Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Bồ Công Anh Bất Tử - Chương 10

Cập nhật lúc: 2024-09-29 08:55:29
Lượt xem: 1,870

Cuộc sống là của mình, không cần quan tâm đến những lời thị phi.

Nhưng tôi biết, mẹ không làm được.

Mẹ không thể thoát khỏi những quan niệm đã ăn sâu vào m.á.u thịt từ nhỏ.

Chỉ có tôi và em gái là không ngừng vươn lên.

Sự xuất sắc của chúng tôi sẽ là niềm tự hào và sức mạnh của mẹ.

Tin tức ở nông thôn lan truyền rất nhanh.

Ngay tối hôm đó, cả làng đều biết tin tôi đỗ đại học.

Mọi người đều rất ngạc nhiên.

Xét cho cùng, tôi chưa bao giờ thể hiện bất kỳ năng khiếu học tập nào.

Cha tôi đút hai tay vào túi, đi dạo từ đầu làng đến cuối làng.

Khi trở về, ông lấy ra từ túi áo hơn chục điếu thuốc, đều là do người khác biếu.

Mẹ tôi đi giặt quần áo ở ao cũng trở thành tâm điểm của các bà các chị.

Mấy ngày liền, mặt bà luôn ửng hồng.

Khi điền nguyện vọng, cuối cùng tôi cũng gặp lại Giang Tâm.

"Cậu thi thế nào?".

"Nếu tính theo tỷ lệ thì cao hơn điểm chuẩn của Đại học Phúc Đán năm ngoái 8 điểm, chắc là ổn rồi. Chỉ là không vào được ngành mình muốn".

"Thế thì cậu...".

"Vẫn phải đi chứ!" - Ánh mắt cô ấy sáng rực - "Đến đó rồi tính tiếp".

Giáo viên chủ nhiệm đã tìm gặp riêng tôi.

"Trịnh Hạ Hạ, nếu em học thêm một năm nữa, cô nghĩ em có thể thi đỗ đại học trọng điểm".

Học thêm một năm nữa, cha mẹ sẽ không đồng ý.

Tôi lắc đầu: "Thôi ạ, em không học nữa".

Giang Tâm ôm lấy vai tôi: "Đừng nản lòng, cậu có thể học lên thạc sĩ, với ý chí của cậu, Đại học Phúc Đán cũng có thể vào được".

"Tớ sẽ đợi cậu ở Phúc Đán".

Tôi đăng ký vào một trường đại học bình thường ở tỉnh lỵ, và xin vay hỗ trợ học tập.

Cha mẹ tự hào về tôi, tôi cứ ngỡ cuộc đời mình đã sang trang mới.

Nhưng thực tế, nhiều điều vẫn không thay đổi.

Kỳ nghỉ hè, tôi phụ mẹ bán mì xào, đồng thời tìm đủ mọi công việc làm thêm.

Có lần, tôi đi làm thêm cho một cửa hàng mới khai trương, mặc trang phục thú bông.

Trời nóng 38 độ, tôi mặc bộ đồ thú bông dày cộm làm thêm cả ngày, về đến nhà người như muốn lả đi.

Thấy trong thùng nước có ngâm một quả dưa hấu, tôi vội vàng cầm d.a.o định bổ ra thì mẹ về.

Mẹ vỗ vào tay tôi: "Đợi em gái con tan học về cùng ăn nhé, lát nữa nó đi bộ từ trường về chắc nóng lắm."

"Con muốn ăn ngay bây giờ."

"Một tiếng cũng không đợi được à?" Mẹ nhíu mày, "Con hấp tấp gì thế không biết."

Mẹ cứ cằn nhằn mãi.

Cuối cùng, tôi năn nỉ mãi mẹ cũng chịu bổ dưa hấu ra.

Tối cha đi làm về, mẹ lại đem chuyện này ra kể lể với cha, mắng tôi một trận.

Nhưng mẹ ơi, nếu là em gái muốn ăn, mẹ có bắt em đợi con về không?

Sắp khai giảng rồi.

Mẹ đếm cho tôi năm trăm đồng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/bo-cong-anh-bat-tu-figy/chuong-10.html.]

Hai tờ một trăm, ba tờ năm mươi, còn lại là một xấp tiền lẻ hai mươi đồng.

Bà đếm đi đếm lại ba lần rồi nói: "Dạo này quản lý đô thị kiểm tra gắt gao quá, việc buôn bán của mẹ không được tốt, chủ thầu của cha con cứ khất tiền công mãi, con nhất định phải chi tiêu tiết kiệm đấy."

"Ở bên ngoài thì phải ngoan ngoãn, đừng gây chuyện."

Khi đưa tiền vào tay tôi, bà ấy lại rút lại một trăm: "Mùa hè năm ngoái, con cũng đã làm không ít việc làm thêm, chắc con vẫn còn tiền trong người chứ?"

Đêm hôm đó, em gái lén lút đưa cho tôi hai trăm.

"Em lấy tiền ở đâu ra?"

"Mỗi năm vào dịp Tết, cô nhỏ đều bí mật cho em một trăm đấy ạ."

Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD

Nhìn xem.

Những đứa trẻ thông minh luôn được yêu thích hơn và cũng sẽ được hưởng đặc quyền.

Tôi tự thuyết phục bản thân không phải bận tâm: Vào đại học, tôi có thể làm thêm, chắc chắn có thể tự nuôi sống mình.

Nhưng cũng không dễ dàng như vậy.

Thành phố tỉnh có rất nhiều trường đại học danh tiếng, hai trường thuộc nhóm 985 và một trường thuộc nhóm 211.

So với họ, trường đại học hạng hai nhỏ bé của chúng tôi chẳng đáng nhắc đến.

Đi xin việc làm gia sư, người ta vừa nghe tên trường là từ chối thẳng thừng.

Cuối tuần, tôi chỉ còn cách đi phát tờ rơi hoặc đến những cửa hàng mới mở để đóng vai "khách hàng".

Công việc bán thời gian kiểu này không nhiều, cạnh tranh thì cao, mà tiền hoa hồng cho trung gian cũng không ít.

May mắn thay, tôi tình cờ tìm được một công việc làm ca tối ở một quán trà.

Tôi làm từ 5 giờ chiều đến 11 giờ rưỡi đêm.

Vì ký túc xá đóng cửa lúc 11 giờ, nên hàng tháng tôi đều mua hoa quả biếu dì quản lý, thỉnh thoảng còn mang thêm bánh ngọt còn thừa ở quán trà về cho dì.

Nhờ vậy, dì luôn để cửa cho tôi.

Tôi có thể ăn tối ngay tại quán trà, lại tiết kiệm được một khoản.

Ban đầu, tôi chỉ là một nhân viên phục vụ bình thường với mức lương 1200 tệ một tháng, công việc rất vất vả.

Sau đó, tôi nhận ra các nghệ nhân pha trà ở quán có mức lương cao hơn và công việc cũng nhẹ nhàng hơn.

Vì vậy, hễ có thời gian rảnh là tôi lại đến Đại học Nông nghiệp để học ké các khóa học về trà.

Thời gian đó, tôi thực sự bận rộn như một con quay.

Ban ngày, tôi chạy qua chạy lại giữa trường mình và Đại học Nông nghiệp, tối đến lại đi làm ở quán trà.

Mỗi ngày, tôi lên giường sau 12 giờ đêm, nhắm mắt là ngủ ngay.

Sáng hôm sau thức dậy, tôi lại tràn đầy năng lượng, sẵn sàng chiến đấu.

So với kỳ thi đại học, kỳ thi nghệ nhân pha trà dễ dàng hơn nhiều.

Tôi thi đậu trung cấp trước, lương tăng thêm 600 tệ.

Sau đó, tôi thi đậu cao cấp và lương lại tăng thêm 600 tệ nữa.

Đến cuối học kỳ 1 năm nhất, lương cơ bản của tôi đã là 2400 tệ.

Tôi có thể giới thiệu các khách hàng mua thêm trà, như vậy lại có thể kiếm thêm, tính ra mỗi tháng tôi có thể có khoảng 3000 tệ.

Trong khi đó, mức lương phổ biến của các anh chị đã tốt nghiệp cùng chuyên ngành chỉ hơn 2000 tệ một chút.

Năm đó, em gái tôi thi trung học phổ thông, đạt thành tích top 30 toàn huyện.

Một trường cao trung trọng điểm ở tỉnh đã liên hệ với cha mẹ tôi, đưa ra lời mời hấp dẫn cho em gái.

Để giữ chân nhân tài, trường cao trung số 1 của huyện nói có thể miễn học phí và phí ở ký túc xá.

Bà nội và bác gái cực lực phản đối việc đi lên tỉnh.

"Còn nghĩ gì nữa, chắc chắn là ở lại trường cao trung số 1 rồi!"

"Đi học ở tỉnh thì học phí, phí sinh hoạt là một khoản chi tiêu lớn biết bao nhiêu, nhỡ đâu không thi đậu, số tiền đó chẳng phải lãng phí sao?"

Loading...