Hai phút sau, ông lại quay lại trước mặt tôi:
"Ba để bia ở đâu rồi?"
"Không biết, ba tự tìm đi."
Bia trong tủ lạnh đã bị tôi khui ra hết, từng đầu mẩu thuốc cũng bị tôi nhúng vào chai bia. Chỗ bia đó, sớm đã không uống được nữa.
Chờ đến khi chân ba tôi lành hẳn, chỉ cần cúi xuống là có thể thấy ngay "tác phẩm" của tôi dưới gầm bếp.
"Hừ, nhóc con đáng ghét."
Ông biết rõ nhưng chẳng muốn đôi co với tôi, chỉ lặng lẽ chạy về phòng ngủ.
Ăn xong, tôi dọn dẹp bát đũa gọn gàng.
Lấy hộp màu giấu trong cặp sách ra, tôi rón rén mở cửa phòng ba.
Người đàn ông trên giường nằm dang rộng tay chân, ngáy ầm ĩ như sấm rền.
Điều chỉnh màu sắc xong, tôi bắt đầu kiệt tác của mình.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Lần đầu tiên, tôi vẽ không phải trên giấy, mà là trên da người.
Con rồng vàng vẽ bằng màu acrylic sống động vô cùng, khí thế hơn mấy cái hình dán ba nghìn đồng gấp bội.
Ba tôi thức dậy với một hình xăm "phiên bản giới hạn", ông ngơ ngác nhìn hồi lâu, trầm trồ:
"Chà chà, tay nghề con còn giỏi hơn thằng Lại Bát bên tiệm xăm nữa!"
"Ba yên tâm, màu này chống nước, chống mồ hôi, đến khi nó phai, con lại đổi kiểu khác cho ba."
"Được đấy, hóa ra ba nhặt được một họa sĩ về nhà, vụ mua bán này lời rồi!"
Dù là trong hẻm tối cũng có quy tắc riêng.
Cứ để hai tay trần xông ra đường hô đánh hô g.i.ế.c thì chẳng có chút uy nghiêm nào.
Vài ngày sau, đại ca của ba tôi đến.
Tôn lão đại đặt một xấp tiền trước mặt ba tôi, còn ra hiệu cho đàn em dẫn tôi ra ngoài mua kẹo.
Trước khi cửa đóng lại, tôi nhìn thấy ba nhận lấy điếu thuốc mà ông ta đưa.
Trên đời này, chẳng có gói kẹo QQ nào là miễn phí cả.
Nhiệm vụ lần trước còn chưa kết thúc, cái chân bị thương của ba tôi lại trở thành công cụ để Tôn lão đại dùng uy h.i.ế.p người khác.
Chuyện rùm beng đến mức cả đài truyền hình cũng kéo đến.
Ba tôi nằm trên cáng, rên rỉ cả buổi chiều, còn đám người xung quanh thì cãi nhau ầm ĩ.
Không phải lần đầu tiên ông làm diễn viên quần chúng, nhưng đây lại là lần nhận được thù lao cao nhất.
Ông lê cái chân khập khiễng, kéo tôi đến ngân hàng gần đó gửi tiền.
Nửa đường có người gọi ông đi đánh bài, ông chỉ vào tôi, từ chối ngay lập tức:
"Con gái bắt tôi dẫn nó ra ngoài chơi, bận lắm."
Máy lạnh trong ngân hàng mát rượi, thoải mái hơn cái quạt tróc vỏ ở nhà nhiều.
Tôi chọn một góc khuất ngồi xuống, ba tôi cũng chẳng giục tôi lấy số thứ tự.
"Bọn khốn đó mà biết ba con đang có tiền, chắc chắn sẽ kéo tới chia phần.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ba-va-con-gai/chuong-2.html.]
"Nằm mơ đi, tiền này còn phải để dành cho con gái ba đi học đại học nữa."
Từ nhỏ, ba tôi đã luôn bảo tôi phải học hành chăm chỉ. Ông còn bắt chước mấy người trên tivi, nói rằng kiến thức có thể thay đổi số phận.
"Ba, sao ngày xưa ba không chịu học đàng hoàng, thi vào đại học?"
Ánh mắt ba tôi thoáng chút mất hồn.
Nhưng ngay giây sau, ông lại trở về dáng vẻ ngày thường.
"Nhìn ba bây giờ oai chưa? Không cần đi làm từ sáng đến tối, cũng chẳng phải dãi nắng dầm mưa.”
"Con không hiểu đâu.”
"Và cũng không cần hiểu… chỉ cần lo học cho tốt, đừng bận tâm ba đi con đường nào."
Ba tôi, dù có ngang ngược đến đâu, cũng không giấu được nỗi bất lực trong lời nói.
Kết quả thi chuyển cấp có rồi, tôi đứng nhất toàn khu.
Cô giáo dẫn tôi vào phòng hiệu trưởng:
"Bạn Trình Liên, khu vực của chúng ta đã có phần thưởng cho top 10 học sinh xuất sắc. Các em có thể dẫn theo một phụ huynh tham gia chuyến du lịch 5 ngày ở Bắc Kinh.”
"Thứ Tư sẽ bay, ngày mai nhớ đưa phụ huynh đến để nhận thưởng nhé."
Bắc Kinh.
Cuối cùng tôi cũng có thể đưa ba đi xem Lễ Thượng Cờ rồi!
Về đến nhà, tôi lập tức báo tin vui này cho ba.
Ông lại lộ vẻ khó xử:
"Trước giờ ba còn chưa từng đi họp phụ huynh cho con nữa mà..."
Vì danh tiếng của tôi, ba luôn nhờ người khác đi họp thay.
Dù vẫn ở ngay trong thành phố, ông lúc nào cũng khăng khăng nói dối rằng mình đang đi làm xa.
Cô Hồ, giáo viên chủ nhiệm, đã gọi cho ông không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào ông cũng trả lời qua loa:
"Cô Hồ à, tôi làm lao động chân tay, xin nghỉ không dễ. Cháu nó ở trường, cô cứ tùy ý dạy bảo."
Chỉ bằng một lời nói dối như vậy, ông đã kéo dài suốt sáu năm.
Nhưng tình thương và sự quan tâm của ông dành cho tôi là thật.
Sáu năm qua, tôi đã ăn hơn sáu nghìn bữa cơm ba nấu.
Mười hai năm nuôi tôi khôn lớn, ba tôi cũng bước sang năm bản mệnh thứ ba của đời mình.
Đến lúc ông nhận thưởng rồi, lần này, ông không thể bỏ lỡ nữa.
Cuối cùng, tôi kiên quyết nói nếu ba không đi, tôi cũng không đi, ông mới chịu thỏa hiệp.
Hôm đăng ký, tôi dậy thật sớm.
Ngẩng cao đầu, sải bước đầy tự hào của người đứng nhất.
Ba tôi cũng lục tìm bộ quần áo nghiêm chỉnh nhất của ông, dậy từ tờ mờ sáng vào nhà vệ sinh chỉnh trang thật lâu.
"Wow, ba đẹp trai ghê!"
"Chứ còn gì nữa, con nghĩ ba là ba của ai hả?"