Năm thi cấp hai, tôi thi đỗ vào trường cấp hai ở thành phố, nhưng học phí không phải là con số nhỏ.
Chị kế học hành chẳng ra gì, chỉ đủ điểm vào một trường cấp ba làng nhàng, nhưng chị ta lại ghen tị với tôi.
[Mẹ à, học phí của con bé tốn kém lắm đó, hay là để tiền đó cho em trai đi mẹ.]
Nghe theo lời chị kế xúi bẩy, bà nội cũng định cho tôi học trường cấp hai gần nhà thôi, để dành tiền cho em trai.
Tôi không cam tâm, liền lân la đến bên bố, hỏi bố:
"Bố ơi, Thanh Thanh muốn lên thành phố học cấp ba, sau này nhất định con sẽ báo hiếu bố mà."
Bố nhìn thẳng vào mắt tôi, không nói gì.
Đêm đó, bố mẹ cãi nhau.
Vách đất mỏng manh không sao ngăn nổi giọng the thé của mẹ kế:
"Mỗi học kỳ mất cả trăm tệ đó, để dành cho Tiểu Chí chẳng phải tốt hơn sao? Nó mới là con trai nối dõi tông đường nhà này."
"Nhưng tôi thấy con bé Thanh Thanh có chí tiến thủ lắm."
"Có chí tiến thủ thì cũng là con gái thôi, sau này cũng đi lấy chồng, ông nghĩ cho kỹ chưa đấy."
Giọng bố nhỏ dần:
"Vậy mai tôi nói chuyện với con bé xem sao."
Ngày thứ ba, sau bữa sáng, tôi thấy bố đứng trước mặt mình.
"Thanh Thanh này, nhà mình không có nhiều tiền, học trường cấp hai nào mà chẳng được."
Tôi không biết mình đã bình tĩnh gật đầu đồng ý như thế nào nữa.
Sau khi bố đi, chị kế nhếch mép nhìn tôi đầy vẻ hả hê:
"Ôi chao, học bá của chúng ta sao lại không học trường trọng điểm vậy?"
Tôi chẳng buồn để ý đến chị ta, nắm chặt mảnh giấy mỏng đã cất giữ bấy lâu, chạy thẳng đến nhà bí thư thôn.
Lấy cớ gọi điện cho trường, tôi bấm số điện thoại của mẹ kế.
Nghe tiếng nói quen thuộc từ đầu dây bên kia, mắt tôi đỏ hoe.
"Con nghĩ kỹ rồi, con muốn đi theo mẹ."
5.
Hôm sau, cổng thôn xuất hiện một bóng hình quen thuộc.
Tôi dẫn mẹ kế thẳng đến tìm bố, bố cũng ngạc nhiên lắm.
"Cô đến đây làm gì?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/banh-duc-co-xuong/chuong-4.html.]
"Tôi quyết định nhận nuôi Thanh Thanh."
Bố không ngờ tới nước cờ này, giọng trầm hẳn xuống:
"Tại sao?"
"Con muốn học trường cấp hai trọng điểm, con muốn đi theo bà ấy."
Bà nội nghe tiếng cũng chạy ra, ôm cháu đích tôn vào lòng, giọng the thé chói tai:
"Con nhỏ này tao khổ cực nuôi lớn, gả đi cũng đáng giá cả đống sính lễ, sao có thể để cô tùy tiện nhận nuôi như thế được."
Mẹ kế nhìn bà nội nói năng đạo mạo mà tức đến buồn cười, vạch tay áo mỏng manh của tôi lên, những vết roi mây hằn sâu, đỏ tấy khiến người ta kinh hãi.
Khí thế của bà nội chẳng những không giảm mà còn tăng lên:
"Con gái con đứa không dạy dỗ thì làm sao mà về nhà chồng cho được."
Cuối cùng, vì áy náy, bố ngăn bà nội lại, đến nhà bí thư thôn làm thủ tục chuyển giao tôi cho mẹ kế.
Trên xe về thành phố, tôi thấy áy náy vô cùng, cứ líu ríu xin lỗi mẹ kế mãi.
Mẹ kế cười lắc đầu, như ảo thuật, lấy ra một vỉ kẹo bạc hà to đùng, bẻ một miếng lớn đưa cho tôi.
"Từ nay về sau chúng ta là người một nhà rồi, ngoan, gọi mẹ đi con."
"Mẹ."
Về đến thành phố, mẹ kế hết lời năn nỉ ỉ ôi, cuối cùng cũng xin được một suất ở ký túc xá của nhà máy cho tôi, rồi lại móc hết nửa số tiền tiết kiệm đưa tôi nhập học.
Nhìn thân hình gầy gò của tôi, đến cả quần áo cỡ nhỏ nhất mặc cũng rộng thùng thình, mẹ quyết định phải tẩm bổ cho tôi thật tốt.
Mỗi sáng một quả trứng gà, thỉnh thoảng mẹ còn dậy từ rất sớm ra chợ giành mua xương sườn về hầm canh cho tôi.
Chẳng có mấy miếng thịt, nhưng nước canh vẫn thơm nức mũi, đậm đà tình yêu thương lặng lẽ của mẹ.
Ai nấy đều bảo mẹ tôi ngốc, ai đời lại nuôi con gái người ta mà chăm chút đến thế.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Mẹ tôi chỉ cười hiền, làm việc càng hăng say hơn, tranh việc làm để kiếm thêm chút tiền, mua cho con gái kế thêm miếng thịt, thêm viên kẹo.
Tôi cũng học hành chăm chỉ hơn, nhưng buổi đầu nhập học, đối diện với phần lớn bạn bè đến từ thành phố, tôi vẫn cảm thấy mình kém cỏi.
Tôi chỉ xếp thứ hai mươi trong lớp, cả đường về tôi thấy trời đất như tối sầm lại.
Tôi không muốn về nhà, sợ phải nhìn thấy gương mặt thất vọng của mẹ.
Tôi ngơ ngẩn ngồi bên bờ đê, nhìn dòng nước sông cuồn cuộn, nhớ lại những lời xì xào bàn tán của các thầy cô trong văn phòng.
"Chất lượng học hành ở nông thôn đúng là không bằng thành phố, hạng nhất hạng nhì ở dưới quê lên đây cũng chỉ được mười mấy hai mươi."
"Đúng thế đấy, rồi người ta còn đi học thêm nữa, chênh lệch càng lớn."
"Con bé cũng chịu khó đấy, tiếc là dân quê."