TIỂU CÔNG CHÚA TRẠM PHẾ PHẨM - CHƯƠNG 2
Cập nhật lúc: 2025-02-08 09:05:58
Lượt xem: 3,768
Bà nội của ông, tức bà cố của tôi, Chu Lư thị, là một bà cụ chân nhỏ rất nghiêm khắc, hơn tám mươi tuổi rồi mà vẫn còn dùng gậy đánh cho cháu trai chạy khắp sân.
Bà thức dậy lúc tờ mờ sáng để nấu cháo, giúp Lão Chu cho tôi ăn.
Bà cố mất khi tôi đã biết đi.
Lão Chu tìm ra cái đòn gánh năm xưa, thu dọn ít đồ đạc, đóng cửa lại, dẫn tôi trở về Trấn Giang.
Trở lại Trấn Giang, tiếp tục công việc cũ. Lão Chu đi khắp các con phố thu mua phế liệu, tôi thì nắm vạt áo đi theo.
Có lẽ vì đời sống nhân dân được nâng cao, tạo ra nhiều phế liệu hơn, lần này cả hai chúng tôi đều sống sót ở Trấn Giang.
Không chỉ sống sót mà còn sống khá tốt.
Từ đòn gánh đổi thành xe đẩy, từ xe đẩy đổi thành xe ba gác, xe ba gác đổi thành xe tải nhỏ, chúng tôi có trạm thu mua phế liệu của riêng mình, sống một cuộc sống khá giả mà hằng mong ước.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
5.
Sau khi Lão Chu trở về từ "cõi âm", ông nhất quyết không thừa nhận những lời mình đã nói.
Bị hỏi dồn dập, ông liền sờ trán tôi: "Ngoan nào, con bị sốt à?"
"Không sốt? Vậy sao cứ nói nhảm?"
Tôi đột nhiên không muốn hỏi nữa.
Nếu câu chuyện là thật, vậy thì tôi chỉ là một trong vô số những đứa trẻ bị bỏ rơi.
Bất kể quá trình bị bỏ rơi có ly kỳ đến đâu, đằng sau có nguyên nhân gì, thì đứa trẻ bị bỏ rơi vẫn là đứa trẻ bị bỏ rơi.
Tôi không có hứng thú tìm hiểu gốc gác của mình, quyết định hướng về phía trước.
Tôi nói với Lão Chu: "Ngày kia con sẽ đi, lên Bắc Kinh."
Lão Chu lộ vẻ căng thẳng, như thể sợ tôi thật sự giận.
Ông luôn là người đàn ông cứng rắn nhưng lại dịu dàng như vậy, sợ tôi không vui.
Tôi thấy mũi cay cay, vội vàng giải thích: "Sắp khai giảng rồi, lên Bắc Kinh học đại học mà."
"Ồ!" Ông vỗ trán, "Bố đi cùng con!"
"Đi cùng con? Vậy trạm thu mua phế liệu của nhà mình thì sao?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ajax/get-chapter.]
"Ha, bố đã chuẩn bị từ lâu rồi, có một trạm thu mua phế liệu ở Xương Bình, Bắc Kinh đang sang nhượng, bố đã mua lại rồi."
"Bây giờ chúng ta đi thu dọn đồ đạc thôi, công chúa nhỏ của trạm thu mua phế liệu của bố."
"Công chúa nhỏ của trạm thu mua phế liệu, cái tên này thật sự nghe không hay chút nào!"
Sự phản đối của tôi hoàn toàn vô ích, trong lòng Lão Chu, cái danh xưng này cũng vinh quang như công chúa Samsung vậy.
6.
Mua vé muộn nên cuối cùng phải ngồi tàu cứng một đêm lên Bắc Kinh.
Trong toa tàu có rất nhiều hành khách đều là lên Bắc Kinh làm thuê, vai mang những chiếc túi vải bố giống nhau.
Người đàn ông đối diện tò mò hỏi Lão Chu: "Đây là con gái của anh à?"
Cuối cùng cũng có người hỏi, Lão Chu cười toe toét, tuôn ra một tràng: "Phải rồi, con gái tôi thi được ba trăm điểm toàn tỉnh, bây giờ chúng tôi đang lên Bắc Kinh học đại học!"
Bảo là khiêm tốn cơ mà... Bố tôi quên hết rồi.
Ông muốn kể từ khi tôi ba tuổi biết đọc thơ Đường, kể ra tất cả những dấu hiệu cho thấy tôi có năng khiếu.
Chẳng mấy chốc, nửa toa tàu đều biết con gái ông thi đậu vào một trường đại học nổi tiếng ở Bắc Kinh.
Một người đàn ông lấy ví ra, dúi vào tay tôi hai tờ tiền mệnh giá một trăm tệ để động viên, nói là hiền tài xuất thân nghèo khó, thật đáng quý.
Nửa đêm về sáng, mọi người đều mệt mỏi, Lão Chu cuộn tròn trên chiếc ghế chật hẹp, ngủ thiếp đi mà trên mặt vẫn còn nụ cười.
Tôi âm thầm quyết tâm: Bất kể ai sinh ra tôi, kiếp này chỉ có Lão Chu mới là bố của tôi mà thôi.
7.
Sáng sớm ra khỏi ga tàu Bắc Kinh, thấy có xe buýt của trường đến đón.
Hai bố con chúng tôi chia tay nhau ở đây, tôi đến trường, ông đến tiếp quản trạm thu mua phế liệu ở Xương Bình.
Trước khi đi, Lão Chu đưa cho tôi chiếc thẻ ngân hàng còn hơi ấm, dặn dò: "Nhớ kỹ, mật khẩu là '201518', '2015 nhất định phát'."
Bố tôi đúng là một con người ham tiền!
Lão Chu ham tiền nhìn tôi cất thẻ ngân hàng vào sâu trong cặp sách mới yên tâm vác túi vải bố lên vai, sải bước đi xa.
Tôi ngủ gật trên xe, tỉnh dậy thì thấy xe đã vào khuôn viên trường. Làm thủ tục xong ở quảng trường, vào ký túc xá, thấy là phòng sáu người, giường tầng, rất rộng rãi.