CÔ GÁI ĐẾN TỪ NĂM 1939 - Chương 1: Tái sinh
Cập nhật lúc: 2025-03-22 09:09:03
Lượt xem: 94
(*Các địa danh trong truyện đã được thay đổi cho phù hợp)
Tôi đến từ Việt Nam, và c.h.ế.t trong khói lửa chiến tranh năm 1939.
Năm đó, biết bao người dân vẫn còn sống trong sợ hãi và tê liệt, chỉ mong qua được mỗi ngày.
Tôi chỉ là một hạt cát nhỏ giữa biển khơi, một người dân bình thường nhất.
Chưa kịp nhìn thấy ánh bình minh, tôi đã mất mạng trong một đợt không kích dữ dội.
Đến khi mở mắt lần nữa, tôi đã trở thành một đứa trẻ sơ sinh vừa cất tiếng khóc chào đời.
…
1
“Đẻ rồi đẻ rồi, là một bé gái!”
Tiếng nói đó vang lên bên tai, trong đầu tôi mơ hồ, cơ thể như thể vừa tách ra khỏi một không gian ấm áp, mềm mại.
Tôi chẳng hiểu sao lại bật khóc, đó là phản xạ sinh lý mà tôi không thể kiểm soát, xung quanh dường như đều đang cười.
Một đôi tay khẽ xoay chuyển tôi, rồi tôi được quấn vào một thứ gì đó mềm mại, một cảm giác an toàn bao bọc lấy tôi.
“Đây, nhìn con gái của anh này, xinh xắn thật đấy.”
Một người vừa bế tôi vừa nói với ai đó.
Rất nhanh sau đó, một nụ hôn ấm áp nhẹ nhàng đặt lên trán tôi.
Tôi nghe thấy một người phụ nữ nhẹ nhàng nói: “Là con gái à, thật tốt.”
Tôi cố gắng mở mắt muốn nhìn rõ gương mặt người đã hôn tôi, nhưng dáng hình ấy vẫn còn mơ hồ, tôi không nhìn rõ được.
Cô ấy tự xưng là “mẹ”.
Mẹ?
Tôi sững người thật lâu, nỗi sợ hãi và cơn đau trước khi c.h.ế.t dường như vẫn còn ám lại tận sâu trong linh hồn.
Những bức tường đổ nát, chiến tranh tàn khốc, cảnh sống tha phương... tất cả từng khung hình vẫn sống động hiện lên trong đầu tôi.
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đế quốc Pháp là một trong những nước tham chiến.
Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp bị lật đổ, bọn phát xít lên nắm chính quyền.
Ở Đông Dương bọn cầm quyền phản động ráo riết truy lùng các lực lượng cách mạng, trắng trợn khủng bố các chiến sĩ cách mạng và các tổ chức quần chúng của Đảng, thủ tiêu những quyền lợi mà nhân dân đã giành được trong Mặt trận dân chủ Đông Dương.
^^
Tiếng la hét hoảng loạn và những mái nhà sụp đổ là những hình ảnh cuối cùng trong cuộc đời tôi.
Phải mất rất lâu tôi mới dần nhận ra — tôi đã đầu thai, và mang theo ký ức kiếp trước.
Trở thành một đứa trẻ sơ sinh.
Nhưng lúc này tôi thậm chí không thể điều khiển được tay chân mình, suốt ngày chỉ biết nằm trong vòng tay người này đến người khác.
Tôi không biết số phận có phải đang ưu ái tôi, cho tôi một cuộc sống mới, nhưng lại buộc tôi phải nhớ tất cả những ký ức đầy đau thương ấy.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/co-gai-den-tu-nam-1939/chuong-1-tai-sinh.html.]
Tôi muốn biết hiện tại là thời đại nào.
Liệu nền hòa bình mà chúng tôi ngày đêm khát khao năm ấy, đến nay đã thực sự đến chưa?
Nhưng tôi chỉ là một đứa bé, cách duy nhất để giao tiếp với thế giới này chỉ là tiếng khóc.
Thậm chí phần lớn thời gian trong ngày tôi chỉ đang ngủ mê man.
Cha mẹ đưa tôi rời khỏi bệnh viện.
Khi về nhà, tôi mơ hồ cảm nhận được gia đình kiếp này của tôi có điều kiện khá tốt. Người chăm sóc tôi chủ yếu là một người v.ú em.
Trong hơn một tháng chào đời, đầu óc tôi vẫn rất lờ mờ. Hình ảnh người trước mắt dần từ mơ hồ trở nên rõ ràng.
Mẹ tôi trông rất trẻ, dịu dàng và mềm mại. Bà không thạo việc chăm con, thường xuyên hỏi v.ú em cách chăm sóc con gái.
Cha tôi thì trông lớn tuổi hơn mẹ, rất thích bế tôi, nhưng bộ râu của ông thì hơi khó chịu.
Đến tiệc đầy tháng, nhà tôi tổ chức khá lớn. Lúc ấy tôi mới biết — thì ra tôi còn có một người anh trai.
Một người anh trai đã 15 tuổi.
Tôi hiểu rằng mẹ trẻ tuổi này chắc chắn không thể sinh ra một cậu con trai lớn đến thế, nên có lẽ tôi và người anh này không cùng mẹ.
Hôm đó, người đến muộn là Tạ Ngân Lễ, anh ta liếc nhìn tôi trong nôi một cái, rồi thằng nhóc tuổi teen đó cười nhếch mép nói với ba mình:
“Chúc mừng ba, con gái xinh đấy. May mà nó không giống ba, nếu không thì sau này thiệt thòi nhan sắc to đấy.”
“Ngân Lễ!” Ba tôi tức đỏ mặt. “Thằng ranh này, em gái mày ra đời cả tháng rồi mới ló mặt, mày còn ra dáng anh gì nữa?”
Tạ Ngân Lễ dường như khẽ cười khẩy: “Mẹ tôi chỉ sinh tôi một mình, ông bốn mươi rồi còn không chịu già, thấy tôi vô dụng quá phải sinh thêm đứa mới, tôi làm gì được?”
Ba tôi tức muốn đánh, mẹ tôi vội can ngăn: “Ông Tạ, hôm nay là ngày vui, đừng đánh con.”
Từ ngày đó, tôi đã biết — anh trai tôi không thích tôi.
Anh ấy cũng không thường xuyên về nhà, nghe nói là ở ký túc xá hoặc ở bên nhà bà ngoại.
Giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.
…
Tôi vẫn nhớ rất rõ, năm đó những trí thức thường đứng ở đầu phố hô vang:
“Hôm nay chúng tôi hy sinh vì nước, coi cái c.h.ế.t nhẹ tựa lông hồng, chỉ để đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi Tổ quốc, chỉ để ánh sáng hòa bình một ngày nào đó chiếu rọi khắp VN, chỉ để con cháu đời sau không phải sống trong đe dọa của chiến tranh và cái chết!”
…
Không biết nếu họ có thể thấy được cuộc sống của ngày hôm nay, liệu họ sẽ cảm thấy như thế nào.
Chỉ cần tivi phát phim truyền hình về thời chiến chống Pháp, tôi liền ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế con, chăm chăm theo dõi, thậm chí còn háo hức hơn cả ba tôi.
Ba thường cười nói:
“Không hổ là con gái của ba, giác ngộ cách mạng cao ghê!”
Ba – ông Tạ – là đảng viên, hầu như năm nào cũng được bình chọn là doanh nhân xuất sắc.