tôi đừng để trong lòng.

Tôi không để bụng.

Nhưng mối quan hệ giữa người với người vốn dĩ vi diệu — chỉ một chút lệch, cũng có thể khiến hai bên xa nhau mãi mãi.

Nhờ có sự “vận động hành lang” của anh ấy, ba mẹ tôi cuối cùng cũng không can thiệp nữa.

Lễ tri ân thầy cô năm lớp 12 đến muộn.

Thầy cô trên bục nói lời chúc phúc cho lũ học trò, mong chúng tôi “tương lai rạng rỡ”. Thậm chí, cặp đôi từng bị bắt vì yêu sớm cũng tay trong tay đến lớp, cô chủ nhiệm chẳng buông lời nào.

Cô chỉ cảm thán:

— “Tuổi trẻ mà…”

Gió mùa hè thoang thoảng, là thời điểm lý tưởng nhất để mang theo mộng lớn. Như thầy từng nói: “Biển rộng trời cao, mặc cá lội chim bay.”

Ra khỏi nhà vệ sinh, tôi bất ngờ bị Lâm Duệ Bác tỏ tình.

Mặt cậu ấy đỏ bừng, làn da trắng càng khiến nó nổi bật hơn.

Suốt những năm qua, vì học cùng trường và hay chung lớp, chúng tôi cũng coi như bạn bè thân thiết.

Tôi cứ tưởng, chúng tôi là… bạn tốt.

— “Sở, Sở Dung…” Cậu ấy ấp úng, “Chúng ta xem như thanh mai trúc mã, hai nhà cũng biết rõ nhau… Môn đăng hộ đối…”

— “Tớ thích cậu, cậu có thể… cân nhắc không?”

— “Cho dù cậu học đại học ở Khánh Hòa, tớ cũng có thể mua vé đi thăm cậu cuối tuần.”

Thật ra, trong số những người từng cố kéo tôi vào “hội yêu sớm”, không có Duệ Bác. Là bạn thân, cậu ấy biết tôi không định yêu đương sớm, nên tôi không hề nhận ra tình cảm cậu ấy dành cho mình.

Tới giờ, mới bất ngờ.

— “Lâm Duệ Bác… xin lỗi cậu.” Tôi nói.

— “Không… không sao.” Giọng cậu ấy lộ rõ vẻ thất vọng.

Lời tỏ tình này, đối với tôi, chỉ là một nốt nhạc nhỏ trong bản giao hưởng mang tên thanh xuân.

Tôi không thích cậu ấy, nên không muốn lãng phí thời gian hay cảm xúc của ai.

Chuyện này sau đó không biết bằng cách nào mà đến tai Tạ Ngân Lễ.

Ở nhà, anh ấy ngồi vắt chân chữ ngũ, hừ lạnh:

— “Mấy đứa con nít 17, 18 tuổi mà nói yêu với đương, đúng là buồn cười muốn chết.”

Lời của anh ấy vẫn luôn chua ngoa như vậy.

Chắc anh quên mất mình từng ở độ tuổi đó — từng nhận thư tình, còn giấu vào ngăn kéo, có lúc đến cả tuần không cho cô giúp việc dọn phòng, sợ người ta phát hiện.

10

Tháng Chín, tôi háo hức bước lên chuyến bay đến Khánh Hòa.

Trường đại học, dù ở kiếp trước hay kiếp này, vẫn là một điều mới mẻ và đáng mong chờ với tôi.

Tôi làm quen với bạn bè đến từ khắp mọi miền đất nước, rồi tham gia khóa huấn luyện quân sự theo sắp xếp của trường.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/co-gai-den-tu-nam-1939/chuong-5-guong-mat-than-quen.html.]

Khoảnh khắc khoác lên mình bộ quân phục rằn ri, trong lòng tôi dâng lên một cảm xúc khó tả — dù nội dung huấn luyện không đến một phần trăm so với lính thực thụ, tôi vẫn nghiêm túc thực hiện.

Cha mẹ chưa từng phải xa tôi lâu như vậy. Năm nhất, họ vẫn thỉnh thoảng cùng nhau đến thăm tôi, sau đó mới dần dần yên tâm để tôi ở lại.

Những ngày học ở Khánh Hòa, tôi thường tranh thủ thời gian đi dạo khắp nơi, lần theo ký ức tìm về ngôi nhà năm xưa.

Nhưng chỗ đó giờ đã trở thành một con phố thương mại sầm uất.

Chỉ là đứng trên mảnh đất này thôi, lòng tôi đã nghẹn ngào rưng rưng nước mắt.

Năm hai đại học, tôi bất ngờ gặp lại một gương mặt quen thuộc.

^^

Hôm đó, trong lúc lấy cơm ở căn tin, có ai đó vội vàng từ phía sau va nhẹ vào tôi. Khay cơm trên tay suýt nữa rơi xuống, may mà một bàn tay thon dài đỡ lấy giúp tôi.

— “Bạn học, bạn không sao chứ?”

Tôi quay đầu, ánh mắt vô thức rơi lên khuôn mặt cậu ấy, sững sờ.

— “Tạ… Tạ Vĩnh…” Tôi khựng lại, kịp thời ngậm miệng. Tôi nhận ra — dù gương mặt quen thuộc đến mức đau lòng, nhưng người này không thể là người tôi từng biết.

Nhưng đối phương lại hỏi:

— “Bạn quen tôi à?”

— “Không… không quen.” Tôi vội vàng phủ nhận.

Cậu ấy không nói gì thêm, chỉ khẽ cười, dặn tôi cẩn thận rồi rời đi.

Tôi đứng đó, nhìn bóng lưng cao gầy khuất dần, lòng bỗng chùng xuống. Chỉ cần một khuôn mặt giống thôi… cũng đủ khiến tôi xúc động không thôi.

Về sau, tôi lại gặp cậu ấy thêm nhiều lần.

Trong hội thao của trường, tôi l.à.m t.ì.n.h nguyện viên. Trước giờ thi chạy dài, tôi thấy cậu bước đến, khoanh dấu cạnh cái tên “Tạ Vĩnh Bách”.

Cậu mỉm cười nhìn tôi:

— “Lại gặp nhau rồi, bạn học.”

Cậu thật sự tên là Tạ Vĩnh Bách.

Gương mặt ấy, cái tên ấy — đều giống hệt.

Như thể tôi nhìn xuyên qua ánh mắt cậu, thấy được người chồng tiền kiếp của mình.

Năm 1938, cha mẹ mất trong biển lửa, anh trai tôi lên đường nhập ngũ. Trước khi mất, họ bảo tôi hãy đến nhà họ Tạ nương nhờ.

Lúc đó tôi không còn nơi nào để đi, ôm tín vật đến tìm nhà họ Tạ, gặp được vị thiếu gia vừa du học trở về — Tạ Vĩnh Bách.

Anh tài giỏi, phong độ, mà tôi thì tay trắng. Năm xưa, chúng tôi từng có hôn ước, nhưng sau này gia đình anh bước lên đỉnh cao, còn tôi thì chẳng còn gì.

Dẫu vậy, họ vẫn cho tôi ở lại.

Không ai nhắc đến chuyện hôn sự.

Cho đến khi Tạ Vĩnh Bách quyết định nhập ngũ, anh hỏi tôi có nguyện ý thành thân với anh không.

Có lẽ anh nghĩ tôi gật đầu là vì bất lực và cần chốn nương thân. Nhưng tôi biết — vào khoảnh khắc ấy, anh bước vào tim tôi một cách dễ dàng.

Tôi hiểu anh không thích tôi.

Đêm tân hôn, anh đưa tôi một bức “thư bỏ vợ”:

“Sở Dung, lần ra trận này, e là khó có ngày trở lại. Nếu mai này em gặp được người thật lòng thương em, hãy đưa lá thư này cho cha mẹ anh, họ sẽ hiểu.

Nếu anh hy sinh, em đừng vì anh mà thủ tiết cả đời. Em vẫn có cuộc sống của riêng mình.

Cảm ơn em vì đã thay anh phụng dưỡng cha mẹ.”

Chẳng bao lâu sau lễ cưới, anh ra trận. Cha mẹ anh vẫn hy vọng tôi mang thai — nhưng tôi biết điều đó không thể xảy ra.

Cuối cùng, tôi chẳng đợi được anh hay anh trai trở về.

Một năm sau, tôi c.h.ế.t trong một trận không kích.

Tôi không biết, sau đó anh có còn sống không.

Loading...