Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Anh Cả Khó Làm - Phần 1

Cập nhật lúc: 2024-12-20 05:49:58
Lượt xem: 2,148

01

 

Chú và thím đang cãi nhau.

 

“Choang!” Một tiếng, thím ném thùng sắt xuống đất.

 

“Liễu Tiểu Khánh, ngày xưa tôi lấy anh, chẳng ai nói với tôi là còn phải nuôi cháu gái anh!

 

“Nhà hai người đi làm, sáu miệng ăn, còn nuôi nổi ai nữa!

 

“Nếu anh giữ nó lại, tôi sẽ về nhà mẹ đẻ!”

 

Ông nội tức đến mức giậm chân.

 

“Đại Khánh, con định ép cả nhà em trai con tan vỡ sao?”

 

Bà nội thì dùng khăn tay lau nước mắt.

 

“Đại Khánh, đừng trách em trai con.

 

“Chúng ta biết con khó khăn, nhưng em trai con cũng chẳng dễ dàng gì.

 

“Nhà chỉ có hai phòng, chúng ta ở một phòng, em trai con một phòng bốn người, còn đâu chỗ nữa?”

 

Bố tôi mặt tái nhợt.

 

Dù vậy, ông vẫn cương quyết kéo tôi quỳ xuống trước mặt ông bà nội.

 

“Thanh Thanh, con mau dập đầu xin ông bà nội cho ở lại.

 

“Bố, mẹ, học phí của Thanh Thanh và cả phần ăn của con bé, con với mẹ nó sẽ lo. Chỉ xin cho nó ngủ dưới đất trong bếp thôi.”

 

Ông bà nội nhìn bố không nghe lời, thất vọng đóng cửa sân lại.

 

Trời dần tối.

 

Từng đợt mùi thơm của cơm canh bay đến. 

 

Rõ ràng trong nhà là ông nội, bà nội, và chú ruột của tôi, nhưng không ai quan tâm tôi và bố có đói không, lạnh không.

 

Cuối cùng, vẫn là hàng xóm đối diện dúi cho hai cha con tôi hai quả trứng gà.

 

Tôi nghe bố gọi người đó là thím Vương.

 

Thím Vương áy náy nói: 

 

“Đại Khánh, năm đó chú Vương nhà thím không có ở nhà, con đã giúp nhà thím kéo than từ trạm về. Đừng chê nhé, nhà thím lương thực cũng không dư dả gì.”

 

Bố cảm kích cảm ơn, rồi nhét cả hai quả trứng gà vào tay tôi.

 

Đứng cùng bố bên ngoài suốt nửa ngày, tay tôi đã lạnh cứng. 

 

Ông bà nội thậm chí không cho nổi một bát nước nóng. 

 

Sự ấm áp duy nhất, vẫn là hàng xóm mang đến.

 

Tôi nhét một quả cho bố: 

 

“Bố, bố cũng ăn đi.”

 

Bố xoa đầu tôi: 

 

“Bố không đói, Thanh Thanh, con ăn đi.”

 

Làm sao có thể không đói được chứ? 

 

Chúng tôi xuống tàu đã hơn mười tiếng, một giọt nước cũng chưa uống. 

 

Tôi biết bố muốn nhường cho tôi ăn.

 

Tôi trực tiếp bóc quả trứng rồi đút vào miệng bố. 

 

Trứng rất ngon. 

 

Tôi nhai từng miếng nhỏ, nhưng cũng nhanh chóng ăn hết.

 

Qua bức tường sân, tôi nghe tiếng dọn bát đũa vọng ra. 

 

Mũi tôi cay xè: 

 

“Bố, mình về thôi.”

 

Bố không đồng ý. 

 

“Thanh Thanh, bố và mẹ chịu khổ không sao, nhưng không thể để con cả đời kẹt lại Bắc Đại Hoang.”

 

Tôi cúi đầu, giọng nghẹn ngào: 

 

“Bố, con biết bố muốn tốt cho con. 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/anh-ca-kho-lam/phan-1.html.]

 

“Thành phố có nền giáo dục tốt hơn, thi đại học cũng có hy vọng hơn. 

 

“Nhưng bố cũng thấy rồi đó, chú và ông bà nội không chào đón con. 

 

“Dù con có cố gắng ở lại, cũng không thể yên tâm mà học hành.”

 

Bố nhìn cánh cổng sân đóng chặt, im lặng hồi lâu. 

 

“Được rồi, chúng ta về nhà.” 

 

02

 

Nghe tin chúng tôi muốn về nhà, cuối cùng cánh cổng sân đóng chặt cũng mở ra. 

 

Ông bà nội bước ra, bà nội dúi vào tay bố mười đồng: 

 

“Đại Khánh, đừng trách bố mẹ, chúng ta cũng bất đắc dĩ thôi.” 

 

Bố cười khổ: 

 

“Con hiểu sự bất đắc dĩ của bố mẹ, cũng hiểu em trai sức khỏe yếu không thể xuống nông thôn chịu khổ. Nhưng các người đã trả lại cho con điều gì?” 

 

Có lẽ nghĩ đến những năm tháng khổ sở đã trải qua, người đàn ông cao lớn như bố lại ngồi xổm xuống, ôm mặt, lặng lẽ khóc. 

 

Bố là một người đàn ông mạnh mẽ, là con trưởng trong nhà, dù ấm ức đến đâu cũng nuốt vào trong lòng. 

 

Còn tôi, một đứa trẻ, không cần phải giữ kẽ như vậy. 

 

Tôi bật khóc lớn, tiếng khóc của tôi thu hút sự chú ý của hàng xóm gần xa. 

 

“Ông bà nội, ông bà có phải quên rồi không? Công việc của chú vốn là do bố con vất vả thi đỗ. 

 

“Bố con đáng lẽ không phải xuống nông thôn, là ông bà ép bố nhường công việc đó cho chú. 

 

“Ông bà từng hứa, mỗi tháng chú sẽ gửi một nửa lương và lương thực về cho bố mẹ con. 

 

“Ông bà còn hứa khi bố trở về, chú sẽ trả lại công việc cho bố. 

 

“Nhưng sự thật thì sao? Chú ngoài việc viết thư kể khổ, kêu than, còn khóc lóc, thì không gửi được một xu, một hạt lương thực nào cả.” 

 

“Chú ấy khổ cực, mệt mỏi hơn chúng con sao? Bố con phải dậy từ khi trời chưa sáng để gánh phân, gánh tro, cày đất, làm cỏ, gặt hái. Lúc đầu không có nhà, phải ngủ dưới rãnh đất, ăn cám gạo. Suốt ngày không bao giờ no, bệnh tật cũng chỉ biết gồng mình chịu đựng.” 

 

Hàng xóm bắt đầu bàn tán xôn xao. 

 

“Tiểu Khánh làm vậy không đúng rồi.” 

 

“Ông bà Liễu thật quá thiên vị.” 

 

“Đại Khánh thật thà, nên họ cứ bắt nạt anh ấy.” 

 

Đối mặt với những lời chỉ trích từ hàng xóm láng giềng, ông nội giận dữ quát lên: 

 

“Liễu Thanh, có phải bố con dạy con nói vậy không? 

 

“Liễu Đại Khánh, đồ bất hiếu! Tôi nói thẳng ở đây, từ giờ chúng tôi cũng không cần trông cậy vào anh nữa. Chúng tôi có Tiểu Khánh lo cho tuổi già!” 

 

Bà nội tiếp lời: 

 

“Lòng bàn tay hay mu bàn tay cũng đều là thịt cả, bố mẹ cũng không muốn như vậy. Để mẹ lấy mấy cái bánh cao lương cho hai cha con con ăn trên đường.” 

 

Bố cười khổ: 

 

“Mẹ, chúng con không phải ăn mày, không đến đây để xin ăn.” 

 

Bố nắm tay tôi: 

 

“Thanh Thanh, đi thôi.” 

 

Lúc này, cô tôi nghe tin vội vã chạy đến: 

 

“Thanh Thanh về nhà cô ở đi, cô sẽ lo cho con học hành. Năm đó, nếu không có bố con, ông bà cũng không cho cô học trung cấp.” 

 

Bố hỏi cô: 

 

“Đông Sinh đồng ý rồi chứ?” 

 

Đông Sinh là dượng của tôi. 

 

~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~

Cô cười gượng gạo: 

 

“Em sẽ thuyết phục anh ấy.” 

 

Rõ ràng, dượng tôi chưa đồng ý. 

 

Bố tỏ vẻ do dự. 

 

Cô nói: 

 

“Anh Hai, anh không muốn Thanh Thanh được ở lại thành phố sao?” 

Loading...