Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

A KIỀU - Chương 15

Cập nhật lúc: 2024-08-16 19:39:03
Lượt xem: 1,287

Phiên ngoại: A Hổ

 

Hôm đó ở sau núi, ban đầu ta định ăn no rồi c.h.ế.t quách đi cho xong.

 

Nhưng nương lại vỗ vai ta từ phía sau.

 

Ta cảnh giác nhìn bà, nghĩ rằng bà lại định đổ cho ta cái tội gì nữa đây.

 

Trước giờ vẫn vậy, con cái nhà ai nghịch ngợm ngã sấp mặt, hoặc không trông chừng được gà vịt nhà mình, sợ bị người lớn mắng, lại nói là ta làm, ta trộm.

 

Triệu Nhị Đản đánh mất con vịt, đành vu oan cho ta.

 

Nó nấp trong lòng cha nương, không dám nhìn ta, vừa khóc vừa chột dạ.

 

Xì!

 

Sao lại phải nói dối chứ, cha nương ngươi chỉ đánh ngươi thôi mà, đâu có bỏ rơi ngươi.

 

Ta ngẩng cao đầu nói:

 

“Chuyện A Hổ không làm thì A Hổ sẽ không nhận.”

 

Cha nương Nhị Đản nghe vậy thì cầm cây gậy hù doạ ta, hoặc thả chó trong nhà ra rượt ta:

 

“Đứa con hoang không có nương dạy dỗ!”

 

“Con chó ghẻ không có cha quản!”

 

Bị chó đuổi, ta vừa chạy vừa lăn, ngã sõng soài xuống cái mương hôi thối.

 

Tối hôm đó, ta lê lết đến sân nhà Nhị Đản, định phá cái giàn dưa nhà nó.

 

Vừa lúc đó ta nghe thấy Nhị Đản hít mũi nhận lỗi.

 

Bị cha đánh một trận, Nhị Đản mới chịu nhận là vừa nãy đã nói dối, không phải do ta lấy trộm con vịt của nó.

 

Cha nương nó sợ người ta nói Nhị Đản là đứa trẻ nói dối nên mới không vạch trần nó ngay trước mặt mọi người.

 

Họ thà đổ lỗi cho ta, mắng ta một trận trước.

 

Ta đứng đó nghe rất lâu.

 

Nghe cha Nhị Đản dạy nó không được nói dối.

 

Nghe nương Nhị Đản xót xa bảo sẽ lấy trứng gà lăn đôi mắt sưng húp của nó.

 

Ta đợi đến khi nhà họ tắt hết đèn.

 

Mà cũng chẳng nghe ai nói là sẽ đến xin lỗi A Hổ cả.

 

Ta ngồi thu lu dưới chân tường, ôm đầu gối suy nghĩ rất lâu, rồi bỗng nhiên hiểu ra.

 

Lời nói thật hay nói dối đều chẳng quan trọng, quan trọng là người lớn muốn tin ai.

 

Nhưng A Hổ không có cha nương, nên chẳng ai tin A Hổ cả.

 

Ta đợi cả một ngày, chẳng đợi được một lời xin lỗi.

 

Nhị Đản cười toe toét chế giễu dáng vẻ thảm hại của ta khi bị chó đuổi vào ngày hôm qua.

 

Ngày thứ ba, ta mở chuồng gà nhà nó ra, rồi đẩy đổ giàn dưa.

 

Con chồn cắn c.h.ế.t gà nhà nó, còn những mầm dưa mới nhú thì bị ta giẫm nát.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/a-kieu/chuong-15.html.]

Nhà Nhị Đản vừa thức dậy đã đứng ở sân vừa khóc vừa chửi.

 

Ta thấy khoái chí trong lòng, chạy một mạch lên tận sau núi.

 

A Hổ chạy rất nhanh, gió núi thổi phồng cả áo lên.

 

Làn gió nhẹ nhàng như vòng tay của nương ngày xưa, ôm trọn lấy ta.

 

Đúng!

 

A Hổ chạy, không phải vì sợ bị đánh, mà vì A Hổ muốn được tận hưởng cơn gió.

 

Cũng giống như khi A Hổ làm điều xấu, không phải vì muốn một lời xin lỗi.

 

Vì A Hổ chính là con ch.ó ghẻ, con ch.ó ghẻ cắn người không cần lý do.

 

Đúng!

 

Từ nay A Hổ sẽ làm con ch.ó ghẻ!

 

Con chó ghẻ hôi hám, xấu xa, ai cũng sợ!

 

Vậy là cha của Nhị Đản đánh ta, Hứa Thường thì tìm người đánh ta.

 

Ta cười hi hi lăn lộn trong bùn.

 

“Hi hi, không đau, không đau chút nào.”

 

Bọn họ hoàn toàn không làm gì được A Hổ nữa.

 

Trong lòng ta không nhịn được mà khen mình:

 

A Hổ thật là thông minh!

 

Ngày quyết định chết, cũng là ngày sinh thần mười tuổi của A Hổ.

 

Nhưng ta nghĩ đi nghĩ lại, phải ăn no bụng rồi mới c.h.ế.t được.

 

Ta trộm con gà đến sau núi nướng ăn.

 

A Kiều nương tử đứng sau lưng ta, bước chân bà nhẹ như gió núi.

 

Ta không hề nhận ra, bà nhẹ nhàng vỗ vai ta:

 

“Gà hoa lau nướng thế này không ngon đâu.”

 

Dường như so với việc trộm gà, thì việc nấu không ngon mới là điều quan trọng nhất.

 

Ta nghi ngờ nhìn a nương đang đứng trước bếp lò.

 

Bà nhanh nhẹn vén tay áo lên, nhóm lửa bắc nồi.

 

Rõ ràng chỉ cho thêm gừng, muối và rượu Thiệ

u Hưng, mà sao nước canh lại thơm hơn tất cả ngôi nhà trong thôn.

 

Mỡ gà vàng óng, nhìn mà muốn rớt cả mắt vào nồi.

 

Hai cái đùi gà đều ở trong bát ta.

 

Có độc ta cũng chịu.

 

Uống hết ba bát canh gà rồi mà ta vẫn không hiểu bà muốn làm gì.

 

“Sau này đói bụng thì đừng trộm cắp nữa, có thể qua đây ăn cơm.”

Loading...