2.
Mẹ kế là người phụ nữ từ nơi khác đến, rẻ mạt, lại không có nhà mẹ đẻ, một thân một mình đến đây làm thuê.
Bố tôi đưa cho bà ấy chút tiền, dẫn về ra mắt bà nội, lại vội vàng làm vài mâm cơm rượu, coi như là cưới xin.
Mẹ kế hình như cũng chẳng ưa gì tôi, giống mẹ ruột, cả ngày mặt mày cau có, cũng chẳng cho tôi động vào đồ đạc của bà ấy.
Nhưng bà ấy cũng không tệ như mẹ ruột, hễ cứ bực dọc là lôi tôi ra chửi mắng, đá đấm, hễ bắt được lỗi nhỏ nào của tôi là trút giận, mắng nhiếc không thôi.
Không lâu sau khi cưới, mẹ kế lại cùng bố đi làm thuê, bỏ lại tôi và bà nội trong căn nhà trống trải.
Gà nhà đẻ trứng tôi chẳng còn được ăn nữa, mỗi ngày đi học chỉ có cháo loãng rau cải.
Nhưng sáng nào bà nội cũng luộc một quả trứng gà, dĩ nhiên là không phải cho tôi, mà là cho thằng em họ bằng tuổi tôi.
Thằng em họ cầm quả trứng gà ấy, cũng chẳng vội ăn.
Đến trường, nó cứ nghênh nghênh nghênh nghênh trước mặt tôi, ăn xong còn chép chép miệng:
[Thanh Thanh, trứng gà nhà mày ngon thật.]
Em họ tôi học cùng lớp với tôi, nghịch ngợm lắm.
Không bắt tôi chép bài cho nó, thì cũng tự làm gãy bút chì, rồi lấy bút của tôi viết.
Tôi đuổi theo nó từ trường về đến nhà, nó cứ núp sau lưng bà nội.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
[Bà ơi, chị hai bắt nạt con.]
Mặt bà nội sa sầm lại, xoa đầu em họ:
[Thanh Thanh, không được bắt nạt em, lớn tướng rồi còn thế.]
Nhưng rõ ràng tôi cũng chỉ lớn hơn nó có hai tháng thôi mà.
Lời muốn phân trần nghẹn ứ trong cổ họng như gai.
Bà nội chẳng để ý đến tôi, thân mật kéo em họ vào bếp:
[Nào cháu ngoan, ăn thêm quả trứng nữa này, sau này phải học hành chăm chỉ, làm quan to nhé.]
Ăn cơm xong, tôi đến bên bà nội vừa tiễn em họ về:
[Bà ơi, bút chì của cháu bị em họ làm hỏng rồi, cháu muốn mua cái mới.]
Bà nội lập tức nhíu mày quát mắng tôi:
[Còn nhắc lại chuyện đó nữa hả, lại bắt đầu đòi hỏi đồ đạc rồi đấy, con gái học lắm chữ làm gì.]
Hôm sau, em họ cầm chiếc bút chì mới toe khoe khoang trước mặt tôi:
[Hôm qua tao vừa nói với bà nội là bà mua cho tao liền, đắt lắm đó, mua được cả chục cái bút chì rẻ tiền ấy.]
Tôi chẳng buồn để ý, lén lút lấy từ trong cặp ra “chiếc bút chì” mà tôi đã cẩn thận gọt giũa cả tối hôm qua.
Đó là chiếc chì kẻ mày tôi vụng trộm lấy được từ trong tủ của mẹ kế.
Tôi nắn nót viết từng nét chữ tên mình lên trang giấy, bên tai văng vẳng tiếng cười chế nhạo của em họ, lòng tôi không khỏi suy nghĩ:
[Tại sao em họ tôi học hành bét bảng ở trường, lại được mọi người kỳ vọng?]
[Tại sao con gái học giỏi nhất trường, lại chẳng được coi trọng?]
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/banh-duc-co-xuong/chuong-2.html.]
Tết đến, bố và mẹ kế cuối cùng cũng về.
Mẹ kế về chưa được nửa ngày cũng đã phát hiện ra cây chì kẻ mày của mình biến mất.
Bà ấy gọi tôi vào phòng: [Chì kẻ mày của mẹ đâu?]
Tôi cúi gằm mặt, chẳng dám nhìn bà ấy, tay bấu chặt vạt áo:
[Dạ... không có bút chì, con lấy dùng viết chữ ạ, con xin lỗi.]
Vừa dứt lời, tôi đã nhắm tịt mắt, người run rẩy lại, chờ đợi trận đòn roi.
Bà ấy thở dài, lục lọi trong đống đồ đạc mang về, lấy ra một thứ:
[Đừng dùng chì kẻ mày nữa, đây, bút chì này.]
Tôi đón lấy mấy cây bút chì, miệng khẽ há hốc, nghĩ đến lời bà nội dặn phải hiếu kính với mẹ kế:
[Con cảm ơn mẹ ạ.]
Cách xưng hô này nghe thật gượng gạo.
Mặt mẹ kế chẳng hề tươi tỉnh, trái lại còn nghiêm giọng trách mắng tôi:
[Ta không phải mẹ con, lo mà học hành cho tử tế, mở mang đầu óc ra, nghe rõ chưa.]
Tôi nghĩ ngợi một lát, rồi về phòng, mang ra một xấp giấy khen đỏ chói đưa cho bà ấy xem.
Vẻ lạnh lùng trên mặt bà ấy lúc này mới dịu đi đôi chút, bà ấy cất xấp giấy khen vào tận đáy hòm gỗ, lại mò mẫm lấy ra mấy viên kẹo đường.
[Cũng tàm tạm đó, ta không phải mẹ ruột của con, con chỉ có thể trông cậy vào chính mình thôi, nhớ chưa.]
Tôi ngơ ngác gật đầu, trong miệng tan ra vị ngọt lịm của đường.
3.
Hôm mùng một Tết, trên bàn ăn, bà nội bắt đầu giục mẹ kế sinh con trai.
[Cô đừng có như cái đồ vô phúc kia, chỉ đẻ ra được đứa con gái lỗ vốn.]
Mẹ kế ngước mắt lên nhìn bà nội, chẳng buồn đáp lời, cứ lẳng lặng ăn cơm trong bát.
Thấy mẹ kế chẳng để ý đến mình, bà nội liền chuyển sang mắng nhiếc người khác.
[Con trai à, con xem đó, con gái con đứa khiến mẹ già này ra đường chẳng dám ngẩng mặt lên nhìn ai.]
Vừa nói bà vừa đặt bát cơm xuống, chỉ thẳng vào mặt tôi mà chửi:
[Dù sao sau này cũng là đồ nhà người ta, nuôi báo cô có ích gì.]
Tôi nghe mà chẳng dám cãi lại, chỉ lẳng lặng khuấy bát cơm trong tay.
[Mẹ à, đang ăn cơm mà mẹ.]
Bố tôi ngừng ăn, định bụng bênh vực tôi một câu.
Mặt bà nội lập tức xị xuống dài thượt, giở giọng trách móc:
[Nếu sang năm giỗ tổ mà mày vẫn còn phải quỳ ở ngoài kia, thì đúng là đồ vô tích sự.]