5
Ta và Tống Hàn Oánh xem như là bạn bè nối khố.
Phụ thân ta và phụ thân nàng đều là người Đồng Thành, cùng sư môn, lại cùng nhau tham gia kỳ thi hương năm đó, tình cảm vô cùng thắm thiết.
Chỉ là trình độ học vấn của hai người một trời một vực, năm đó yết bảng, phụ thân ta “danh lạc Tôn Sơn” (thi trượt), phụ thân nàng “cao chiêm khôi thủ” (đứng đầu bảng).
Nhiều năm sau, phụ thân ta ở rể nhà phú thương Giang Nam “ăn cơm mềm”, phụ thân nàng “bình bộ thanh vân” (thăng quan tiến chức) “ăn cơm quan”. Cả hai đều có tiền đồ sáng lạn.
Đương nhiên vị quan lớn Tống đại nhân lúc bấy giờ đã là Tuần phủ Giang Nam lại không nghĩ như vậy.
Ông thấy bạn học năm xưa giờ phải dựa vào phụ nữ và nhà vợ để sống, trong lòng không khỏi cảm khái, mấy lần bảy lượt mời phụ thân ta đến phủ hàn huyên tâm sự, khuyên nhủ phụ thân ta nên gắng gượng tranh thủ chút công danh.
Phụ thân ta đi mấy lần, lần nào trở về cũng bị huấn cho mặt mày tái mét.
Ông thật sự không chịu nổi nữa, thành khẩn nói với vị huynh trưởng tốt bụng này: “Tống huynh, đại phu nói dạ dày đệ không tốt, chỉ có thể ăn ‘cơm mềm’ thôi.”
Tống đại nhân tức giận đến suýt ngất.
Ông chuyển mục tiêu: “Châu Nhi còn nhỏ, ngươi nên thường xuyên đưa con bé đến phủ ta đọc sách. Bằng không một đứa con gái nhà buôn, sau này làm sao tìm được mối lương duyên tốt đẹp?”
Ông liếc xéo phụ thân ta một cái: “Chẳng lẽ cũng tìm một kẻ ‘dạ dày không tốt’ hay sao.”
Lần này phụ thân ta không dám hé răng nửa lời.
Có thể theo Tống đại nhân danh tiếng lẫy lừng học hành đương nhiên là chuyện tốt, phụ thân ta rất nhanh đã nhét ta vào Tống gia.
Tống Hàn Oánh lúc đó mới bốn tuổi, lớn hơn ta vài tháng, nhưng đã có khí chất khuê các, cử chỉ hành động vô cùng điềm đạm.
Phụ thân ta nói, người ta mới khai trí đọc thơ, ta đã mải mê chơi đất nặn.
Tống đại nhân dù sao cũng bận rộn công vụ, chính Tống Hàn Oánh là người nắm tay ta, dạy ta đọc sách biết chữ.
Nàng học cái gì cũng nhanh vô cùng, rồi lại quay sang dạy ta. So với nàng, ta chẳng khác nào một kẻ dã nhân chưa khai hóa.
Có một lần, Tống đại nhân khảo khóa, bắt ngâm thơ bài của Đỗ Tử Mỹ.
Ta ngâm đến câu “驱儿罗酒浆” (khu nhi la tửu tương - sai con đem rượu ngon), đoạn sau thế nào cũng không tài nào nhớ ra được. Mồ hôi lạnh túa ra đầm đìa, liếc mắt thấy Tống Hàn Oánh khẽ viết chữ “韭” (cửu - hẹ) lên mặt bàn.
Ta lập tức buột miệng: “ (Dạ vũ cửu thái nộn hựu trường, cát lai bạn phạn ga ga hương! - Mưa đêm hẹ non vừa dài, cắt về trộn cơm ăn ngon bá cháy!)
Tống đại nhân ngây người.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/bat-re/chuong-3.html.]
Tống Hàn Oánh cũng ngây người.
Một lúc lâu sau, Tống đại nhân hít sâu một hơi: “Châu Nhi, đưa tay ra đây.”
Mặt ta lập tức xị xuống. Hầy, ta còn tưởng mình có thể qua mặt được chứ.
Thời khắc nguy cấp, Tống Hàn Oánh đứng chắn trước người ta: “Cha, câu thơ của Châu Nhi tuy rằng không đúng nguyên văn, nhưng lại rất thú vị, hơn nữa ý tứ cũng phù hợp với nguyên tác, có thể thấy con bé có tiến bộ.”
Tống Hàn Oánh từ trước đến nay luôn nghe lời hiểu chuyện, chưa từng cãi lời người lớn, đây là lần đầu tiên ta thấy nàng trái ý phụ thân.
Khoảnh khắc ấy, nàng trong mắt ta tỏa sáng rực rỡ.
Hôm đó ta không bị ăn đòn. Ta vui mừng khôn xiết, hớn hở kéo tay Tống Hàn Oánh, chị chị em em gọi không ngớt.
Mặt Tống Hàn Oánh đỏ bừng, không giữ được dáng vẻ đoan trang của người chị cả ngày thường, giọng nói mềm mỏng bảo ta câu thơ đó là (Dạ vũ tiễn xuân cửu, tân xuy gian hoàng lương - Mưa đêm cắt hẹ tháng ba, cơm mới vàng thơm nấu chung).
“Muội phải cố gắng học hành đó nha.”
Vô số lần sau đó tan học, ta và nàng cùng nhau đi qua hành lang tạm biệt, nàng đều dùng câu nói này để kết thúc.
Cho đến lần cuối cùng, Tống đại nhân được thăng quan, phải chuyển cả nhà về kinh thành. Nàng mới quyến luyến níu tay ta, nhất định đòi ta ở lại phủ nàng một đêm.
Đêm đó hai đứa chúng ta chụm đầu vào nhau, líu ríu nói rất nhiều chuyện.
Đương nhiên phần lớn thời gian là ta nói, nàng dịu dàng lắng nghe.
Cuối cùng khi ta buồn ngủ gà gật, loáng thoáng nghe thấy nàng nói: “Châu Châu là một đứa trẻ rất quý giá, cho nên bá phụ bá mẫu mới đặt cho Châu Châu cái tên như vậy.”
Ta lẩm bẩm: “Đâu có. Phụ thân ta nói, là vì con là một con heo chỉ biết cười ngây ngô, nên mới gọi con như thế.”
Tống Hàn Oánh bật cười, trong tiếng cười ẩn chứa vài phần ngưỡng mộ.
Lúc đó ta không hiểu, tên nàng lấy từ “(Trạm nhược hàn băng oánh - trong trẻo như băng giá), vừa tao nhã lại vừa dễ nghe, có gì đáng để nàng ngưỡng mộ ta chứ.
Tống Hàn Oánh không giải thích.
Đêm đó nàng hát ru ta ngủ, hát một bài “ (Khuê oán - nỗi oán khuê phòng) không hợp với lứa tuổi của chúng ta chút nào, câu “” (Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, hối giáo phu tế mịch phong hầu - chợt thấy màu dương liễu đầu ngõ, hối hận dạy chồng đi tìm công danh) nàng hát nghe thật da diết ai oán.
Sáng sớm hôm sau, lúc chia tay, Tống Hàn Oánh nói với ta: “Châu Nhi phải luôn vui vẻ đó. Đừng quên ta.”
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Từ đó về sau, nàng ở Lạc Kinh, ta ở Giang Nam.