Buổi Xem Mắt Kỳ Lạ - Chương 6
Cập nhật lúc: 2024-11-18 09:16:37
Lượt xem: 685
Cả nhà dì Trần đều rất yêu quý tôi. Thấy tôi buồn, chú Lục bảo tôi sau này gả cho Trần Hoài Chi là có thể chơi với em ấy cả đời rồi.
Bố tôi sa sầm mặt mày.
Tôi khóc to hơn nữa. Trần Hoài Chi yếu đuối như vậy, tôi không muốn gả cho cậu ta.
"Vậy thì tớ gả cho cậu."
cậu ta đưa bàn tay nhỏ bé lau nước mắt cho tôi, vẻ mặt nghiêm túc.
Cũng được. Tôi lập tức nín khóc. Lần này đến lượt chú Lục sa sầm mặt mày.
Bố tôi đứng bên cạnh cười phá lên.
Sau này Trần Hoài Chi sẽ gả cho tôi, chúng tôi....còn có thể làm bạn tốt của nhau mãi mãi.
Nghĩ đến điều này, tôi thấy vui lắm. Nghe nói các cặp vợ chồng thường dắt chó đi dạo trong công viên vào buổi tối.
Tôi kéo Trần Hoài Chi ra công viên dắt Viên Viên đi dạo. Viên Viên là một chú lợn con có những đốm hoa. Là con của Đậu Đậu mới đẻ tháng trước.
Mọi người đi đường nhìn thấy chúng tôi đều bật cười. Có hai bạn lớn nói chúng tôi quê mùa. Tôi chưa từng nghe thấy từ này bao giờ.
Trần Hoài Chi cũng vậy. Nhưng cậu ta nói cậu ta đã từng nhìn thấy con ba ba. Đó là một loài động vật rất ngoan cường, có mai cứng cáp. Chắc là từ tốt rồi.
Tôi: "Vậy tớ sẽ làm công chúa của đất nước Quê Mùa!"
Cậu ta: "Vậy thì tớ sẽ là...""..hoàng tử của đất nước Quê Mùa."
Người đi đường: "..."
Vì ngoại hình của chúng tôi, tôi trông giống như kẻ hay đi bắt nạt người khác. Còn Trần Hoài Chi trông giống như người bị bắt nạt. Vì vậy, các bậc phụ huynh đều không yên tâm.
Hồi mẫu giáo, chúng tôi được học tại nhà với gia sư.
Mãi đến tiểu học mới được đi học ở trường. Thoát khỏi tầm mắt của bố mẹ, Trần Hoài Chi cứ như ngựa hoang được tháo dây cương.
Bản chất thật được bộc lộ hoàn toàn.
Tôi thì không thích học hành một cách âm thầm lặng lẽ.
Còn cậu ta thì gần như viết chữ "không thích học" lên mặt.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Rõ ràng tiền tiêu vặt của chúng tôi là như nhau.
Tôi thì đồ dùng học tập đầy đủ, còn cậu ta đến cái cặp sách cũng không có. Bút thì nhặt của bạn học không dùng nữa, tẩy thì nhặt đồ tôi dùng thừa. Một tờ giấy nháp có thể dùng cả tuần. Kem Haagen-Dazs năm mươi tám tệ, ngày nào cậu ta cũng mua cho tôi ăn, không hề tiếc tiền.
Nhưng vở năm tệ tám hào thì đánh c.h.ế.t cũng không mua, nhìn cũng không thèm nhìn.
Phương châm của cậu ta là "cứ nhắc đến học là hết tiền".
Lúc đó đang thịnh hành trò xếp hình quả dứa và đại bác bằng vở. cậu ta tiếc tiền không mua vở. Thế là xé sách ra, xếp đầy một ngăn kéo.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/buoi-xem-mat-ky-la/chuong-6.html.]
Nếu không sợ bị đánh, chắc cậu ta còn muốn xé cả sách của tôi để xếp nữa.
Lúc đó tôi mới hiểu sâu sắc tại sao mỗi lần mắng cậu ta, dì Trần lại bảo là "người không ra người, ngợm không ra ngợm".
Vẻ ngoài nho nhã của cậu ta chủ yếu chỉ để trưng cho đẹp thôi. Chẳng liên quan gì đến tính cách thật sự của cậu ta cả.
Cậu ta thì động não, tôi thì động tay động chân.
Chúng tôi nằm rạp giữa đám trẻ lớn chơi b.ắ.n bi, chơi bài.
Chơi chán rồi thì bán lại cho người khác.
Thậm chí, dưới sự xúi giục của cậu ta, chúng tôi còn trốn học đi đào giun, lén lút trèo cây, bắt cá. Sau đó, cây phát tài mà thầy hiệu trưởng trồng chỉ còn trơ lại cái gốc.
Cá vàng nhỏ mà thầy nuôi cũng bị chúng tôi chọc tức c.h.ế.t mất hai con.
Thầy hiệu trưởng nói, nếu không phải vì cậu ta trông quá đáng yêu thì thầy đã cho cậu ta ăn đòn từ lâu rồi.
Quần áo của chúng tôi ngày nào cũng lem luốc, rách rưới.
Mẹ tôi có lúc còn nghi ngờ tôi không phải đi học mà là đi tham gia huấn luyện đặc công.
Giáo viên phải đến gặp chúng tôi.
Cô giáo hỏi bố mẹ chúng tôi làm nghề gì.
Cậu ta: "Đào mỏ ạ."
Tôi: "Nuôi lợn ạ."
Cô giáo an ủi chúng tôi rằng lao động là vinh quang nhất. Cô ấy xoa đầu Trần Hoài Chi, lấy ra hai tờ đơn xin hỗ trợ hộ nghèo.
Trần Hoài Chi vẻ mặt ngơ ngác: "Thưa cô, nhà em đào mỏ than tư nhân ạ."
Cô giáo: "..."
Cô ấy định nói lại thôi, định đưa tờ đơn cho tôi. Tôi: "Thưa cô, nhà em có ba vạn con lợn ạ."
Cô giáo: "..."
Ngày nào ở trường, chúng tôi cũng chẳng làm gì nên hồn.
Giấu giếm kỹ đến mấy, cuối cùng cũng bị bại lộ vì một tờ phiếu điểm.
Điểm tổng kết là một trăm. Tôi được năm mươi điểm, cậu ta được hai mươi lăm điểm.
Ban đầu, dì Trần và mẹ tôi vẫn đến trường họp phụ huynh. Nhưng càng ngày, ai cũng chẳng buồn đến nữa.
Hai người họ thi nhau đùn đẩy trách nhiệm. Dì Trần nói, sau này Trần Hoài Chi là người nhà họ Tống, bảo mẹ tôi đi.
Mẹ tôi nói, sau này tôi cũng phải gọi dì Trần là mẹ, bảo dì ấy đi.
Cuối cùng, càng nghĩ hai người họ càng tức. Nói đúng là "không phải người một nhà thì không vào chung một cửa".
Thế là hai người họ không phân biệt đối xử gì, đánh cho chúng tôi một trận.