CÔ GÁI ĐẾN TỪ NĂM 1939 - Chương 2: Anh tôi bị sốt
Cập nhật lúc: 2025-03-22 09:11:38
Lượt xem: 343
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
3
Năm tôi ba tuổi, Tạ Ngân Lễ đã mười tám.
Gia đình tổ chức lễ thành niên cho anh ấy, đúng vào khoảng thời gian sau kỳ thi đại học.
Có rất nhiều khách đến nhà, ngay cả tôi cũng được trang điểm, ăn mặc lộng lẫy, mặc chiếc váy công chúa màu hồng phấn.
Khách đến đều khen tôi dễ thương, nhưng tôi không nói được, chỉ có thể cười với họ.
Thế là trên mặt họ lại hiện lên vẻ tiếc nuối.
Có lẽ họ đang thương hại vì tôi là một đứa trẻ câm.
Khách gần như đến đủ, nhưng nhân vật chính mãi vẫn chưa xuất hiện, ba tôi liền giao cho tôi một “nhiệm vụ quan trọng”:
“Dung Dung, con lên gọi anh xuống đi.”
Tuy còn nhỏ, nhưng tôi đã rất quen thuộc với ngôi nhà này, lập tức lạch bạch bước từng bước nhỏ lên lầu.
Tôi biết phòng của Tạ Ngân Lễ ở đâu.
Chỉ là tôi không ngờ, cửa phòng anh ta khép hờ, không đóng chặt.
Tôi vừa bước tới thì nghe thấy bên trong vọng ra cuộc trò chuyện:
“Anh Tạ à, không phải em nói chứ, may là bà mẹ kế này của anh sinh con gái chứ không phải con trai. Nếu không, nhìn cách ba anh cưng chiều con gái thế kia, biết đâu sau này thật sự giành gia sản với anh đó.”
Rồi một giọng khác chen vào:
“Là con trai thì sao chứ? Chẳng lẽ ba anh Tạ lại đem cả gia sản giao cho một đứa câm à?”
“Mà em gái anh làm sao thế, tại sao không nói được? Không phải sẽ bị câm cả đời đấy chứ?”
“Nói đủ chưa?” – cuối cùng giọng của Tạ Ngân Lễ vang lên.
Đúng lúc ấy, một cơn gió từ ban công thổi vào, cánh cửa phòng bị gió thổi bật ra, tôi cũng bị làn gió ấy làm loạng choạng.
Cửa mở toang, bên trong im phăng phắc.
Qua khe cửa, ánh mắt tôi và họ chạm nhau.
Một vài người dường như ý thức được điều gì, há miệng định nói rồi lại thôi.
Tạ Ngân Lễ nhíu mày:
^^
“Tạ Sở Dung, em lên từ lúc nào?”
Tôi không thể trả lời anh ta, đúng như họ nói – tôi là một đứa bé câm.
Đúng lúc này, tiếng ba tôi vang lên sau lưng:
“Dung Dung, anh con vẫn chưa xuống à?”
Có lẽ ông không yên tâm, nên đã lên theo.
Ngay sau đó, ông nhìn thấy Tạ Ngân Lễ cùng đám bạn trong phòng.
“Ngân Lễ, con còn lề mề gì ở đây nữa, khách dưới nhà đang chờ con đấy.”
Tạ Ngân Lễ nhìn tôi, định nói gì đó, nhưng lại thôi.
Còn tôi thì không nhìn anh thêm nữa, để mặc ba dắt tay đi xuống.
Loáng thoáng sau lưng truyền đến tiếng ai đó thì thầm:
“Đứa bé còn nhỏ vậy, chắc nó không hiểu đâu…”
4
Lễ trưởng thành của Tạ Ngân Lễ được tổ chức vô cùng long trọng, đến mức cậu ta như hoàng tử được muôn sao vây quanh.
Sau khi khách khứa rời hết, ba mẹ đều đã ngà ngà say, tôi cũng được bảo mẫu đưa về phòng nghỉ ngơi.
Dưới lầu vẫn còn vang lên tiếng dọn dẹp.
Tạ Ngân Lễ không nghỉ ngơi. Cậu ta ra ngoài uống rượu cùng đám bạn chí cốt, mãi đến khi trời hửng sáng mới về.
Khi tôi tỉnh dậy, xung quanh vô cùng yên tĩnh.
Trời đã sáng hẳn. Với một đứa bé ba tuổi như tôi, thời gian ngủ cần nhiều hơn người lớn. Nhưng tôi đã quen với việc tỉnh lại trong yên lặng.
Sau khi nhận thức được bản thân không thể nói, tôi biết rằng trong mắt người lớn, tôi là một đứa trẻ ngoan ngoãn nhưng có chút đáng thương — không hay khóc nháo, không nghịch phá, nhưng cũng không biết nói.
Bình thường là cô bảo mẫu trông tôi, hôm nay không thấy đâu, có lẽ cô ấy đã rời đi vì việc gì đó.
Tôi quá quen thuộc với căn biệt thự này rồi, chỉ cần ở trong đây, cơ bản sẽ không gặp chuyện gì nguy hiểm.
Tôi bước ra khỏi phòng, đi ngang qua phòng của Tạ Ngân Lễ, cửa lại khép hờ — cậu ta đúng là chẳng bao giờ biết đóng cửa cho tử tế.
Tôi định bỏ đi thì bỗng khựng lại, bước thêm hai bước về phía cửa, xác nhận mình vừa nghe thấy một tiếng thở dốc nặng nề.
Tai tôi nghe rất tốt.
Do dự vài giây, tôi vẫn quyết định rón rén đẩy cửa bước vào.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/co-gai-den-tu-nam-1939/chuong-2-anh-toi-bi-sot.html.]
Trên giường có người đang nằm — là Tạ Ngân Lễ. Cậu ta vẫn còn mặc nguyên bộ lễ phục tối qua, trong khi nhiệt độ trong phòng lại rất thấp.
Giường cậu ta quá cao, tôi thì quá thấp, không trèo lên được.
Một lát sau, tôi dùng ghế bên giường làm điểm tựa để leo lên.
Hơi thở của Tạ Ngân Lễ rất bất thường, mắt nhắm nghiền, trông không giống đang ngủ say mà là nặng nhọc, mồ hôi trên trán túa ra không ngừng.
Tôi ngập ngừng đưa tay đặt lên trán cậu ta.
Nóng!
Đây tuyệt đối không phải là nhiệt độ cơ thể bình thường!
Tôi ngây người vài giây, nhận ra cậu ta bị sốt nặng, liền lay lay gọi tên — nhưng vẫn như mọi lần, tôi không thể phát ra tiếng.
Tôi lại cố lay mạnh hơn, vẫn không có phản ứng.
Có thể… cậu ta không phải đang ngủ mà là đã hôn mê.
Tôi lập tức nhảy xuống giường chạy đi tìm người, nhưng biệt thự lúc này — vốn đông đúc người hầu — lại không thấy một ai. Ba mẹ không có, bảo mẫu cũng không có. Trong ngôi nhà rộng lớn này, dường như chỉ còn tôi và Tạ Ngân Lễ.
Tôi chạy khắp nơi trong nhà, muốn hét lên kêu cứu, nhưng không phát ra được tiếng nào.
Căn biệt thự quá lớn, với thân thể của một đứa bé ba tuổi, tôi không thể chạy hết nổi.
Chạy quá vội, tôi vấp phải thứ gì đó và ngã nhào, đau đến nỗi nước mắt cũng tuôn trào.
Có lẽ thể xác non nớt này cũng trói buộc cả tâm hồn tôi.
Tôi bắt đầu thấy sợ — sợ rằng Tạ Ngân Lễ sẽ gặp chuyện chẳng lành.
Dù cậu ta không thích tôi, nhưng tôi thật sự không muốn mất đi thêm một người thân nào nữa.
Tôi không phân biệt được nước mắt trên mặt là vì đau khi ngã, hay là vì lo sợ cho cậu ta.
Trong hoảng loạn, tôi lại chạy về phòng của Tạ Ngân Lễ.
Cậu ta vẫn chưa tỉnh, nóng hầm hập như bị đặt trên lò lửa.
Chợt, tôi nhìn thấy điện thoại của cậu ta, lúng túng cầm lấy.
Tôi lờ mờ nhớ trong lúc nghe người lớn trò chuyện, có nhắc tới số điện thoại cấp cứu.
Tôi gọi 115
Sau vài hồi chuông, có người bắt máy:
“Xin chào, xin hỏi bạn cần chúng tôi giúp gì?”
Tôi há miệng, nhưng lúc đó mới nhớ ra — tôi không biết nói!
Chỉ có thể phát ra mấy âm thanh vô nghĩa xen lẫn tiếng nấc.
Đầu dây bên kia vẫn nhẹ nhàng hỏi tiếp:
“Chào bé yêu, có người bị bệnh hay bị thương sao? Cần xe cứu thương không?”
Tôi rất sốt ruột.
Nhưng vẫn không thể nói ra được, đầu dây bên kia không cúp máy, giọng người đó càng thêm dịu dàng:
“Là bé phải không? Có phải người lớn trong nhà bị bệnh? Nói cho chị biết nhé, người lớn bị sao vậy?”
Tôi vẫn không thể nói gì, lo lắng đến mức nước mắt trào ra, khóc òa lên. Tôi thật sự sợ Tạ Ngân Lễ sẽ c h ế t.
Trong ký ức của tôi, đã có rất nhiều người vì sốt cao mà qua đời như vậy rồi.
Tôi không nhận ra, vào khoảnh khắc đó, giọng nói của tôi như phá tan phong ấn.
Tôi bật khóc, hét lớn:
“Cứu… cứu anh con… hu hu hu…”
Khoảnh khắc cất tiếng, tôi sững người.
Người tổng đài tiếp tục hỏi:
“Bé yêu, anh bị sao thế?”
Tôi vẫn thổn thức không ngừng:
“Anh… rất nóng… gọi mãi không tỉnh…”
“Bố mẹ không có nhà à?”
“Con không tìm thấy họ…”
Khi có thể nói được, đầu óc tôi cũng trở nên tỉnh táo hơn. Nhưng tôi vẫn không cảm thấy vui mừng, vì trong lòng chỉ toàn là lo lắng cho Tạ Ngân Lễ.
“Bé yêu có biết địa chỉ nhà mình không?”
Tôi nức nở đọc ra địa chỉ.
Không lâu sau, xe cứu thương đã đến trước biệt thự, cuối cùng cũng làm ba mẹ tôi — lúc ấy đang sang nhà hàng xóm chơi — hoảng hốt chạy về.
Họ kinh ngạc phát hiện xe cấp cứu đậu trước cửa nhà mình.
Chạy vội vào nhà, thấy con gái gọi 115 để cứu con trai.
Tạ Ngân Lễ được đưa lên cáng, ba mẹ ôm lấy tôi — đôi mắt đỏ hoe — cùng lên xe cứu thương.