Thời gian trôi nhanh, chớp mắt đã vài năm.
Nhưng gia đình tôi chẳng khá hơn, ngược lại âm khí tích tụ càng nhiều.
Quan hệ giữa ba và em trai ngày càng xấu đi –
không còn là cha con, mà như kẻ thù.
Ba tôi đã bao lâu không về nhà?
Toàn lấy cớ công ty bận.
Nhưng tôi biết – ông chỉ không muốn về,
thà tăng ca ở công ty, còn hơn về đối mặt với thằng con tâm lý bất ổn.
Mối quan hệ cha con tan vỡ kéo theo vợ chồng cũng rạn nứt.
Mẹ tôi quá nuông chiều con trai.
Mỗi khi hai cha con cãi vã,
bà lại như gà mẹ xù lông bảo vệ gà con, mắng mỏ ba không thương tiếc.
Ba ngày cãi nhỏ, năm ngày cãi lớn.
Mỗi lần họ ầm ĩ, em trai lại ngồi xe lăn xem như xem kịch, cười toe toét,
như thể chuyện này chẳng liên quan gì đến nó.
Cuối cùng, ba tôi dọn đến sống luôn ở công ty.
Sau khi ba không còn về nhà nữa, em trai tôi bắt đầu dồn hết sức “giày vò” mẹ.
Thời gian mẹ viện cớ ra ngoài mua đồ ngày càng dài hơn.
Tôi biết rõ, bà chỉ đang lảng tránh một căn nhà đầy rẫy hỗn loạn và mệt mỏi.
Nhưng tôi lại để ý thấy nét mặt của em trai ngày càng u ám.
Một ngày hè, chỉ còn tôi và em ở nhà.
Tôi vừa xoa bóp chân cho em xong, mẹ đã gọi điện tới.
“Thẩm Oanh, mẹ quên mang chứng minh nhân dân rồi, con mang tới ngân hàng giúp mẹ.”
Tôi bật loa ngoài, đảm bảo em tôi nghe thấy.
Tôi cố tình hỏi:
“Để em một mình ở nhà được không ạ?”
Giọng mẹ ở đầu dây bên kia bực dọc:
“Chỉ một lúc thôi! Khóa cửa lại là được, nhanh lên!”
Trước khi ra cửa, tôi nhìn đồng hồ – còn 10 phút nữa là xảy ra động đất.
—-------
Ở kiếp trước, chính vào ngày này, một trận động đất lớn xảy ra ở thành phố này.
Tôi và em trai bị mắc kẹt trong nhà.
Khi đèn chùm trên trần rung lắc dữ dội, tôi gọi em trai đang ngủ, định bảo nó giúp tôi chạy trốn.
Không ngờ, khi nó tỉnh lại, đẩy tôi ra rồi chạy thẳng ra ngoài.
Nó vốn đã có thể chạy thoát, nhưng lại quay đầu lại.
Tôi tưởng rằng nó đã có chút lương tâm.
Nhưng nó chẳng nhìn tôi lấy một cái, chỉ chạy đến lấy điện thoại.
Khi đó tôi hoàn toàn c.h.ế.t lặng – trong mắt nó, tôi còn không bằng cái điện thoại.
Lẽ ra đã không nên gọi nó dậy, cùng lắm thì c.h.ế.t chung, dù sao mạng của nó cũng là tôi cứu.
Kiếp trước, chúng tôi bị vùi trong đống đổ nát.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ba-me-muon-toi-nghi-hoc-cham-soc-em-trai-bi-liet-toi-cuoi-doi/5.html.]
Là 3 hay 5 ngày, tôi cũng không nhớ nổi nữa.
Chỉ biết rằng – rất khát.
Khát đến mức không tiết nổi nước bọt, cổ họng khô rát.
Tôi nghĩ mình sẽ c.h.ế.t vì khát.
Không ngờ em tôi nói:
“Chị ơi… em thật sự không muốn chết… em còn trẻ, chị từng cứu em một lần rồi… giờ cứu em thêm lần nữa nhé…”
Tôi không hiểu ý nó.
Bản thân tôi còn đang tuyệt vọng, lấy đâu ra sức cứu nó?
Cho đến khi tôi thấy nó cầm một hòn đá, mạnh tay rạch vào bắp chân tôi.
Máu tuôn xối xả.
Nó cúi đầu sát vào vết thương, tiếng mút m.á.u vang lên, như sợ lãng phí một giọt nào.
Tôi như bị đóng băng, lặng lẽ nhìn cảnh nó giống như dã thú đang uống máu.
Một vết chưa đủ.
Lại vết thứ hai, thứ ba…
Dù không còn cảm giác đau, nhưng tôi biết – mất m.á.u quá nhiều sẽ chết.
Ý thức tôi dần mơ hồ, rồi lịm đi.
Khi tỉnh lại – tôi đã ở bệnh viện.
Bác sĩ hỏi về những vết thương trên chân tôi.
Ba mẹ chỉ qua loa rằng “chị em tình thâm”, không nói thêm gì.
“Cái chân vô dụng này của mày còn cứu được Tiểu Bảo một mạng, coi như cũng có chút giá trị.”
Ba mẹ tôi lảng tránh nhắc đến vết thương, như thể nó chưa từng tồn tại.
Chân tôi vốn không có cảm giác, nhưng vết thương ấy đau tận tim gan.
—------
Tôi mang chứng minh nhân dân đến cho mẹ.
Mẹ vừa nhận đã lèm bèm mắng tôi chậm chạp.
Dù bị Thẩm Hạo Vũ hành hạ đến điên đầu, nhưng ba mẹ vẫn luôn canh cánh trong lòng vì nó.
Mỗi tháng vẫn chuyển tiền vào tài khoản – để dành cưới vợ cho em.
Dù gì với tình trạng hiện giờ, muốn lấy vợ, ít ra cũng phải có tiền.
Không lâu sau – mặt đất rung chuyển dữ dội, nhà cửa lắc lư như sắp sập.
Người trên phố hét to:
“Động đất! Động đất! Mau chạy!”
Tôi và mẹ chạy đến một khu đất trống, nơi nhiều người cũng đang tụ tập tránh nạn.
Vừa kịp thở dốc, mẹ tôi như nhớ ra điều gì, nắm chặt vai tôi, hoảng loạn gào lên:
“Tiểu Bảo đâu?! Nó vẫn ở nhà phải không?!”
“Mẹ kêu con khóa cửa để đi – nên em con bị nhốt trong nhà.”
Tôi giả vờ hoảng sợ, nhưng trong lòng lại mừng rơn.
Giờ mới nhớ ra sao?
Biết đâu bây giờ em đã bị đè bẹp dí rồi.