Lúc bà trở nên mơ hồ, bà nắm lấy tay ta mà nói:
"Tiểu Bảo, con lớn thật rồi."
Đó là nhũ danh của ta. Vì bị gửi đi quá sớm, ta chưa từng được đặt một cái tên chính thức.
"Tiểu Bảo, mẫu thân nợ con quá nhiều. Ép con phải chịu cảnh cô đơn khổ cực nhiều năm. Cứ việc hận ta đi, mẫu thân chịu được."
"Trước đây con luôn nghĩ, nếu có thể gặp lại mẫu thân, con sẽ trách, trách tại sao người lại bỏ con. Nhưng mà, mẫu thân ơi, bây giờ gặp được người rồi, con biết người không hề bỏ rơi con, người vẫn nhớ đến con. Như vậy là đủ rồi, rất đủ rồi."
Hơn nữa, ta cũng không cô độc.
Ta vẫn nhớ lần cuối cùng, khi mẫu thân dùng dây tơ đỏ buộc lại lọn tóc cuối cùng cho ta, Tĩnh Ngô đã nhìn thấy niềm vui sướng của ta.
Đúng vậy.
Ta yêu thích sự yêu thương và quan tâm của những người lớn tuổi.
Trong những năm tháng ở am ni cô, ta chưa từng tự mình chải tóc.
Trước năm bốn tuổi, là ni trưởng giúp ta.
Sau năm bốn tuổi, đều là Tĩnh Ngô thay ta chải tóc.
Trong những khoảnh khắc đầu ngày khi ánh sáng ban mai vừa hé lộ, ta đã từng vui sướng biết bao lần.
…
Năm Chinh Nguyên thứ hai mươi lăm, Hoàng đế băng hà.
Thái tử lên ngôi, trở thành tân Hoàng đế.
Thái tử lại là một vị Hoàng đế quyết đoán, hạ lệnh xử tử không ít những kẻ từng làm mưa làm gió trong triều.
Trong số đó, có cả các huynh đệ của chính mình.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Kinh thành trở nên náo nhiệt.
Nhưng ở bên ngoài thành, am ni cô trên núi vẫn giữ được sự yên tĩnh hiếm có.
Mấy ngày nay, hương khách không nhiều, Tĩnh Ngô được rảnh rỗi, đứng bên vách núi nhìn xa xăm.
Khi ánh mắt chạm tới hướng kinh thành, bà chợt nhớ đến mấy ngày trước, có người từ trong cung phi ngựa đến, mang theo ý chỉ khẩn cấp.
Người trong cung mời bà mau chóng hồi cung, gặp Hoàng đế lần cuối.
Hơn nữa, đó cũng là tâm nguyện duy nhất trước khi bệ hạ băng hà.
Nhưng bà cáo ốm, không thể gặp ai cả.
Vậy nên, lần cuối cùng ấy, rốt cuộc cũng không thể thành.
"Hoàng Quý Phi... không, Tĩnh Ngô sư thái, người thật sự không chịu đi sao? Sợ rằng Hoàng đế ra đi cũng không an lòng."
Ốm rồi, không đi.
Cũng chẳng độ.
Đi an lòng hay không, tùy ông ấy.
Hiện giờ, bà chỉ là người lễ Phật, chứ chưa phải Phật.
Làm sao có đạo lý độ hết tất cả mọi người?
Đợi đến khi thành Phật rồi hãy nói.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/binh-an-do/chuong-9.html.]
Đứng trên núi đón gió một lát, tinh thần bà trở nên thanh thản hơn nhiều.
Sau đó, từ xa vọng lại những bước chân đầy phấn khích, mỗi lúc một gần.
Bà nghiêng đầu nhìn xuống bậc thang.
Có hai người.
Là Tiểu Bình An của bà đã tới.
Không đúng, Tiểu Bình An giờ đã thành Đại Bình An rồi.
Nhưng có vẻ như nàng lại mang theo một đứa trẻ.
Đứa bé còn nhỏ, nhưng cũng đã ba tuổi.
Đứa nhỏ vừa nhảy nhót vừa đếm:
"Sáu mươi hai, sáu mươi ba, tám mươi bảy, chín mươi tám, bốn mươi lăm..."
Khi đứa bé nhảy đến bậc thang cuối cùng, nó quay đầu lại, khuôn mặt nhăn nhó:
"Mẫu thân gạt con, bảo là ba trăm chín mươi chín bậc, rõ ràng chỉ có một trăm hai mươi ba bậc thôi mà!"
"Sao con không nói là mình đếm sai đi!"
Hai mẹ con liền cãi cọ nhau.
Đứa trẻ này nói chuyện thật lanh lợi, hoạt bát.
So với khi Bình An còn nhỏ, thật là khác một trời một vực.
Khi Bình An bốn, năm tuổi, ngay cả vài từ đơn giản cũng khó mà thốt ra.
Những hương khách qua lại, có người không nhịn được buông lời chê là "ngu độn."
Không, không phải như vậy.
Tĩnh Ngô từng nuôi con, bà hiểu những đứa trẻ mới tập nói thường được mẹ bế trong lòng, dịu dàng dạy cách gọi "mẫu thân", cách gọi "phụ thân".
Bên tai chúng, mẫu thân sẽ khẽ khàng chỉ bảo: "Nhìn xem, hoa nở đẹp quá, đây là hoa gì, hoa mẫu đơn. Nào, đọc theo mẫu thân: mẫu—đơn."
Nhưng Bình An thì khác, nàng bị đưa đến đây từ rất sớm.
Các ni cô trong am đều là người nhân hậu, nhưng họ phải tụng kinh, dâng hương, không thể lúc nào cũng kè kè bên nàng.
Vì thế, việc học nói của Bình An chậm hơn những đứa trẻ khác rất nhiều.
Nhưng nàng không hề ngu độn.
Mái tóc được buộc thành từng b.í.m nhỏ bằng dây tơ đỏ, nàng là sự sống động nhất trong am ni cô.
Nhìn nàng, thật đáng yêu biết bao.
Tĩnh Ngô chưa bao giờ xem Bình An là Huy Tuyết.
Chưa từng, dù chỉ một chút.
Bình An chính là Bình An, có lẽ sẽ khiến người ở xa thương nhớ khôn nguôi, nhưng không phải là một sự thay thế hư ảo.
Tiểu Bình An, con phải mau lớn, mau biết nói.
Và ta mong con không gặp tai ương, sống một đời dài lâu.
Hết.